“Chưng cất” lại bộ máy cơ quan hành chính để chống “lạm phát” lãnh đạo
Câu chuyện “3 người lãnh đạo 1 người” ở Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường thuộc Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) được báo chí thông tin gần đây cũng như những thông tin trước đó về tình trạng tương tự ở Sở này, Vụ ( Cục) nọ đã gây ra những băn khoăn trong dư luận về tình trạng "cồng kềnh, kém hiệu lực, hiệu quả" liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ.
“Lạm phát” lãnh đạo
Thông tin phản hồi từ Tổng cục Môi trường cho thấy Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường thành lập năm 2014 trên cơ sở điều chuyển, sắp xếp lại tổ chức và con người từ Thanh tra Tổng cục Môi trường trước đây.
Theo quy định, Cục có Văn phòng và 4 phòng chuyên môn, tổng số công chức và hợp đồng lao động là 25 người, trong đó có 3 lãnh đạo Cục, 13 lãnh đạo cấp phòng, 6 chuyên viên và 3 hợp đồng lao động.
Việc bố trí cán bộ là phù hợp với thực tế và quy định tại thời điểm đó. Trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục, đã có một số cán bộ xin chuyển công tác.
Song, một thực tế cũng được báo chí chỉ ra, đó là do “thiếu cán bộ lãnh đạo” Cục nên Tổng cục Môi trường đã đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ nhiệm một lãnh đạo cấp phó khi còn chưa có bằng lý luận chính trị (từ trung cấp trở lên); chưa có quyết định bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính.
Phải khẳng định rằng việc lãnh đạo nhiều hơn nhân viên không phải là hiện tượng hiếm gặp khi cách đây hơn nửa năm, sau những phanh phui về việc bổ nhiệm “thần tốc” Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản ở Sở Xây dựng Thanh Hóa thì Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa sau đó cũng công bố con số giật mình: 28 cơ quan, đơn vị để xảy ra sai phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2016.
Trong đó, 14 đơn vị sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức; 10 đơn vị sai phạm về tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức; 4 đơn vị sai phạm trong việc bổ nhiệm, đề bạt cán bộ...
Đáng chú ý, Sở Tư pháp tỉnh này có tới 25 lãnh đạo cấp phòng trở lên nhưng chỉ có 18 công chức và người lao động. Tại Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh có 1 cấp trưởng, 1 cấp phó, không có cấp trưởng phòng và phó phòng, không có nhân viên. Phòng Công chứng số 2 có 1 cấp trưởng, 1 cấp phó, không có nhân viên.
Kết quả kiểm tra được Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa công bố ngày 29/9 vừa qua cho thấy lãnh đạo Sở Xây dựng Thanh Hóa đã có nhiều sai phạm về công tác tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức trong giai đoạn 2010-2015.
Đến thời điểm ngày 31/12/2015, Sở này bổ nhiệm thừa 6 phó trưởng phòng chuyên môn; bổ nhiệm 45 trường hợp khi chưa đủ tiêu chuẩn và 4 trưởng phòng, phó trưởng phòng khi đã quá tuổi bổ nhiệm so với quy định của UBND tỉnh...
Gần một năm trước, báo chí cũng đã tốn khá nhiều giấy mực để thông tin về vụ việc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương có 46 biên chế công chức thì 44 người làm lãnh đạo từ cấp phó trưởng phòng trở lên.
Theo kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Nội vụ, tại thời điểm ngày 15/10/2016, Sở Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương có 9 phòng với số lượng phó trưởng phòng là 31 người, trong đó có 6 phòng chuyên môn có số lượng phó trưởng phòng nhiều hơn số lượng đề xuất tại Đề án xác định vị trí việc làm do Sở này trình UBND tỉnh là 8 người.
Mới đây, hai Sở Nội vụ và Giáo dục - Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc đã bị Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác cán bộ. Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc có 45 công chức thì có 38 người làm lãnh đạo từ ban giám đốc đến lãnh đạo các phòng, ban (gần 85% công chức sở làm lãnh đạo), chỉ có 7 chuyên viên; trong đó nhiều phòng 100% công chức đều là lãnh đạo.
Sở Nội vụ tỉnh cũng có số lãnh đạo được bổ nhiệm nhiều hơn so với quy định, có phòng ban có tới 9/12 công chức làm lãnh đạo.
“Chưng cất” lại bộ máy
Trong buổi làm việc buổi làm việc với Chính phủ vào tháng 8/2017, Đoàn giám sát của Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2016 đã chỉ ra rằng Bộ Công Thương có tỷ lệ lãnh đạo/công chức là 3/4, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ là 3/5… Nhiều bộ, ngành cùng chung cảnh số cán bộ quản lý cấp cục, vụ vượt quá quy định.
Dư luận băn khoăn cơ quan toàn lãnh đạo thì lấy đâu nhân viên để làm việc, ngân sách nào có thể cáng đáng nổi phần phụ cấp trách nhiệm cho toàn bộ đội ngũ lãnh đạo đó? Đây chỉ là một phần nổi được báo chí phát hiện và “điểm mặt, chỉ tên”.
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng sếp nhiều hơn lính không chỉ làm cho bộ máy nặng về quan liêu, lãnh đạo thường không làm việc cụ thể mà chỉ “chỉ tay 5 ngón, không có người làm, chỉ có người giao việc” mà còn khiến cho tình trạng đổ lỗi, đùn đẩy càng phổ biến và chất lượng trong tham mưu, tổ chức, điều hành hệ thống không cao, tính chịu trách nhiệm của người đứng đầu không rõ ràng.
Vấn đề cần nhìn sâu xa hơn ở đây, đó là sự bất ổn trong tổ chức bộ máy cơ quan hành chính. Chính vì cơ cấu tổ chức bộ, cơ quan ngang bộ có quá nhiều đầu mối đã làm cho số lượng công chức giữ vị trí lãnh đạo quản lý từ cấp phòng trở lên rất lớn, dẫn đến mất cân đối giữa số lượng người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý với số công chức tham mưu.
So sánh thời điểm năm 2011 với tháng 12/2016, tại các tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, số công chức giữ vị trí quản lý từ cấp phòng trở lên (gồm cả hàm) tăng từ 12.216 lên 13.556, tỷ lệ từ 1/6 lên 1/5. Ở các vụ, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tăng từ 3.871 lên 4.619, tỷ lệ là 1/2 và 4/7.
Theo ông Lê Thanh Vân, bộ máy nhiều tầng nấc trung gian, phân công nhiệm vụ không mạch lạc nên các chức vụ lãnh đạo chiếm đến 3/4 là điều đương nhiên. Quy định hiện nay cho phép có bao nhiêu phòng, ban và tối thiểu, tối đa bao nhiêu lãnh đạo thì họ sẽ lắp cho đủ.
Chuyên gia cải cách hành chính Đinh Duy Hòa thì cho rằng công chức lãnh đạo nhiều hơn nhân viên nhưng vẫn đúng quy định. Vụ 20 người mà lại có 3 phòng thì chắc chắn sau này lãnh đạo nhiều hơn nhân viên mà vẫn đúng quy định.
Thế nên, “bổ nhiệm thêm lãnh đạo cấp phó phòng mà vẫn trong khuôn khổ thì tội gì không làm, tạo động lực cho công chức làm việc, mà lãnh đạo được anh em ủng hộ”.
Trong khi sức ép nợ công đang ngày càng lớn thì chi tiêu nuôi bộ máy chiếm một tỷ trọng rất lớn, chi thường xuyên hiện dao động khoảng 70% ngân sách. “Chưng cất” lại bộ máy, tái cấu trúc bộ máy cho thật khoa học, hợp lý, kiên quyết cắt bỏ tầng nấc trung gian, đó là vấn đề cần đặt ra và cũng là nội dung quan trọng được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) lần này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tổng cục Môi trường họp báo về việc mất trộm của ông Nguyễn Xuân Quang
18:25' - 03/10/2017
Chiều 3/10, Tổng cục Môi trường đã tổ chức Họp báo, để thông báo một số thông tin liên quan đến vụ việc mất trộm của ông Nguyễn Xuân Quang.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố vụ án Cục Phó mất gần 400 triệu đồng
18:45' - 02/10/2017
Nguồn tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Tân An (Long An) cho biết, cơ quan này đã ra quyết định khởi tố vụ án trộm cắp tài sản để tiếp tục điều tra.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ làm rõ vụ việc Cục phó mất gần 400 triệu đồng
17:52' - 02/10/2017
Theo Tổng cục Môi trường, Tổ Giám sát của Bộ TN&MT đang tích cực phối hợp với Công an tỉnh Long An để nhanh chóng làm rõ các thông tin có liên quan đến sự việc này.
-
Kinh tế và pháp luật
Diễn biến mới vụ Phó cục trưởng mất gần 400 triệu đồng trong khách sạn
07:40' - 29/09/2017
Công an Thành phố Tân An (tỉnh Long An) đang tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để điều tra làm rõ vụ Phó cục trưởng mất gần 400 triệu đồng trong khách sạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Hà Nội xử nghiêm xe dù, bến cóc
21:56' - 10/08/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội đề nghị kiểm tra, xử lý xe dù, bến cóc và xe trá hình tuyến cố định trên địa bàn thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia
21:32' - 10/08/2022
Ngày 10/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 965/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài theo hướng bền vững
20:13' - 10/08/2022
Từ những ngày đầu thành lập, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đã mang đến những niềm vui và nhiều kỳ vọng tạo sự phát triển đột phá cho tỉnh Tây Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào để ngành du lịch “cất cánh”?
19:18' - 10/08/2022
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, cần có giải pháp mạnh mẽ hơn nữa đối với phát triển ngành dịch vụ, du lịch để thực sự xứng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án Vành đai 4
19:16' - 10/08/2022
Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh vừa ký quyết định giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Tp. Hồ Chí Minh, đoạn cầu qua sông Sài Gòn – kênh Thầy Cai.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Đường bộ Việt Nam lên tiếng vụ dán chồng thẻ thu phí ETC
18:55' - 10/08/2022
Việc dán chồng thẻ là không tuân thủ quy chế phối hợp trong quá trình triển khai cung cấp dịch vụ ETC theo hợp đồng kết nối hệ thống ETC giữa Công ty VDTC và Công ty VETC.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội - Viên Chăn xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch
18:38' - 10/08/2022
UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, với chủ đề "Hà Nội - Viêng Chăn, Hợp tác cùng phát triển".
-
Kinh tế Việt Nam
Khi nào khởi công dự án nâng cấp sân bay Côn Đảo?
18:17' - 10/08/2022
Đại diện Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông Vận tải) cho hay, chậm nhất phải tháng 6/2023 mới có thể khởi công được dự án nâng cấp sân bay Côn Đảo.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Làm mới sản phẩm du lịch
17:14' - 10/08/2022
Tiếp tục Phiên họp thứ 14, chiều 10/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề văn hóa, thể thao và du lịch.