Chuỗi cung ứng toàn cầu có thể bị ảnh hưởng do virus Corona
Trong bài viết đăng tải trên tờ Sydney Morning Herald, nhà báo kinh tế Stephen Bartholomeusz nhận định rất khó để có thể dự đoán được tầm ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư và cả các nhà hoạch định kinh tế, tất cả hiện mới chỉ dừng lại ở mức độ ước tính thiệt hại mà loại virus này gây ra cho nền kinh tế toàn cầu.
Đó là lý do tại sao các thị trường tài chính đều đang quay vòng. Giá dầu thế giới đã sụt giảm mạnh kể từ khi dịch bệnh bùng phát, trong khi giá quặng sắt chạm ngưỡng 10 USD/tấn và đậu tương, mặt hàng vốn được cho là hưởng lợi từ thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng giảm khoảng 8%.
Tín hiệu vội vã tìm kiếm nơi trú ẩn tài chính an toàn được quan sát thấy trong động thái tăng cường đồng đô la Mỹ (USD) trong các giỏ tiền tệ của hầu hết các đối tác thương mại lớn. Động thái này khiến cho nhiều đồng tiền khác, trong đó có đồng đô la Australia (AUD), trở nên suy yếu hơn.
Rõ ràng nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị virus tấn công mạnh mẽ. Tâm điểm của cuộc khủng hoảng, thành phố Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc, là các trung tâm sản xuất, vận chuyển và hậu cần chính của cả nước. Hơn 50 triệu người trong tỉnh này đã bị “giam lỏng” tại một khu vực cách ly lớn nhất thế giới.
Virus đang lây lan nhanh chóng khắp Trung Quốc. Hầu hết các trường hợp xác nhận nhiễm virus Corona, cho đến nay, đều ở Trung Quốc, chỉ có một số ít người thuộc các quốc gia khác bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới sẽ gặp phải tác động tiêu cực, với mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài của dịch bệnh.
Ở cấp độ kinh tế, cho tới nay, những phản ứng có thể quan sát được của các nhà chức trách Trung Quốc đã được đo lường, thông qua hành động bơm một khoản thanh khoản trị giá 173 triệu USD vào thị trường tài chính trong ngày 3/2.
Mặc dù vậy, biện pháp này đã hoàn toàn thất bại đối với việc ngăn chặn thị trường chứng khoán của nền kinh tế thứ hai thế giới sụt giảm khoảng 8%, mức giảm mạnh nhất trong vòng một ngày, kể từ năm 2015.
Trung Quốc cũng lựa chọn bắt tay vào một chương trình kích thích quy mô lớn, dỡ bỏ một số hạn chế trên hệ thống ngân hàng “bóng tối” và mở cửa ngân khố quốc gia cho một chương trình chi tiêu cơ sở hạ tầng khổng lồ. Tuy nhiên, khả năng ứng phó của Trung Quốc đối với cuộc khủng hoảng tài chính bị hạn chế bởi chính mức độ đòn bẩy trong hệ thống tài chính của nước này.
Đối với các nền kinh tế khác, dịch bệnh có thể đảm bảo rằng, ít nhất, các chính sách tài chính và tiền tệ sẽ tiếp tục được nới lỏng. Đây được xem là một biện pháp tự vệ hữu hiệu để chống lại sự suy thoái toàn cầu do virus Corona gây ra.
Việc cắt giảm lãi suất nhiều hơn và các chính sách tiền tệ độc đáo (chính sách nới lỏng định lượng – QE) sẽ được cân nhắc, trong một chừng mực nào đó, hiệu suất liên tục của thị trường tài chính đã trở nên phụ thuộc vô cùng lớn vào mức độ thanh khoản dễ dàng.
Trung Quốc đóng góp khoảng một phần ba tăng trưởng kinh tế toàn cầu và kinh tế thế giới đang ở trạng thái khá “mong manh”. Virus corona sẽ loại bỏ một vài thứ ra khỏi tăng trưởng toàn cầu với mức độ lan rộng – và, một lần nữa, quãng thời gian kéo dài của dịch bệnh sẽ là yếu tố xác định mức độ nghiêm trọng của các tác động có thể xảy ra.
Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã có tác động rõ rệt đến chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Mặc dù Trung Quốc vẫn giữ vai trò là trung tâm của chuỗi cung ứng thế giới, nhưng nhiều hoạt động sản xuất đã được chuyển dịch đến các quốc gia khác ở châu Á. Nếu không có sự xuất hiện của virus Corona, dự kiến xu hướng này sẽ tiếp tục tăng tốc trong thời gian tới.
Hoạt động chuyển hướng từ trung tâm sản xuất then chốt của thế giới dự báo sẽ có sự phát triển ồ ạt, với khả năng khiến chuỗi cung ứng toàn cầu được định hình lại đáng kể, thậm chí, bị đánh sập và đảo ngược sự toàn cầu hóa của các hoạt động kinh tế.
Khả năng đáp ứng các cam kết của Trung Quốc trong thỏa thuận thương mại vừa đạt được với Mỹ vào cuối năm ngoái đã trở thành một câu hỏi lớn.
Bắt đầu từ tháng này, Trung Quốc dự kiến sẽ mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ (tính theo giá trị nhập khẩu năm 2017), với 76,7 tỷ USD trong năm nay và 123,3 tỷ USD trong năm tiếp theo.
Ngay cả khi virus Corona chỉ tồn tại trong một quãng thời gian ngắn, thì nó vẫn sẽ tạo ra những tác động “khó chịu” đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế vốn đã suy yếu của Trung Quốc. Năm 2019, tăng trưởng kinh tế tại quốc gia lớn nhất châu Á chỉ dừng ở mức 6,1%, thấp nhất trong ba thập kỷ gần đây. Sự tăng trưởng chậm và các lệnh hạn chế đi lại lan rộng cả trong và ngoài Trung Quốc, chắn chắn sẽ tác động đến khả năng thực hiện các cam kết đó.
Có một điều khoản "thoát ra" trong thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cho phép hai bên được tham vấn trong trường hợp thiên tai hoặc gặp những sự cố không lường trước được.
Trung Quốc có khả năng sẽ viện dẫn điều khoản này, nhưng đối với Mỹ đó là một điều hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với giới nông dân và khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm nay.
Thị trường tài chính thế giới năm 2020 lẽ ra là một năm với nhiều hứa hẹn và tích cực, sau khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tạm dừng cuộc chiến thương mại. Căng thẳng giữa Mỹ cùng Liên minh châu Âu với tiến trình Brexit, chỉ việc Anh rời liên minh này, là tác nhân lớn nhất có khả năng tạo của bất kỳ mối đe dọa mới nào, trong điều kiện không xuất hiện dịch bệnh.
Virus Corona liệu sẽ lan rộng hay sớm được khống chế và dập tắt (trong quá khứ, các dịch bệnh lớn khác như SARS hoặc cúm gia cầm đều chỉ tồn tại trong thời gian khá ngắn), ít nhất là nửa đầu năm nay? Kinh tế thế giới có khả năng sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều biến động với tốc độ tăng trưởng có phần thấp hơn so dự báo trước đó./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Dịch do virus Corona: OPEC+ kêu gọi gia hạn cắt giảm sản lượng dầu mỏ
11:59' - 09/02/2020
OPEC và một số nước ngoài nhóm này đã khuyến nghị gia hạn thời gian cắt giảm sản lượng dầu mỏ đến hết năm 2020 và tiếp tục giảm thêm sản lượng đầu ra do tác động của dịch bệnh do virus Corona.
-
Doanh nghiệp
Dịch do virus Corona: Doanh nghiệp trên toàn cầu ứng phó ra sao?
17:01' - 08/02/2020
Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) đang gây ảnh hưởng sâu rộng đến các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực.
-
Doanh nghiệp
Tác động của dịch do virus Corona với doanh nghiệp Canada
16:20' - 08/02/2020
Nhiều doanh nghiệp Canada bắt đầu cảm nhận được những thiệt hại do dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, khi các kế hoạch hoạt động phải thay đổi, trong khi giá cổ phiếu trượt dốc…
-
Chứng khoán
Nhận định chứng khoán tuần tới: Lưu ý diễn biến dịch do virus Corona
14:23' - 08/02/2020
Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt - BVSC dự báo VN - Index có thể lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 930 - 936 điểm trong những phiên đầu tuần tới và hồi phục tăng điểm trở lại về cuối tuần.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
UNIDO, WTO và IMF lo ngại về tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ
16:23'
Nhiều tổ chức quốc tế như UNIDO, WTO và IMF đã bày tỏ lo ngại về các tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc ứng phó với lệnh kiểm soát xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc
16:07'
Các doanh nghiệp Hàn Quốc như LS và POSCO đang nhanh chóng có biện pháp sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm để đáp trả đòn thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hệ thống điện Indonesia sẽ được bổ sung thêm hơn 2GW trong năm nay
15:37'
Indonesia đặt mục tiêu tăng công suất thêm hơn 2.000 MW, tương đương 2 Gigawatt (GW) điện năng trong năm 2025, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và hướng đến mục tiêu tự chủ năng lượng quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
LNG- giải pháp mới của Trung Quốc trong câu chuyện thuế quan với Mỹ
12:25'
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.