Chủ tịch WEF: Toàn cầu hóa phải tạo thêm nhiều việc làm
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố chủ đề của Hội nghị thường niên WEF 2019, hay còn gọi là Diễn đàn Davos, diễn ra từ ngày 22 đến 25/1/2019.
Diễn đàn Davos 2019 có chủ đề "Toàn cầu hóa 4.0: Định hình một kiến trúc toàn cầu trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư". Chủ đề này thể hiện sự kết nối hợp lý với chủ đề Diễn đàn Davos năm 2018 là "Xây dựng tương lai chung trong một thế giới rạn nứt".Ngoài ra, theo ông Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch điều hành WEF, hai chủ đề này nhấn mạnh sự cần thiết phải tìm được sự cân bằng mới cho một "toàn cầu hóa công bằng".
Phát biểu của ông Klaus Schwab được đưa ra ít lâu trước khi có thông báo về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Davos tham dự WEF vào tháng 1/2019. Lý giải chủ đề “Toàn cầu hóa 4.0” của Diễn đàn Davos 2019, ông Brende nói: “Lâu nay, thế giới không biết đến nhiều thách thức chính trị đến vậy và Hội nghị thường niên sắp tới của WEF sẽ diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều hoài nghi, bếp bênh và tranh cãi chưa từng có. Bên cạnh đó, chúng ta đang thiếu những thảo luận ở cấp độ toàn cầu vì gặp phải nhiều vấn đề địa chính trị.Ngoài ra, chúng ta đang bước vào một cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (IR4) đặc trưng bởi các công nghệ tiên tiến của thế giới vật lý, kỹ thuật số và sinh học; những công nghệ khác nhau này đang cùng nhau tạo ra những đổi mới với tốc độ và quy mô chưa từng thấy trong lịch sử loài người”.
Với những thách thức nêu trên, thế giới cần có một thời kỳ hợp tác toàn cầu mới và khuôn khổ hợp tác mới sẽ phải định hình kiến trúc cần thiết, đảm bảo một sự phát triển mới và đạt được sự thịnh vượng trong thời đại IR4.
Đề cập đến những vấn đề tiêu cực của toàn cầu hóa được ghi nhận cho đến nay, ông Brende cho rằng một số vấn đề đã chệch hướng trong các đợt hội nhập trước đó, chẳng hạn như tình trạng đình trệ trong những năm 1970, bất bình đẳng trong thập niên vừa qua và sự suy giảm đa dạng tự nhiên.Ông Brende cũng khẳng định hội nhập toàn cầu hơn nữa là không thể tránh khỏi, chẳng hạn trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu và an ninh mạng.
Về các mục tiêu liên quan đến chủ đề “Toàn cầu hóa 4.0”, ông Brende nhấn mạnh: “Chúng ta cần hợp tác nhiều hơn, chứ không phải hạn chế hợp tác nên cần một khuôn khổ mới và một kiến trúc toàn cầu mới.Điều quan trọng là toàn cầu hóa phải trở nên công bằng hơn, toàn diện hơn và tạo ra nhiều việc làm hơn. Và, tất nhiên, toàn cầu hóa phải có tính bền vững hơn vì chúng ta chỉ có một hành tinh và không có một hành tinh dự trữ nào cả!
Tại Diễn đàn Davos 2019, một loạt các cuộc đối thoại toàn cầu sẽ diễn ra trong năm lĩnh vực có liên quan, phụ thuộc lẫn nhau: tương lai của nền kinh tế, các hệ thống công nghiệp, an ninh mạng, nhân lực và cải cách thể chế. Những chủ đề về châu Âu nằm trong số các ưu tiên của Diễn đàn và các chủ đề này sẽ được đề cập với sự hiện hiện của các nhà lãnh đạo chủ chốt của châu lục.Các chủ đề được đề cập bao gồm vấn đề thiếu tập trung, thiếu quy tụ trong Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Anh rời khỏi EU (còn gọi là Brexit), nhiệm vụ của Ủy ban châu Âu mới cũng như khả năng cạnh tranh của châu Âu trong thời đại IR 4. Những phê phán đối với chủ nghĩa đa phương và dân túy cũng là các chủ đề được chờ đợi tại diễn đàn sắp tới.
Ngoài ra, một câu hỏi thu hút giới truyền thông được gửi tới lãnh đạo WEF: Làm thế nào để thu hút các nhà lãnh đạo không ủng hộ chủ nghĩa đa phương tới Davos? Làm thế nào để Tổng thống Trump lại đến Davos một lần nữa trong năm 2019? Ông Brende, chia sẻ tại tất cả sự kiện của WEF - nhất là các hội nghị thường niên ở Davos, các hội nghị thường niên mang tên "New Champions" ở Trung Quốc hay các hội nghị chiến lược công nghiệp ở California - có mục tiêu luôn là thu hút các tiếng nói, ý kiến khác nhau đến từ khắp nơi trên thế giới.Cách tiếp cận này thu hút một cách tự nhiên các nhà lãnh đạo có quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa hoặc quan điểm khác nhau về cách thức tốt nhất để lãnh đạo một quốc gia; mục tiêu là tạo ra các cuộc thảo luận hiệu quả vì điều này là cần thiết để phát triển một kiến trúc toàn cầu mới.
Cho đến nay, WEF đã rất thành công trong việc tập hợp nhiều nhà lãnh đạo và không có dấu hiệu nào cho thấy điều này sẽ thay đổi trong những năm tới.
>>>Hơn một nửa việc làm trên thế giới sẽ do robot đảm nhiệm vào năm 2025Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: WEF ASEAN đã thành công tốt đẹp trên mọi phương diện
20:23' - 21/10/2018
Chiều 21/10, tại Hà Nội, Hội nghị tổng kết Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018) diễn ra với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đại diện các bộ, ngành và địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại diện WEF: Việt Nam cần tìm kiếm lợi thế cạnh tranh mới
18:45' - 28/08/2018
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam và các nước khác ở cùng trình độ phát triển không thể tiếp tục coi lao động giá rẻ là chiến lược khả khi để giữ vững tính cạnh tranh nữa.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đón các đoàn tiền trạm Hội nghị WEF ASEAN 2018
15:36' - 23/08/2018
Hội nghị WEF ASEAN là một trong những hoạt động đối ngoại đa phương quan trọng và lớn nhất của Việt Nam trong năm 2018, diễn ra từ ngày 11-13/9/2018 tại thành phố Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt - Mỹ: Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác trong tương lai
09:00'
Trong suốt 30 năm, hai nước đã chuyển từ cựu thù sang đối tác và đó là công sức của chính phủ và nhiều cá nhân tại Việt Nam và Mỹ trong 3 thập kỷ qua.
-
Ý kiến và Bình luận
Giám đốc ITC của Liên hợp quốc cảnh báo bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ
20:24' - 08/07/2025
Theo Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, quyết định của Mỹ về gia hạn đàm phán thuế quan có thể kéo dài tình trạng bất ổn và khó lường cho các nước trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Nước cờ thuế quan mới của Mỹ
17:40' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ đã chính thức công bố mức thuế 25% với hàng hóa từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng để ngỏ khả năng tiếp tục đàm phán và trì hoãn thời điểm áp thuế. Đây là nước cờ mới của Tổng thống Mỹ?
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc hy vọng tổ chức sớm hội nghị thượng đỉnh Hàn - Mỹ
09:04' - 08/07/2025
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 8/7 cho biết phía Hàn Quốc hy vọng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa hai tổng thống sớm nhất nhằm thúc đẩy một kết quả có lợi cho cả hai bên.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyến công tác của Thủ tướng góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác truyền thống
08:21' - 08/07/2025
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và các hoạt động ở Brazil từ ngày 4-8/7.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Argentina: Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế
10:21' - 07/07/2025
Tờ Reporte Asia của Argentina đã có bài viết đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Doanh nghiệp Thụy Sỹ đánh giá cao tiềm năng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
20:27' - 06/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với ông Stefan Winzenried - nhà sáng lập và Giám đốc điều hành công ty công nghệ JANZZ.technology của Thụy Sỹ - về “bước chuyển mình” của Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.