Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng: Hiện là thời cơ vàng để VinFast chiếm lĩnh thị trường
Sáng 11/5, Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Năm nay, tập đoàn đặt chỉ tiêu doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 140.000 tỷ đồng, tăng 11,4% so với thực hiện năm 2021 và lãi sau thuế khoảng 6.000 tỷ đồng.
Về phương án phân phối lợi nhuận, tại ngày 31/12/2021, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Tập đoàn Vingroup là 6.338 tỷ đồng (công ty mẹ) và 4.718 tỷ đồng theo báo cáo hợp nhất. Theo kế hoạch, công ty sẽ sử dụng toàn bộ lợi nhuận lũy kế để dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại phần trao đổi và thảo luận, cổ đông đặt câu hỏi về việc bán ô tô sang Mỹ từ nhà máy của VinFast tại Hải Phòng, Vũng Áng; đồng thời cho rằng VinFast Vũng Áng có diện tích lên tới 1.500 ha là diện tích lớn nên tập đoàn có dành diện tích để làm thêm bất động sản khu công nghiệp cho đối tác khác thuê hay không? Trả lời câu hỏi này, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup cho biết, kế hoạch bán hàng tại Mỹ đến năm 2026 cần thêm khoảng 600.000 xuất từ Việt Nam sang. Tại Vũng Áng phần lớn sẽ dành cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô, tập đoàn muốn phát triển mạnh mẽ phụ trợ cho ô tô tiến tới 80% nội địa hóa theo các tiêu chuẩn công bố của Việt Nam. Không chỉ Vũng Áng mà các khu khác đều hướng đến việc mời gọi các nhà sản xuất linh kiện, trước tiên là cho xe điện. Về thách thức, lợi thế của Vingroup khi phát triển mảng xe điện, ông Vượng nhận định, hiện tại đang là thời cơ vàng để VinFast chiếm lĩnh thị trường và tập đoàn đang quyết liệt ngày đêm, giải quyết các vấn đề như linh kiện, nguồn cung. “Những khó khăn hiện tại là thiếu linh kiện, VinFast E34 chỉ cần thiếu 1 con tem cũng không thể xuất xưởng được, mỗi xe cần khoảng 4.000 cụm linh kiện và chỉ cần thiếu 1 con ốc, con vít không thể xuất được xe. Một phần chúng ta nhập của Trung Quốc vì nước này là công xưởng của thế giới, phần chip đang bị ngắt do chính sách Zero COVID của Trung Quốc”, ông Vượng nói. Đây là thách thức, áp lực vô cùng lớn nên tập đoàn thúc đẩy mạnh chiến lược nội địa hoá linh kiện, phụ trợ, tập đoàn miễn tiền thuê đất, nhà xưởng trong thời gian 5-10 năm. Đảm bảo nguồn cung doanh nghiệp sẽ phát triển rất nhanh. “Thế giới đang thiếu xe, vì vậy dù khó khăn chúng tôi cũng sẽ thúc đẩy vấn đề này”, ông Vượng nhấn mạnh. Về bất động sản khu công nghiệp, ông Vượng cho biết mảng này của tập đoàn vẫn chưa có gì mới, mọi thứ đang trong quá trình làm thủ tục và nếu có cơ hội sẽ mở rộng. Đối với đề xuất của cổ đông về việc nên có thêm tiện ích nữa là một số viện dưỡng lão trong các khu đại đô thị, resort ven biển của tập đoàn, ông Vượng cho rằng, đây là ý tưởng hay và tập đoàn đang nghiên cứu để làm tại các dự án lớn. Tại đại hội, ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup cho biết, năm 2022 dù có nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp biết tận dụng thời cơ để bứt phá. Tập đoàn Vingroup đặt mục tiêu vào ba trụ cột chính gồm: Công nghệ - Công nghiệp, thương mại dịch vụ và thiện nguyện xã hội; nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm – dịch vụ theo chuẩn quốc tế; áp dụng công nghệ vào mọi hoạt động nhằm bắt kịp xu hướng phát triển chung của thế giới; đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, sản xuất công nghiệp ra quốc tế. Năm nay, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast – doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Vingroup giới thiệu các mẫu xe điện thông minh ra thị trường toàn cầu, chính thức nhận đặt hàng đối với ba mẫu xe VF 5, VF 8 và VF 9. Đồng thời, VinFast cũng tiếp tục bàn giao mẫu xe VFe34 đến cho khách hàng tại Việt Nam, chuẩn bị cho việc bàn giao VF 8 và VF 9 cho thị trường toàn cầu từ cuối năm. Công ty hy vọng tiếp tục giữ vững vị thế tại thị trường nội địa, nhanh chóng xây dựng thương hiệu tại các thị trường quốc tế gồm Mỹ, Canada và châu Ậu. Về hoạt động bất động sản, sau ba dự án Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City, Vinhomes Grand Park, công ty sẽ ra mắt thị trường ba đại dự án mới trong năm 2022 tại những thành phố lớn. Tại đại hội, Tập đoàn Vingroup có báo cáo cổ đông về tình hình sử dụng vốn đã được kiểm toán từ đợt chào bán riêng lẻ cho Công ty Quản lý Quỹ Hanwha Vietnam Opportunity Private Fund 1 vào tháng 8/2018. Với việc phát hành 84 triệu cổ phiếu với giá 110.976 đồng/cổ phiếu, Vingroup đã thu được hơn 9.300 tỷ đồng từ đợt phát hành trên. Về kết quả sử dụng vốn, tại ngày 31/12/2021, Tập đoàn Vingroup đã sử dụng 9.117 tỷ đồng từ đợt phát hành, gần hết số tiền 9.300 tỷ đồng; trong đó, số tiền đầu tư cho Dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở là 7.180 tỷ đồng. Riêng trong năm 2021, Vingroup giải ngân hơn 723 tỷ đồng cho dự án trên./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Vingroup đặt mục tiêu lãi 6.000 tỷ đồng trong năm 2022
16:18' - 20/04/2022
Tập đoàn Vingroup - CTCP (mã chứng khoán VIC) vừa công bố tài liệu cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022.
-
Chứng khoán
Vingroup công bố kết quả kinh doanh quý IV/2021
11:12' - 29/01/2022
Ngày 29 tháng 01 năm 2022, Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) đã công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV năm 2021 theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS).
-
Phân tích doanh nghiệp
Ông chủ Vingroup và những điều ít ai biết
11:57' - 21/01/2022
Nhắc đến cái tên "Phạm Nhật Vương", chắc có lẽ ai cũng biết đó là vị tỷ phú giàu nhất Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, doanh nghiệp có mặt khắp mọi miền trên cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Số vụ phá sản tại Nhật Bản chạm mức cao nhất 11 năm
18:59' - 08/07/2025
Kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu tín dụng Tokyo Shoko Research công bố ngày 8/7 cho thấy, số vụ phá sản doanh nghiệp tại Nhật Bản trong 6 tháng qua lên tới 4.990 vụ, mức cao nhất trong 11 năm.
-
Doanh nghiệp
ByteDance không đồng ý bán TikTok cho liên doanh Mỹ
18:32' - 08/07/2025
Công ty công nghệ ByteDance của Trung Quốc vừa lên tiếng bác bỏ các báo cáo cho rằng họ đã đồng ý bán cổ phần kiểm soát mạng xã hội TikTok cho một liên doanh của Mỹ, do Oracle dẫn đầu.
-
Doanh nghiệp
EVN thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc
16:34' - 08/07/2025
Giải pháp cung cấp điện bằng tàu phát điện nổi được đại diện của Công ty Karpowership (Thổ Nhĩ Kỳ) giới thiệu khi đến làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây.
-
Doanh nghiệp
"Đại gia" công nghiệp châu Á đạt thỏa thuận về dự án sản xuất khí hóa lỏng
09:02' - 08/07/2025
Công ty công nghiệp nặng Samsung Heavy Industries của Hàn Quốc ngày 7/7 cho biết đã đạt được thỏa thuận trị giá 637 triệu USD để xây dựng một cơ sở sản xuất ngoài khơi tại Mozambique.
-
Doanh nghiệp
Sân bay Thọ Xuân hoàn thành cải tạo, hãng hàng không mở đường bay mới
17:36' - 07/07/2025
Trong thời gian sân bay Vinh đóng cửa sửa chữa từ 1/7 đến 31/12/2025, các đường bay tại Thanh Hoá từ sân bay Thọ Xuân sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong vùng.
-
Doanh nghiệp
Vietjet mở đường bay mới đến Tây An (Trung Quốc)
16:44' - 07/07/2025
Đường bay mới tiếp tục đánh dấu bước phát triển mạng bay quốc tế mạnh mẽ của Vietjet, nối dài danh sách các điểm đến hấp dẫn tại thị trường Trung Quốc.
-
Doanh nghiệp
Foxconn lập kỷ lục doanh thu quý II/2025
09:02' - 07/07/2025
Foxconn của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới vừa báo cáo doanh thu quý II/2025 đạt mức cao kỷ lục nhờ nhu cầu lớn về các sản phẩm AI.
-
Doanh nghiệp
Nhà sản xuất ô tô nổi tiếng chinh phục khách hàng qua… ẩm thực
15:01' - 06/07/2025
Suzuki Motor Corp., cái tên gắn liền với những mẫu xe nhỏ gọn và bền bỉ tại Ấn Độ, đang lấn sân sang một lĩnh vực mới: đó là ẩm thực.
-
Doanh nghiệp
Kỳ vọng liên kết phát triển đồng bộ logistics vùng Đông Nam Bộ
10:44' - 06/07/2025
Nằm tại cửa ngõ phía Nam, vùng biển Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực trọng điểm với tiềm năng phát triển kinh tế biển rất đa dạng.