Chủ động phòng ngừa dịch cúm gia cầm
Trước diễn biến phức tạp của các loại dịch bệnh trên vật nuôi, nhất là cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6 xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, tại Quảng Bình dù chưa ghi nhận trường hợp phát sinh ổ dịch nhưng chính quyền, cơ quan chuyên môn và người chăn nuôi trên địa bàn chủ động, tập trung và tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, tổng đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh hiện có gần 3.819.000 con; trong đó, gà gần 3.145.400 con, vịt hơn 453.700 con....Hiện nay, tại địa phương, điều kiện thời tiết giao mùa phức tạp kết hợp nhu cầu tái đàn, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia cầm đầu năm tăng trong khi tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm đạt rất thấp và công tác tiêm phòng đợt I/2020 vẫn chưa được triển khai. Đây là những điều kiện dễ dẫn đến nguy cơ bệnh xâm nhiễm, phát sinh và lây lan dịch bệnh trên đàn gia cầm trong thời gian tới.
Ông Mai Văn Minh, Phó Giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết, để chủ động phòng, chống nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo gửi đến các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương; tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc trên địa bàn quản lý.Đơn vị cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh; tăng cường kiểm tra, giám sát tại các chốt kiểm dịch động vật nhằm pháp hiện và xử lý kịp thời khi có mầm bệnh, ổ dịch xảy ra.
Tại huyện Lệ Thủy, một trong những địa phương có nhiều gia trại, trang trại chăn nuôi của tỉnh Quảng Bình với gần 70 trang trại chăn nuôi gia cầm, trang trại tổng hợp, trang trại chăn nuôi lợn và các loại khác cùng hàng trăm gia trại chăn nuôi theo hộ gia đình. Với số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi lớn, công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6 luôn được địa phương chú trọng thực hiện. Bà Ngô Thị Thạch, xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho hay, trang trại của gia đình bà hiện nuôi gần 1.000 con gà. Qua thông tin thời sự, đài báo cập nhật tình hình dịch cúm gia cầm, những ngày qua gia đình đã tích cực thực hiện rắc vôi bột khử khuẩn chuồng trại; gà con mới nhập nuôi được sưởi ấm bằng đèn để có nhiệt độ đảm bảo. Gia đình bà cũng thường xuyên theo dõi, giám sát đàn gà, chú trọng đến khẩu phần, thành phần dinh dưỡng thức ăn cho gà nhằm tăng sức đề kháng của đàn gia cầm trước dịch bệnh. Gia trại của gia đình anh Cao Minh Thi, xã Trung Hóa, huyện miền núi Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình nuôi trên 5.000 con gà. Với quy mô chăn nuôi lớn nên việc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi luôn được gia đình anh Thi quan tâm thực hiện.Không chỉ khử trùng bằng vôi bột, phun hóa chất đối với chuồng trại, anh Thi thực hiện nghiêm túc việc không thả rong gia cầm để tránh mầm bệnh xâm nhập, lây lan. Nhờ tuân thủ nguyên tắc quy trình đó nên không chỉ trong thời điểm này mà từ nhiều năm nay, đàn gia cầm anh luôn khỏe mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Cao Minh Thi chia sẻ, để phòng trách tốt dịch bệnh gia cầm, bản thân mỗi hộ chăn nuôi cần tự nâng cao ý thức, trang bị kiến thức cho mình; tìm hiểu các kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học và phải chấp hành tốt quy trình phòng, chống dịch bệnh cho gia cầm thì mới hạn chế được dịch cũng như thiệt hại gây ra. Thực hiện chỉ đạo của ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Bình, các địa phương trong tỉnh cũng đã tích cực triển khai nhiều biện pháp trong phòng, chống dịch bệnh gia cầm. Nhất là đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người chăn nuôi về dịch cúm gia cầm, chủ động nâng cao cảnh giác, không được chủ quan, lơ là trước tình hình dịch bệnh. Ông Đinh Gia Tuyết, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình bày tỏ, trước diễn biến phức tạp của dịch cụm gia cầm, đơn vị tích cực tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, địa phương, xã, thị trấn chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia cầm.Phòng cũng cử cán bộ trực tiếp về làm việc với các xã trọng điểm chăn nuôi và có nguy cơ xảy ra dịch để chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn cho bà con cách phòng, chống, như tiêm phòng, phun hóa chất tiêu độc, khử trùng cho các các trang trại, gia trại chăn nuôi; tăng cường công tác quản lý các hộ giết mổ, vận chuyển gia cầm; sẵn sàng các phương án ứng phó khi có dịch bệnh.
Đồng thời, phòng phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra nguồn gốc gia cầm nhập, trung chuyển qua địa bàn…/.
Xem thêm:>>Thanh Hóa ngăn chặn, xử lý dứt điểm các ổ dịch cúm gia cầm
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hải Phòng xuất hiện dịch cúm gia cầm A/H5N6
15:59' - 25/02/2020
Ngày 25/2, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng cho biết, dịch cúm gia cầm A/H5N6 đã xuất hiện tại Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Phát hiện sớm và xử lý ngay các ổ dịch cúm gia cầm
13:25' - 13/02/2020
Đến ngày 11/2, cả nước có 9 ổ dịch cúm gia cầm do chủng vi rút A/H5N6 gây ra chưa qua 21 ngày. Số gia cầm buộc phải tiêu hủy 43.202 con gia cầm tại 5 tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế & Xã hội
Các địa phương phòng, chống dịch cúm gia cầm A/H5N6
18:18' - 12/02/2020
Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Bắc Ninh đã tiêu hủy hơn 8.500 con vịt nhiễm dịch cúm gia cầm A/H5N6, trên địa bàn huyện thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ.
-
Kinh tế & Xã hội
4 tỉnh, thành xuất hiện dịch cúm gia cầm A/H5N6
17:23' - 11/02/2020
Các ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện rải rác, mỗi tỉnh xuất hiện ở 1- 2 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có gia cầm chưa tiêm phòng vắc xin.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Thủ đô Seoul (Hàn Quốc) hứng chịu bão tuyết tồi tệ nhất trong hơn 50 năm
14:40'
Ngày 27/11, trận bão tuyết nghiêm trọng nhất trong hơn 50 năm đã tấn công thủ đô Seoul của Hàn Quốc, gây ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của người dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải pháp mở rộng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao ở ĐBSCL
12:50'
Thực hiện Đề án 1 triệu ha, Kiên Giang triển khai 2 mô hình thí điểm trên 2 vùng sinh thái khác nhau; 1 mô hình tại huyện Tân Hiệp đã cho thu hoạch với kết quả đáng phấn khởi.
-
Kinh tế & Xã hội
Vùng ngọt hóa Gò Công bội thu rau màu Thu Đông
12:22'
Vụ Thu Đông 2024, nông dân vùng ngọt hóa Tiền Giang gồm Gò Công Đông, Gò Công Tây, thành phố Gò Công xuống giống hơn 5.400 ha rau màu các loại phục vụ thị trường cuối năm, đặc biệt là Tết Dương lịch.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều người nhập viện sau khi ăn bánh mì ở cùng cửa hàng
12:06'
Ngày 27/11, nhiều người dân tại thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) phải nhập Bệnh viện Vũng Tàu để theo dõi, điều trị sau khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
-
Kinh tế & Xã hội
Lạng Sơn: Những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh tế cửa khẩu
10:55'
Để phát triển kinh tế cửa khẩu trên địa bàn, các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế cửa khẩu được tập trung triển khai hiệu quả, đồng bộ, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Bình: Đang cháy lớn tại công ty sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm
09:47'
Sáng 27/11 đã xảy ra một vụ cháy lớn tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ và Sản xuất Tam Phát (thôn Tiền Phong, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
-
Kinh tế & Xã hội
Cấp bằng bảo hộ cho hai giống nho mới
09:08'
Hai giống nho tươi NH01-152 và NH04-102 của Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố vừa được Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Tuyết đầu mùa đến muộn nhưng rơi dày bất thường ở Hàn Quốc
08:36'
Từ sáng sớm 27/11, tuyết rơi dày đặc khiến tầm nhìn bị hạn chế, khó quan sát phương tiện giao thông từ phía xa.
-
Kinh tế & Xã hội
Bến Tre ước đạt và vượt 19/24 chỉ tiêu năm 2024
07:24'
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 19 để tổng kết, đánh giá thực hiện nghị quyết năm 2024 và thảo luận thống nhất đề ra nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.