Chủ tịch JICA: Hiệu quả ODA giữa Nhật Bản và Việt Nam - thành công từ hai phía
Nhật Bản không chỉ hỗ trợ về nguồn vốn mà còn hỗ trợ nhiều công nghệ, kỹ thuật quý báu, trong nhiều lĩnh vực như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, chống biến đổi khí hậu, môi trường…
Phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc phỏng vấn ông Kitaoka Shinichi, Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để hiểu rõ hơn về sự hợp tác ODA giữa Nhật Bản và Việt Nam thời gian qua cũng như định hướng của ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam trong thời gian tới, nhân chuyến thăm của ông tới Việt Nam.
BNEWS: Ông đánh giá như thế nào về quan hệ hợp tác phát triển giữa Nhật Bản với Việt Nam trong thời gian qua?
Ông Kitaoka Shinichi: Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ lịch sử tốt đẹp đã tạo nên mối quan hệ trong hợp tác phát triển cũng hết sức tốt đẹp. Điều này đã chứng minh bằng sự hợp tác có hiệu quả của hai bên trong suốt hơn 25 năm qua với nhiều kết quả thiết thực.
Tuy việc hỗ trợ của Nhật Bản đối với Việt Nam còn ít so với một số nước như Indonesia, Myanmar hay Philippines nhưng lại mang đến những thành quả rất tích cực, đáng ghi nhận.
Cụ thể, hỗ trợ ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam về thời gian mới 25 năm, chỉ bằng một nửa so thời gian hợp tác của Nhật Bản với Indonesia. Tuy nhiên, chất lượng và số lượng ODA của Việt Nam tương đương như Indonesia.
Về phía Việt Nam, Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất. Viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam là viện trợ song phương. Với viện trợ song phương, viện trợ của Nhật Bản chiếm tới 60% nguồn vốn ODA tại Việt Nam. Điều này có nghĩa là cộng cả các nước viện trợ cho Việt Nam ở vị trí thứ hai, thứ ba hay thứ tư đều không bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản.
BNEWS: Ông có thể đánh giá khái quát về những kết quả đạt được trong hợp tác ODA của hai bên?
Ông Kitaoka Shinichi: Việt Nam là một ví dụ thành công điển hình khi cân bằng được phát triển trong cả hạ tầng cứng (cơ sở hạ tầng) và hạ tầng mềm (như bảo hiểm, y tế, giáo dục…).
Sự hợp tác hiệu quả nhất trong thời gian qua chính là sự hợp tác trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Đây là một minh chứng rõ nét nhất cho hiệu quả hợp tác trong thời gian qua. Chúng ta đã hợp tác trong các dự án như: Nhà ga hành khách số 2 tại Sân bay Quốc tế Nội Bài và cầu Nhật Tân…
Ngoài lĩnh vực cơ sở hạ tầng, những lĩnh vực khác như: nâng cao năng lực thể chế, y tế, đào tạo nhân lực...Đặc biệt, trong lĩnh vực hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực, thì việc thành lập trường Đại học Việt Nhật là minh chứng rõ nhất cho sự hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực này.BNEWS: Điều gì đã tạo nên sự hợp tác hiệu quả này, thưa ông?
Ông Kitaoka Shinichi: Để mối quan hệ viện trợ tốt đẹp cần sự hợp tác của cả hai phía chứ không phải một chiều. Nghĩa là cả Nhật Bản và Việt Nam đều hết sức nỗ lực để đạt sự hiệu quả đó. Vì vậy, tại Nhật Bản, từ lâu chúng tôi không gọi là “viện trợ” nữa mà dùng từ “hợp tác”.
BNEWS: Ông có thể cho biết định hướng của ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam trong thời gian tới?
Ông Kitaoka Shinichi: Đây là lần thứ hai tôi tới Việt Nam. Tôi đã chứng kiến sự phát triển rất nhanh của giao thông Việt Nam. Giao thông của Việt Nam hiện rất đông đúc và ngày càng nhiều ô tô thay cho xe máy. Điều này đòi hỏi cần tiếp tục phát triển hạ tầng giao thông đô thị. Cụ thể như Việt Nam cần đẩy nhanh xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, đường sắt đô thị…
Ngoài ra, Việt Nam là nước dễ bị tổn thương nhất do tác động của biến đổi khí hậu. Việt Nam cần được hỗ trợ để giảm thiểu tác động này.
Chính vì vậy, JICA sẽ tiếp tục hỗ trợ các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, phát triển nông nghiệp, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp.
JICA cũng sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong các vấn đề về năng lượng, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật; phát triển công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
JICA cũng sẽ hỗ trợ, hợp tác nghiên cứu các giải pháp lâu dài giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.
BNEWS: Như trên ông đã nói, sự hợp tác hiệu quả thì cần sự nỗ lực ở cả hai phía. Vậy ông có kiến nghị gì để việc hợp tác trở nên hiệu quả hơn trong tương lai?
Ông Kitaoka Shinichi: Trong thời gian qua, hai bên đã có sự hợp tác thành công một phần do tích cực trao đổi, chia sẻ và hiểu biết lẫn nhau.
Sự hợp tác của hai bên thời gian qua là rất hiệu quả nhưng không phải không có những “nút thắt”. Vẫn có nhiều dự án hai bên chưa triển khai được, điển hình như dự án đường sắt Bắc Nam.
Dự án này đã được trình lên Quốc hội của Việt Nam nhưng chưa được thông qua do Quốc hội còn lo ngại vì làm tăng nợ công của Việt Nam. Tôi nghĩ sự lo ngại này là vấn đề đương nhiên.
Do đó, tôi cho rằng, phía Việt Nam cần có những đề xuất, cụ thể về các phương án, nhu cầu hỗ trợ trong thời gian tới.
Ngoài ra, để hợp tác hiệu quả hơn, Việt Nam cũng cần đặt thứ tự ưu tiên đối với các dự án, dự án nào cần ưu tiên làm trước, dự án nào cần làm sau.
BNEWS: Xin cảm ơn ông!
- Từ khóa :
- Jica
- ODA Nhật Bản
- nguồn vốn ODA
- phát triển hạ tầng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Jica hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý bệnh viện
17:56' - 26/08/2016
Biên bản thảo luận thực hiện dự án hợp tác kỹ thuật “Nâng cao Năng lực Quản lý bệnh viện” vừa được Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy và Trưởng đại diện Văn phòng JICA tại Việt Nam ký kết ngày 26/8.
-
Kinh tế Việt Nam
JICA tài trợ hơn 166 tỷ JPY cho ba dự án lớn của Việt Nam
21:47' - 03/06/2016
JICA tài trợ cho 3 dự án gồm: Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành– Suối Tiên (III); Xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình và Đường dây Truyền tải Điện (IV); Cải tạo môi trường nước TPHCM...
-
Kinh tế Việt Nam
JICA đề xuất cơ chế để Việt Nam sử dụng vốn ODA cho các dự án PPP
19:20' - 18/05/2016
Ngày 18/5, đại diện JICA đã kiến nghị với Chính phủ Việt Nam các cơ chế, giải pháp để có thể sử dụng nguồn vốn vay ODA cho các dự án hợp tác công-tư (PPP).
-
Kinh tế Việt Nam
Jica hỗ trợ bảo vệ môi trường nước lưu vực sông
16:19' - 22/03/2016
dự án “Tăng cường quản lý môi trường nước lưu vực sông” do Jica thực hiện kỳ vọng sẽ tính toán được tải lượng ô nhiễm trên lưu vực sông, nhằm cải thiện và nâng cao cơ chế quản lý môi trường nước.
-
Kinh tế Việt Nam
JICA hỗ trợ Việt Nam xây dựng mô hình tín dụng nông nghiệp bền vững
18:10' - 18/03/2016
JICA đề xuất một chương trình hỗ trợ toàn diện nhằm giải quyết các nút thắt trong tín dụng nông nghiệp, đặc biệt hướng đến đảm bảo đạt được mục tiêu cao nhất là tăng cường chuỗi giá trị của nông sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường quản lý Nhà nước về kiểm tra, giám sát xuất xứ hàng hoá
21:49'
Ngày 15/4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị 09/CT-BCT về tăng cường quản lý nhà nước với kiểm tra, giám sát xuất xứ hàng hóa trong tình hình mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrovietnam và Vinachem hợp tác toàn diện hướng tới tương lai công nghệ cao
20:56'
Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực họp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
20:03'
Khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của cơ quan, cấp, ngành, địa phương nào thì cơ quan, cấp, ngành, địa phương đó giải quyết, làm quyết liệt, không đùn đẩy trách nhiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công xây dựng khu tái định cư và khu nhà ở xã hội quy mô lớn tại Ninh Thuận
18:57'
Theo Chủ đầu tư dự án, dự án Khu đô thị mới Bờ sông Dinh có diện tích trên 37 ha, quy mô dân số 6.500 người.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ
18:35'
Ngày 15/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ký ban hành Quyết định số 769/QĐ-TTg kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh Hòa chủ động phòng cháy rừng từ sớm, từ xa
18:16'
Trước diễn biến phức tạp của mùa khô, các cấp chính quyền và đơn vị chủ rừng ở Khánh Hòa đã chủ động vào cuộc từ rất sớm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương tiếp cận kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do
18:15'
Bình Dương đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng và đô thị thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường lao động phía Nam vẫn "thừa người - thiếu việc phù hợp"
17:48'
Sự gia tăng nhanh về số lượng người tìm việc cùng với thay đổi trong xu hướng nghề nghiệp đã đặt ra các vấn đề mới trong kết nối cung - cầu và định hướng phát triển nguồn nhân lực địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Sáp nhập Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng: Dự kiến trung tâm của tỉnh mới sẽ đặt tại Ninh Kiều
17:34'
Sau khi sáp nhập, tổng diện tích của thành phố Cần Thơ sẽ vượt 6.400km2, dân số trên 4 triệu người và có 99 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 30 phường và 69 xã.