Chính sách tiền tệ: Linh hoạt theo diễn biến nền kinh tế
Dịch COVID-19 kéo dài và ngày càng diễn biến phức tạp trên thế giới và trong nước khiến cho triển vọng phục hồi kinh tế còn nhiều bất trắc. Giá hàng hóa cơ bản được dự báo giữ ở mức cao, rủi ro về lạm phát, bất ổn tài chính có xu hướng tăng cao, các ngân hàng trung ương trên thế giới có xu hướng thu hồi các biện pháp nới lỏng sớm hơn dự kiến.
Trong bối cảnh đó, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gặp nhiều khó khăn, vừa hỗ trợ đà phục hồi kinh tế, vừa kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Tăng trưởng kinh tế trong nước trong 7 tháng qua được các chuyên gia kinh tế đánh giá là đang trên đà phục hồi, nhưng việc đạt được mục tiêu 6,5% mà Quốc hội đề ra là rất khó khăn. Để đạt mục tiêu này thì tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm phải đạt 7,1% - điều không dễ dàng khi làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 vẫn đang diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn điều hành chính sách tiền tệ ổn định theo định hướng chủ đạo hỗ trợ đà phục hồi kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ “vừa chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế”.Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ động duy trì ổn định mặt bằng lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, tạo điều kiện giảm chi phí vay vốn cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua đã góp phần hỗ trợ kinh tế trong nước phục hồi, tăng trưởng GDP 6 tháng năm 2021 đạt 5,64%, lạm phát được kiểm soát mức bình quân 7 tháng tăng 1,64% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.Thị trường tiền tệ và ngoại hối duy trì ổn định, thanh khoản của các tổ chức tín dụng đảm bảo, tín dụng tăng ngay từ đầu năm và cao hơn cùng kỳ năm trước, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm.
Theo các chuyên gia kinh tế, chính sách tiền tệ của Việt Nam vẫn được điều hành khá thận trọng, các yếu tố về lạm phát, thanh khoản, lợi tức trái phiếu vẫn đang khá thuận lợi để Ngân hàng Nhà nước thực hiện mục tiêu ổn định lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế. Bà Victoria Kwakwa - Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đánh giá cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, triển khai quyết liệt các giải pháp, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khắc phục khó khăn do dịch bệnh.Từ đó, góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội.
Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, duy trì thanh khoản hệ thống;Đồng bộ các giải pháp tiền tệ, tín dụng, thanh khoản góp phần ổn định thị trường và phục hồi tăng trưởng trước các tác động khó lường của dịch COVID-19. Những tháng đầu năm tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 3,64% so với cuối năm 2020.
Đặc biệt, lãi suất cơ bản được điều hành linh hoạt trên nền tảng 3 lần giảm lãi suất trong năm 2020 và lãi suất trong 7 tháng qua tiếp tục duy trì ở mức thấp. Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp.Giữa tháng 7 vừa qua, 16 ngân hàng đã đồng loạt giảm lãi suất cho vay theo lời kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ứng phó với đại dịch COVID-19.
Theo ông Phạm Thanh Hà nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát, căn cứ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát do Quốc hội và Chính phủ đặt ra, Ngân hàng Nhà nước xây dựng chỉ tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng toàn ngành khoảng 12%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận đề nghị nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng. Chẳng hạn Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) được nâng room tín dụng từ 10,5% lên 15%;Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được nâng từ 8,5% lên 12,1%... Điều này được nhận định sẽ hỗ trợ tích cực cho nền kinh tế hồi phục để đạt được mục tiêu kép mà Chính phủ đề ra.
Tuy nhiên, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú phải thừa nhận việc điều hành chính sách tiền tệ vừa qua còn nhiều khó khăn vướng mắc do tác động của dịch COVID-19. Một trong những khó khăn đó là, các tổ chức tín dụng đang phải đối mặt với áp lực nợ xấu tăng cao trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngưng trệ khi dịch bệnh tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, người dân là khách hàng của ngân hàng. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết hiện tổng dư nợ tín dụng được cơ cấu lại theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và Thông tư 03/2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 là 347.000 tỷ đồng. Nhưng con số này có khả năng sẽ còn gia tăng trong thời gian tới. TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cũng cho rằng nợ xấu đang gia tăng trong thời gian tới, có thể lên đến 2,5% cuối năm 2021 và đây sẽ là nguy cơ, rủi ro đối với hoạt động ngân hàng. Trong những tháng cuối năm, Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đưa ra dự đoán Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ hỗ trợ để tiếp sức cho nền kinh tế trong bối cảnh phức tạp của đợt bùng phát COVID-19 mới nhất.Tuy nhiên, tốc độ tăng cung tiền chậm lại cho thấy Ngân hàng Nhà nước chưa sử dụng đến biện pháp bơm thanh khoản trên diện rộng và vẫn tập trung vào mục tiêu mở rộng tín dụng có chọn lọc.
Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định sẽ tiếp tục điều hành các công cụ chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chú trọng các giải pháp tiếp tục theo dõi sát mặt bằng lãi suất thị trường để điều hành phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ. Cùng đó tiếp tục triển khai các giải pháp tạo điều kiện cho hệ thống tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, góp phần phục hồi tăng trưởng bền vững… Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, những yếu tố điều hành các công cụ chính sách tiền tệ là mấu chốt để Việt Nam tiếp tục thu hút được dòng vốn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động khó lường./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
PBoC sẽ duy trì chính sách tiền tệ ổn định
15:50' - 10/08/2021
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) vừa cho biết sẽ duy trì sự ổn định của chính sách tiền tệ và nâng cao hiệu quả của chính sách trong tương lai nhằm hỗ trợ mạnh mẽ cho nền kinh tế thực.
-
Ngân hàng
Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Chưa giảm lãi suất điều hành thời điểm này
14:12' - 10/08/2021
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, việc giảm lãi suất điều hành chưa phải là giải pháp thích hợp và phát huy tác dụng trong thời điểm hiện nay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các quan chức Fed: Thời điểm nâng lãi suất sắp đến
10:27' - 10/08/2021
Chủ tịch các chi nhánh Atlanta và Richmond của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)nhận định lạm phát đã ở mức thỏa mãn một trong hai điều kiện để Fed nâng lãi suất.
-
Ngân hàng
Dịch COVID-19: SeABank giảm lãi suất tối đa 1%/năm cho khách hàng hiện hữu
15:36' - 04/08/2021
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sẽ giảm lãi suất cho vay tối đa 1%/năm so với lãi suất đang áp dụng đối với khoản vay cũ còn dư nợ của khách hàng hiện hữu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nga tăng lãi suất mức lớn nhất kể từ khủng hoảng tiền tệ năm 2014
07:43' - 24/07/2021
Ngân hàng trung ương Nga cho biết tỷ lệ lạm phát đang tăng cao hơn mức dự báo của ngân hàng này đồng thời nhấn mạnh quyết định tăng lãi suất cơ bản nhằm đưa lạm phát trở lại 4%.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
13:39' - 06/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
-
Tài chính & Ngân hàng
BRICS lần đầu thông qua đề xuất chung về cải cách IMF
12:57' - 06/07/2025
Đây là lần đầu tiên nhóm BRICS - hiện đã mở rộng từ 5 lên 11 quốc gia thành viên - đạt đồng thuận về lập trường thống nhất chung trong vấn đề cải cách IMF.
-
Tài chính & Ngân hàng
ABBANK khuyến cáo 2 cách định danh sinh trắc học cho doanh nghiệp
10:02' - 05/07/2025
ABBANK cho biết định danh sinh trắc học là bước bắt buộc không chỉ nhằm tuân thủ pháp luật, mà còn giúp tăng cường an toàn trong mọi giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư toàn cầu “quay xe” với đồng yen giữa loạt bất ổn kinh tế
06:00' - 04/07/2025
Chính sách tiền tệ hiện là rào cản lớn nhất đối với đồng yen, sau khi BoJ ra tín hiệu không vội tăng lãi suất thêm trong năm nay, sau lần tăng hồi tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín dụng tăng tốc, tiếp sức cho phục hồi kinh tế
17:40' - 03/07/2025
Điểm đáng chú ý là tín dụng không còn “chờ” đến quý cuối cùng mới tăng tốc như thông lệ mà đã bứt phá ngay từ quý đầu năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Các ngân hàng lớn đồng loạt "thưởng đậm" cho cổ đông
08:10' - 03/07/2025
Nhiều ngân hàng lớn của Mỹ đã công bố kế hoạch tăng cổ tức trong quý III, sau khi vượt qua cuộc kiểm tra sức khỏe thường niên của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần trước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chủ tịch Fed để ngỏ khả năng hạ lãi suất
11:59' - 02/07/2025
Tại một diễn đàn ngân hàng trung ương ở Sintra (Bồ Đào Nha), khi được hỏi liệu Fed có cắt giảm lãi suất ở thời điểm hiện tại hay không, ông Powell nhấn mạnh: “Tôi nghĩ điều đó là đúng”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vị thế thống trị của đồng USD chưa bị lung lay
11:26' - 02/07/2025
Các thống đốc ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã cùng chung nhận định rằng vị thế thống trị của đồng USD như đồng tiền dự trữ toàn cầu sẽ chưa đối mặt với bất kỳ thách thức lớn nào.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các nước Trung Đông tìm kiếm nguồn vốn vay tại châu Á-Thái Bình Dương
08:00' - 02/07/2025
Chỉ trong vài tuần gần đây, các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ Trung Đông đã thực hiện các khoản vay trị giá hơn 2 tỷ USD nhằm tiếp cận thanh khoản từ những ngân hàng châu Á.