Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Hy LạpKaterina Sakellaropoulou
Trong buổi hội đàm ngày 16/5, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh, đánh giá cao chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou; tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.
Tổng thống Katerina Sakellaropoulou đánh giá cao những thành tựu quan trọng Việt Nam đã đạt được trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập trước đây cũng như công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ngày nay. Tổng thống khẳng định, Hy Lạp coi trọng vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam tại khu vực và trên thế giới, mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Trao đổi về quan hệ song phương, hai bên vui mừng nhận thấy quan hệ hợp tác giữa hai nước đã có bước phát triển tốt đẹp kể từ chuyến thăm Hy Lạp của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hy Lạp Karolos Papoulias trong năm 2008, cũng như các chuyến thăm gần đây của Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp Nikos Kozias tới Việt Nam (năm 2017); của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (năm 2018) và Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tới Hy Lạp (tháng 11/2021).Hai bên đã trao đổi, thống nhất các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước; nhất trí tăng cường tiếp xúc, trao đổi đoàn các cấp, không chỉ ở cấp cao mà còn ở cấp các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hai nước. Hai Nhà lãnh đạo giao hai Bộ Ngoại giao làm đầu mối rà soát, kết nối, thúc đẩy hợp tác hai nước. Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Hy Lạp trong việc viện trợ vaccine cho Việt Nam phòng, chống dịch COVID-19.
Hai Nhà lãnh đạo vui mừng nhận thấy mặc dù chịu tác động của dịch COVID-19, trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Hy Lạp vẫn đạt mức tăng trưởng; năm 2021 đạt 447 triệu USD, tăng 33% so với năm 2020, cao gấp đôi mức tăng trưởng 15% của thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU).Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Katerina Sakellaropoulou nhất trí cùng nỗ lực thúc đẩy quan hệ kinh tế có lợi cho cả hai bên, khuyến khích, tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm và kết nối đối tác, tập trung vào một số lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và Hy Lạp có thế mạnh như đóng tàu, sửa chữa tàu, cung ứng dịch vụ vận tải biển, năng lượng, nông nghiệp...
Nhằm tạo khuôn khổ cho hợp tác kinh tế hai nước trong thời gian tới, hai bên nhất trí thúc đẩy đàm phán để hoàn tất khuôn khổ pháp lý Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Hiệp định vận tải hàng hải.
Hai Nhà lãnh đạo thống nhất đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực song phương khác như: hợp tác quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục, thể thao, du lịch và giao lưu nhân dân. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn lãnh đạo và cơ quan chức năng Hy Lạp đã tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, làm ăn và học tập ổn định tại Hy Lạp, góp phần làm cầu nối giữa nhân dân hai nước.Trên tinh thần hiểu biết, thẳng thắn, tin cậy lẫn nhau, hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là trong ứng phó các thách thức phi truyền thống như dịch bệnh, biến đổi khí hậu trong các khuôn khổ Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), hợp tác ASEAN – EU.
Tổng thống Katerina Sakellaropoulou khẳng định, Hy Lạp ủng hộ Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện với EU, khai thác các tiềm năng to lớn của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã đi vào hiệu lực, đóng góp cho tăng trưởng thương mại mạnh mẽ giữa Việt Nam và Hy Lạp. Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Hy Lạp đã sớm phê chuẩn Hiệp định đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); đề nghị Hy Lạp ủng hộ và thúc đẩy EU gỡ bỏ thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam (IUU). Hai Nhà lãnh đạo đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải ở các khu vực trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Sau hội đàm, hai Nhà lãnh đạo đã có cuộc gặp gỡ báo chí chung, thông báo những kết quả chính trong cuộc hội đàm, nhấn mạnh việc hai bên nhất trí cùng nhau phối hợp chặt chẽ đưa quan hệ Việt Nam - Hy Lạp lên tầm cao mới. Cùng với đó, hai bên đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, phát huy những thế mạnh bổ sung cho nhau giữa hai nước, quan tâm thúc đẩy hợp tác kinh tế, đồng thời hợp tác chặt chẽ, cùng đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hy Lạp sẽ thanh toán cho Gazprom vào cuối tháng 5/2022
16:08' - 28/04/2022
Hy Lạp ngày 27/4 cho biết nước này sẽ hỗ trợ Bulgaria sau khi Nga ngừng cung cấp khí đốt cho nước này.
-
Thị trường
Hy Lạp sẽ tăng khai thác khí đốt nhằm thay thế nguồn cung từ Nga
08:00' - 13/04/2022
Hy Lạp, nước phải nhập khẩu 40% nhu cầu năng lượng hằng năm từ Nga, trước đây chỉ sản xuất một lượng nhỏ dầu dù cũng có ý định khai thác các tiềm năng hydrocarbon.
-
Doanh nghiệp
Chính phủ Hy Lạp sẽ hỗ trợ hơn nữa các doanh nghiệp và hộ gia đình
08:15' - 28/02/2022
Người phát ngôn Chính phủ Hy Lạp Giannis Oikonomou cho biết, nước này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất, để vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Vương quốc Anh hỗ trợ Hà Nội nghiên cứu phát triển giao thông công cộng
13:47'
Đây là một cột mốc ý nghĩa, đánh dấu sự tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển hệ thống giao thông công cộng tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp bộ máy gắn với phân cấp, phân quyền, không để ách tắc, gây phiền hà
13:35'
Bộ Xây dựng triển khai đúng mục tiêu, tiến độ các nhiệm vụ; đặc biệt là công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cải cách hành chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Thống nhất nhận thức và hành động, tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế
13:28'
Tổng Bí thư đề nghị cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế; cần phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp châu Âu tin tưởng vào triển vọng kinh tế Việt Nam
11:36'
Đây là thông tin được cho biết trong Báo cáo chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý IV/2024 tại Việt Nam do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) công bố ngày 8/1.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương: Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá
11:29'
Hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tập trung thảo luận những vấn đề trọng tâm, đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoạt động kinh doanh tại nước ngoài của PVOIL tăng 141%
09:59'
Năm 2024, doanh thu đến từ hoạt động kinh doanh tại nước ngoài của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL, mã chứng khoán OIL) đạt hơn 36 nghìn tỷ đồng, tăng 141% so với năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm hoàn tất chuyển giao ngân hàng yếu kém
20:59' - 07/01/2025
Năm 2025, Ngân hàng Nhà nước đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Nghị quyết về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam
20:04' - 07/01/2025
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Còn nhiều yếu tố tiềm ẩn tác động làm tăng CPI năm 2025
20:02' - 07/01/2025
Nhiều yếu tố tiềm ẩn tác động đến lạm phát năm 2025, như biến động giá một số mặt hàng thiết yếu, việc điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình.