Chuyển đổi số - Bài 1: Xây dựng EVN trở thành doanh nghiệp số
Chính phủ đang đặt mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số, chia sẻ và kết nối thông tin giữa các cấp. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một thành phần kinh tế trọng điểm nên cũng không nằm ngoài lộ trình này.
Hiện EVN đã ban hành Quyết định 290/QĐ-EVN ngày 6/11/2018 về việc “Phê duyệt Đề án Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN”.
Trong đó đặt mục tiêu xây dựng EVN trở thành doanh nghiệp số trên cơ sở ứng dụng các công nghệ số, công nghệ thông tin và công nghệ của cuộc cách mạng này cho mọi hoạt động từ sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh và dịch vụ khách hàng nhằm mục đích đưa EVN thành Tập đoàn mạnh, phát triển bền vững, hiệu quả, có dịch vụ khách hàng tốt, phấn đấu trở thành Tập đoàn hàng đầu trong khu vực.
Trên thực tế, giai đoạn vừa qua EVN đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực và Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2019 được vinh danh là Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc. Tuy nhiên, để phát triển bền vững EVN cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số toàn diện tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm:
Thứ nhất, nâng cao mức chất lượng dịch vụ khách hàng bằng việc cung cấp dịch vụ điện nhanh chóng, thuận tiện trên nền tảng số.
Thứ hai, tăng cường ứng dụng công nghệ số nhằm cải thiện công tác giám sát, nâng cao hiệu xuất hoạt động quản lý vận hành hệ thống điện và sửa chữa bảo dưỡng thiết bị.
Thứ ba, tối ưu hóa hoạt động quản trị doanh nghiệp để hỗ trợ quản lý vận hành và dịch vụ khách hàng; tăng cường khả năng phân tích và ra quyết định dựa trên dữ liệu số.
Thứ tư, tăng cường đào tạo, thay đổi văn hóa làm việc để thúc đẩy sự tham gia của CBCNV EVN vào hệ sinh thái số, cung cấp trải nghiệm người dùng nhằm nâng cao năng suất lao động.
Thứ năm, xây dựng hệ sinh thái số linh hoạt, dễ dàng thay đổi và mở rộng theo nhu cầu phát triển ngày càng tăng của EVN.
Quá trình chuyển đổi số phải gắn liền với chiến lược phát triển, phù hợp với các chính sách phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của ngành điện.
Như vậy triển khai Quyết định 290/QĐ-EVN, EVN đã giao Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT) thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng điểm với mục tiêu xây dựng doanh nghiệp số.
Qua quá trình thực hiện EVNICT nhận thấy, có nhiều khái niệm khác nhau về Doanh nghiệp số, nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Tuy nhiên đối với EVN, Doanh nghiệp số có thể hiểu bao gồm 3 thành phần chính, gồm:Hệ thống thực, bao gồm hệ thống máy móc, thiết bị và quy trình thực phục vụ hoạt động sản xuất kinh, doanh và vận hành hệ thống điện trong EVN. Hệ thống ảo hay phiên bản số của hệ thống thực là kết hợp sử dụng nhiều công nghệ như IoT, Bigdata, Cloud, Blockchain… để thu thập dữ liệu, mô phỏng hệ thống thực nhằm cải thiện sự hiểu biết, hình dung, dự đoán và tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống thực.
Phiên bản số hệ thống thực bao gồm các hệ thống giám sát điều khiển, mô phỏng, các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) số hóa các quy trình nghiệp vụ, các hệ thống ra quyết định… phục vụ cho các hoạt động của Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Con người có đủ kiến thức và năng lực để vận hành các hệ thống thực, ảo.
Để trở thành doanh nghiệp số, EVN phải trải qua quá trình chuyển đổi số trên các mặt: công nghệ, quy trình và con người. Về công nghệ, EVN đã và đang nâng cấp, triển khai các hệ thống giám sát điều khiển phục vụ cho hoạt động sản xuất, vận hành hệ thống điện như các hệ thống: SCADA/EMS, SCADA/DMS; Tổ chức nghiên cứu, triển khai giải pháp tích hợp và xây dựng dữ liệu dùng chung để chia sẻ trong toàn Tập đoàn.
Cùng với đó, tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc chuyển đổi số của EVN như: hệ thống mạng đường truyền, hệ thống máy chủ phục vụ triển khai các giải pháp số; Nghiên cứu triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống CNTT của Tập đoàn. Đồng thời xây dựng và triển khai các giải pháp CNTT phục vụ hoạt động quản lý, quản trị trong toàn Tập đoàn.
Về việc chuyển đổi quy trình (quy trình sản xuất kinh doanh, quy trình vận hành) là một quá trình thường xuyên liên tục đã và đang được Tập đoàn chủ trì thực hiện nhằm tối ưu hóa các hoạt động sản xuất, kinh doanh và vận hành.
