Chuẩn bị kỹ lưỡng triển khai Dự án đường cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột
Tổ công tác do Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị làm Tổ trưởng, lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan làm thành viên.
Theo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (Chủ đầu tư Dự án), dự án thành phần 3 thuộc Dự án xây dựng đường cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 có chiều dài khoảng 48 Km, điểm đầu tại Km 69+500 thuộc địa bàn huyện Ea Kar, điểm cuối tại Km 117+500 thuộc địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.Dự án được đầu tư với quy mô 4 làn xe phân kỳ, mặt cắt ngang nền rộng 17m, tốc độ khai thác 80 Km/giờ, các yếu tố bình đồ, mặt cắt dọc thỏa mãn tốc độ thiết kế 100 Km/giờ. Riêng đối với làn dừng khẩn cấp được bố trí không liên tục với khoảng cách 4-5 Km một vị trí, bảo đảm an toàn khai thác.
Dự án có tổng mức đầu tư 6.485 tỷ đồng; trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 1.588 tỷ đồng; chi phí xây dựng, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khai thác và dự phòng phí là 4.897 tỷ đồng.
Thời gian thực hiện dự án, chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027.
Theo chủ đầu tư dự án, về công tác chuẩn bị, đến thời điểm hiện nay UBND tỉnh Đắk Lắk đã thành lập Ban chỉ đạo một số công trình, dự án trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2021-2025 (Ban chỉ đạo 321). Đồng thời, Ban chỉ đạo đã thành lập Tổ công tác trực thuộc để triển khai, thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.Bên cạnh đó, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đã ban hành Công văn số 7830/UBND-CN ngày 16/9/2022 về việc áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu thuộc Dự án thành phần 3 thuộc Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. Chủ đầu tư đã triển khai lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu bước chuẩn bị đầu tư dự án để thực hiện.Ban Quản lý dự án đã tổ chức hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu và ký hợp đồng đối với các gói thầu tư vấn bước chuẩn bị đầu tư. Hiện nay, các hạng mục công việc của dự án như: khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng, mốc lộ giới đường bộ đang được triển khai. Ngày 28/9/2022, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được phê duyệt và đang triển khai khảo sát hiện trường…Phó Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk Phan Xuân Bách, đại diện chủ đầu tư dự án cho biết, đến thời điểm hiện nay dự án chưa được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư. Tuy nhiên, tiến độ triển khai dự án vẫn bảo đảm theo kế hoạch của UBND tỉnh.Chủ đầu tư hiện đang đôn đốc đẩy nhanh tiến độ khảo sát, thiết kế và thỏa thuận với cơ quan liên quan để rút ngắn thời gian một số hạng mục; bảo đảm tiến độ chung và phấn đấu vượt tiến độ một số hạng mục công việc.
Theo đại diện chủ đầu tư, dự án hiện đang trong giai đoạn triển khai lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, việc xác định diện tích thu hồi, giá trị đất và tài sản trên đất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xác định chi phí giải phóng mặt bằng trong tổng mức đầu tư của dự án.Do đó, đề nghị UBND các huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phối hợp trong quá trình xác định giá đất và tài sản trên đất trong phạm vi dự án để đơn vị tư vấn có cơ sở tính toán, bảo đảm kinh phí triển khai giải phóng mặt bằng.
Đồng thời, UBND các huyện cần chủ động tổ chức rà soát, xác định nhu cầu tái định cư của các hộ dân thuộc đối tượng tái định cư trong phạm vi tuyến cao tốc đi qua.
Theo số liệu báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, phạm vi tuyến Dự án thành phần 3 thuộc Dự án xây dựng đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 đi qua 3 huyện của tỉnh Đắk Lắk với chiều dài 48 Km có 407 hộ bị ảnh hưởng; trong đó có 313 hộ tái định cư.Cụ thể, huyện Cư Kuin có 4,4 Km với 146 hộ bị ảnh hưởng; trong đó có 109 hộ tái định cư; huyện Krông Pắc có 32,2Km với 206 hộ bị ảnh hưởng; trong đó 157 hộ tái định cư; huyện Ea Kar có 11,4 Km với 55 hộ bị ảnh hưởng; trong đó có 47 hộ tái định cư…
Tại cuộc họp, các thành viên Tổ công tác và lãnh đạo UBND các huyện có tuyến cao tốc đi qua đã đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến việc tháo gỡ những khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nhất là trong đền bù, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất phục vụ thực hiện dự án, lựa chọn chỉ định nhà thầu thi công.Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Tổ trưởng Tổ công tác Phạm Ngọc Nghị cho rằng, dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 là dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với tỉnh Đắk Lắk mà cả khu vực Tây Nguyên.Vì vậy, chủ đầu tư, các sở ngành, địa phương có liên quan tập trung khắc phục mọi khó khăn, chuẩn bị các bước đầu tư thật bài bản, kỹ lưỡng để bảo đảm tiến độ theo kế hoạch đề ra.
Đặc biệt, các đơn vị phải quan tâm đến đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho các hộ dân trong vùng dự án bị ảnh hưởng, tránh khiếu nại, khiếu kiện làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án./.- Từ khóa :
- cao tốc Khánh Hòa Buôn Ma Thuột
- đắk lắk
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Hơn 6.100 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi góp phần giảm nghèo bền vững tại Đắk Lắk
15:27' - 20/09/2022
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hơn 264 ngàn hộ dân tại Đắk Lắk thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2005-2010 từ 27% xuống còn 10%
-
Thị trường
Đắk Lắk thu hút đầu tư vào huyện trọng điểm sầu riêng Krông Pắc
13:29' - 02/09/2022
Sáng 2/9, tại thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc (Đắk Lắk), UBND huyện Krông Pắc tổ chức tổ chức Hội nghị xúc tiến kêu gọi đầu tư và phát triển nông sản, nông nghiệp bền vững.
-
Doanh nghiệp
Central Retail tặng Nhà ăn bán trú cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk
18:02' - 19/08/2022
Ngày 19/8/2022, tập đoàn Central Retail Việt Nam, đã bàn giao “Nhà ăn bán trú” trị giá 575 triệu đồng cho Trường tiểu học Trần Quốc Toản, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7
09:45'
Hoa Kỳ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.