Chuyển đổi số - Bài 3: Chuẩn bị nguồn lực

15:50' - 13/04/2020
BNEWS Việc chuyển đổi số và sự vào cuộc nhanh chóng của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ EVN mà các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế cũng đang thiếu nguồn lực cho các dự án này.
Để thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thành lập Ban chỉ đạo 4.0 từ năm 2018 do Chủ tịch EVN làm Trưởng ban, các thành viên gồm tất cả các lãnh đạo cao nhất của các đơn vị. Điều này cho thấy sự vào cuộc của EVN là rất nhất quán.

Đây là nhiệm vụ quan trọng để EVN sớm trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu tại Việt Nam áp dụng khoa học công nghệ 4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó sức ép đối với Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT) để triển khai nhiệm vụ trên là rất lớn.

Ban Lãnh đạo EVNICT ngay từ đầu đã chỉ rõ đây phải  là đơn vị trụ cột và là đơn vị tiên phong, làm nền tảng  trong việc cụ thể hóa các công việc liên quan CMCN lần thứ tư.

Việc chuẩn bị nguồn nhân lực sẽ yếu tố vô cùng quan trọng để thực hiện thành công cuộc cách mạng này. Do vậy, thời gian qua EVNICT và các đơn vị liên quan trong tập đoàn đã rất quan tâm đến nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) cả về số lượng và chất lượng. Hầu hết các phần mềm dùng chung của EVN và các đơn vị trực thuộc EVN đã và đang do EVNICT xây dựng và phát triển.

Đến nay, các phần mềm như CMIS, VNHES, PMIS, HRMS, đầu tư xây dựng, E-Office…đã hoạt động ổn định đem lại nhiều kết quả và giải thưởng về cho EVN. Điều này cũng khẳng định  nguồn lực CNTT của EVN có đủ khả năng đảm đương các dự án lớn có hàm lượng công nghệ cao.

Hiện tại việc ra đời Trung tâm phát triển phần mềm thuộc EVNICT với hơn 100 kỹ sư phần mềm có bề dày kinh nghiệm xây dựng phần mềm, hiểu biết nghiệp vụ và kỹ thuật công nghệ cao trong ngành điện cho thấy đây là một lợi thế rất lớn của EVN trong việc triển khai thành công cuộc CMCN lần thứ tư trong thời gian tới.

Tuy nhiên với việc chuyển đổi số và sự vào cuộc nhanh chóng của CMCN lần thứ tư không chỉ EVN mà các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế cũng đang thiếu nguồn lực cho các dự án này. Với EVNICT sẽ lấy phương châm phát huy hết nguồn lực nội tại làm nòng cốt kết hợp với các đối tác lớn về 2 nội dung.

Cụ thể với các Đề án CMCN lần thứ tư đã có sản phẩm tương tự, EVNICT sẽ phối hợp với các Tập đoàn FPT,Viettel, CMC, VNPT.. ở trong nước; với các hãng công nghệ lớn trên thế giới như Oracle, Ibm, Microsoft,Sap,Tipco….; Các hãng kiểm toán lớn nhất thế giới về CNTT để tư vấn chuyển đổi số và CMCN lần thứ tư như: PricewaterhouseCoopers, Deloitte, Ernst and Young, KPMG; Các công ty CNTT chuyên về ngành điện như KDN-Kepco (Hàn quốc), Công ty Tepco  của Nhật Bản…

Với các Đề án CMCN lần thứ tư mới và chưa có sản phẩm tương tự, EVN đã chuyển sang Đề tài nghiên cứu khoa học theo hướng hợp tác với các trường Đại học lớn như Bách khoa, Công nghệ…để cùng thực hiện

Hiện EVN đã xây dựng chiến lược và định hướng phát triển CNTT giai đoạn 2020-2025 gắn liền với các dự án/đề án “Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN” bao gồm xây dựng kiến trúc CNTT, hạ tầng, An ninh mạng, kiến trúc ứng dụng, tích hợp ứng dụng…. Các ứng dụng đều áp dụng công nghệ hiện đại sát với nhu cầu của EVN.

Theo EVN, việc cùng lúc triển khai rất nhiều hạng mục, chuẩn hóa hệ thống đảm bảo phát triển ổn định trong thời gian tới, đây là một thách thức rất lớn để triển khai thành công và hiệu quả tất cả các hạng mục, thứ tự triển khai các dự án, đồng thời hay song song đều phải được tính toán rất cẩn thận, cân đối các nguồn lực từ trong và ngoài cho từng Đề án/dự án. Do đó việc có một Roadmap tổng thể đã được EVN làm việc với các nhà tư vấn hàng đầu về CNTT trong ngành công nghiệp điện hỗ trợ trong suốt thời gian dài vừa qua…

Điều quan trọng không kém là làm thế nào để kết nối và điều phối để các dự án tổng thể và các dự án thành phần triển khai được thông suốt ? Do đó, EVN đã giao Ban Chiến lược, Viễn thông và CNTT - EVN chủ trì chỉ đạo các đơn vị thực hiện bao gồm: Giao EVNICT thực hiện các đề án nền tảng, kiến trúc…. Các dự án thành phần sẽ được giao cho các đơn vị và Tổng công ty trong tập đoàn thực hiện để sát với nhu cầu của đơn vị và phân tán nguồn lực triển khai đảm bảo tiến độ.

Do vậy đến nay hầu hết các Đề án/dự án thuộc CMCN lần thứ tư đã được phê duyệt chủ trương thực hiện và đã chuyển sang giai đoạn triển khai…. Các dự án phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị sẽ được phân cấp từ các Ban nghiệp vụ của EVN đến các Ban thuộc Tổng công ty các đơn vị cùng giám sát thực hiện. Định kỳ các đơn vị thực hiện dự án có báo cáo kết quả đến Ban chỉ đạo CMCN lần thứ tư của EVN các vướng mắc tiến độ.

Còn tiếp: Bài 4: Trở thành “hệ sinh thái số” vào năm 2025

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục