Chuyến công du châu Á của Tổng thống Trump không có nhiều thách thức
Ngày 14/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump rời Philippines kết thúc chuyến công du châu Á kéo dài 12 ngày qua 5 nước.
Chuyến công du dài ngày lần này của ông Trump được giới quan sát đặc biệt quan tâm theo dõi bởi nhiều lý do liên quan đến tính khí cá nhân của Tổng thống, cũng như chiến lược ngoại giao của chính quyền Trump với một khu vực có tầm quan trọng về địa chính trị và kinh tế như châu Á - Thái Bình Dương.
Trước khi Tổng thống Mỹ lên đường, giới quan sát đã đánh giá vòng công du châu Á này như một phép thử cho phong cách ngoại giao của ông Trump cũng như chính sách đối ngoại của Mỹ trong khu vực từng được chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Barack Obama đặt vào trọng tâm của chính sách đối ngoại.
Cuối cùng thì vị Tổng thống tỉ phú của Mỹ đã hoàn thành chuyến công du dài ngày mà không có một sơ xuất gì về lời ăn tiếng nói hay phong cách ngoại giao. Nhưng từ Tokyo, Seoul, Bắc Kinh và Hà Nội rồi qua đến Manila, ngoài những cái bắt tay, những lời tán dương khen ngợi nhau rất xã giao, Tổng thống Mỹ không thể hiện được sự đột phá nào ở tầm chiến lược như dư luận mong đợi.
Qua các bài diễn văn chính thức, những cuộc tiếp tân với lãnh đạo các nước, Tổng thống Trump nhiều lần nhắc lại hai ưu tiên của chính sách Mỹ là gia tăng áp lực với mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên và kêu gọi các đối tác để các doanh nghiệp Mỹ được tiếp cận tốt nhất vào thị trường châu Á.
Các nhà phân tích chính trị tại những nơi ông Trump đi qua đều nhận thấy kết quả chuyến đi 12 ngày vừa qua có phần nghèo nàn để có thể phác họa ra được một chiến lược dài hạn của Mỹ ở khu vực.
Chuyên gia Go Myong Hyun thuộc Viện nghiên cứu chính trị Asan tại Seoul nhận xét với AFP rằng: “Nếu so sánh trước và sau chuyến công du châu Á của ông Trump, thực sự không có gì thay đổi” về hồ sơ Triều Tiên. Ở Nhật Bản hay Hàn Quốc vẫn chỉ là những tuyên bố vỗ về khẳng định lại quyết tâm bảo vệ các đồng minh, cảnh cáo Bình Nhưỡng.
Tổng thống Mỹ vẫn hy vọng sẽ buộc Trung Quốc gây sức ép mạnh hơn với chế độ Bình Nhưỡng, nhưng Bắc Kinh “không hứa hẹn gì mới” - chuyên gia này nói thêm. Hồ sơ Triều Tiên tại Bắc Kinh dường như đã bị các hợp đồng kinh tế xếp lên trên.
Về hồ sơ thương mại, tưởng như Tổng thống Mỹ sẽ phải rất cứng rắn, nhưng tại Bắc Kinh ông Donald Trump quay ngoắt sang đổ lỗi cho nhiều đời Tổng thống tiền nhiệm đã làm cho thâm hụt cán cân buôn bán với Trung Quốc và ông không trách cứ gì ông Tập Cận Bình. Nếu đánh giá về tầm nhìn dài hạn cho các mối quan hệ địa chiến lược trong khu vực trọng yếu đối với Mỹ, có thể nói chuyến công du này của ông Trump là thất vọng.
Một điểm nhấn khác trong chuyến công du châu Á của ông Trump là khi tham dự Diễn đàn kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Tại đây Tổng thống Mỹ cũng không thể hiện được gì hơn ngoài lập trường tâm đắc từ khi còn tranh cử Tổng thống: “Nước Mỹ trước tiên” để cố vẽ bức tranh một nước Mỹ là nạn nhân bị các đối tác thương mại lạm dụng triền miên.
Tầm nhìn của Tổng thống Mỹ về một vùng “Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, rộng mở” vẫn chỉ là phác họa, “còn phải xem khái niệm này được thể hiện cụ thể ra sao” - Giáo sư Yochinobu Yamamoto từ Đại học Niigata nhấn mạnh.
Còn theo ông Ryan Hass, cựu cố vấn về châu Á của Tổng thống Barack Obama, chuyến đi châu Á của Tổng thống Trump càng củng cố thêm cảm nhận rằng “khu vực này đang tiến lên và tăng tốc, trong khi Mỹ lại nhìn về phía sau”.
Chuyến công du kéo dài nhất từ khi bước vào Nhà Trắng cách đây một năm đã đưa ông Trump qua 5 quốc gia. Về mặt nghi thức lễ tân, Tổng thống Mỹ đến nơi nào cũng được lãnh đạo các nước đón tiếp nồng hậu với những nghi thức ngoại giao trang trọng và hoành tráng nhất.
Ở đâu cũng “thảm đỏ như chưa ai được thấy bao giờ” - theo mô tả của ông Trump. Ở đâu ông cũng không quên đánh giá ca tụng mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với lãnh đạo các nước.
Cuối cùng, có thể nói chuyến công du châu Á 12 ngày của ông Doanld Trump là một chuyến đi thuận buồn xuôi gió từ đầu đến cuối, không có nhiều “thách thức” như giới quan sát đã dự báo hay trông đợi trước đó./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng ra thông cáo hoan nghênh kết quả chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống D.Trump
13:08' - 14/11/2017
Ngày 14/11, Nhà Trắng đã ra thông cáo hoan nghênh kết quả chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Mỹ Donald Trump kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam
16:02' - 12/11/2017
Chiều 12/11, Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Donald Trump rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ ngày 11-12/11/2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Donald Trump thăm Việt Nam: Mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa hai bên
16:37' - 09/11/2017
Nhiều cơ hội hợp tác đang mở ra trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại ngày càng được tăng cường.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc
14:58' - 08/11/2017
Chiều 8/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tới thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đến Trung Quốc: Hướng đi nào cho quan hệ Mỹ-Trung
11:12' - 08/11/2017
Khó có thể đoán được diễn biến chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump bởi không thành viên nào trong chính quyền của ông tiết lộ về chính sách toàn diện của Mỹ đối với châu Á.
-
Kinh tế Việt Nam
Báo chí Mỹ nhận định về chuyến tham dự APEC tại Việt Nam của Tổng thống Donald Trump
13:13' - 04/11/2017
Một trong những trọng tâm ngoại giao trong chuyến công du châu Á lần này của Tổng thống Donald Trump chính là sự trở lại Việt Nam của Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tin tưởng tương lai tươi sáng của quan hệ song phương
10:44'
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B. Shear nhận định quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ đã đạt được những tiến triển to lớn, đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 30% hàng nhập từ Mexico, cảnh báo mở rộng nếu không hợp tác chặt chẽ
09:45'
Trong một sắc lệnh công bố ngày 12/7/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp mức thuế 30% lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20'
Tuần qua có các sự kiện kinh tế thế giới nổi bật như lần đầu Việt Nam tham gia BRICS, Mỹ thông báo mức thuế quan mới đối với hơn 20 quốc gia, Bitcoin lần đầu tiên tăng vượt ngưỡng 118.000 USD/BTC...
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19' - 12/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09' - 12/07/2025
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29' - 12/07/2025
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46' - 12/07/2025
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10' - 12/07/2025
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.