Để thực hiện nội dung này, EVNICT đã và đang số hóa các quy trình được Tập đoàn phê duyệt thông qua các ứng dụng CNTT trên các lĩnh vực: Quản lý kỹ thuật, kinh doanh dịch vụ khách hàng, hoạt động quản trị doanh nghiệp, hoạt động quản lý đầu tư xây dựng.
Đối với việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng quy trình và giải pháp công nghệ mới, thay đổi văn hóa làm việc, Tập đoàn đang chủ trì thực hiện công việc này trong đề án “Quản trị nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và tầm nhìn đến năm 2030”.
Đánh giá của lãnh đạo EVN cho thấy, “Xây dựng doanh nghiệp số” tại EVN là một nhiệm vụ lớn, cần nhiều năm thực hiện với sự tham gia của nhiều thành phần dưới sự chủ trì của Tập đoàn. Với chức năng nhiệm vụ của mình, EVNICT là thành phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi công nghệ của Tập đoàn.
Sau một năm nghiên cứu, thử nghiệm, ngày 21/2/2020 tại văn bản 954/EVN-CL, Ban chỉ đạo ứng dụng công nghệ của cuộc CMCN lần thứ tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chính thức thông qua 7 nhiệm vụ trọng điểm để EVNICT tiếp tục thực hiện.
Đó là: Xây dựng mô hình doanh nghiệp số trong lĩnh vực điện lực và lộ trình chuyển đổi số cho EVN; Triển khai giải pháp tích hợp và quản trị dữ liệu dùng chung; Xây dựng hệ thống EVN Cloud; Triển khai hệ thống hỗ trợ ra quyết định (BI) khai thác dữ liệu từ hệ thống phần mềm dùng chung.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để nghiên cứu, phân tích hành vi, xu hướng, dự báo và nhu cầu của khách hàng thông qua tập các cuộc gọi tới Trung tâm Chăm sóc khách hàng nhằm tối ưu hiệu suất hoạt động; Tin học hóa quy trình sửa chữa bảo dưỡng thiết bị điện theo phương pháp RCM; Xây dựng ứng dụng người lao động trên di động phục vụ người lao động sử dụng CBCNV trong Tập đoàn.
Đặc biệt, một số đề án, đề tài, dự án thành phần EVNICT đang tổ chức thực hiện là nền tảng cơ sở cho việc chuyển đổi số; trong đó có Xây dựng mô hình doanh nghiệp số trong lĩnh vực điện lực và lộ trình chuyển đổi số cho EVN.
Quy hoạch tập trung và chuyển dịch hạ tầng công nghệ thông tin của Tập đoàn Điện lực Việt Nam lên môi trường điện toán đám mây; Nghiên cứu triển khai giải pháp tích hợp và quản trị dữ liệu dùng chung; Triển khai hệ thống hỗ trợ ra quyết định (BI) khai thác dữ liệu từ hệ thống phần mềm dùng chung.
Còn tiếp: Bài 2: EVN triển khai cách đây 20 năm
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
EVN lý giải về hóa đơn tiền điện tháng 3 tăng cao
09:55' - 12/04/2020
Trước thông tin liên quan đến hóa đơn tiền điện tháng 3/2020 bất ngờ tăng cao so với các tháng trước đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có lý giải nguyên nhân về vấn đề này.
-
Doanh nghiệp
EVNSPC chung tay phòng chống dịch COVID-19
10:13' - 11/04/2020
21 Công ty Điện lực thuộc 21 tỉnh thành phố phía Nam (Tổng công ty Điện lực miền Nam - EVNSPC) đang áp dụng nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
EVNSPC cung cấp đủ điện trên địa bàn các tỉnh miền Nam phòng chống dịch COVID-19
22:23' - 10/04/2020
EVNSPC đang tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép” là vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, liên tục phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
-
Doanh nghiệp
Dịch COVID-19: EVN đảm bảo cung cấp điện trong mọi tình huống
18:12' - 09/04/2020
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị thành viên đang tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
-
Doanh nghiệp
EVN đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin luôn sẵn sàng trước dịch COVID-19
20:55' - 08/04/2020
Công ty Viễn thông điện lực và công nghệ thông tin (EVNICT - EVN) đã xây dựng và triển khai các phương án cụ thể, nhất là trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Hơn 3,3 triệu người dân được hướng dẫn kỹ năng số, sử dụng dịch vụ công
13:30' - 05/07/2025
Nhiều địa phương áp dụng hiệu quả mô hình “1 kèm 1”, trong đó mỗi tình nguyện viên trực tiếp hướng dẫn một người dân theo phương châm “cầm tay chỉ việc”, giúp người học tiếp cận công nghệ dễ dàng hơn.
-
Công nghệ
Bảo đảm an toàn dữ liệu cá nhân của trẻ em trong thời đại số
07:30' - 05/07/2025
Dữ liệu cá nhân, đặc biệt là dữ liệu cá nhân của trẻ em, không chỉ là thông tin đơn thuần mà còn liên quan trực tiếp đến quyền riêng tư, tính an toàn và sự phát triển lành mạnh của trẻ.
-
Công nghệ
Tăng tốc số hóa, nâng hiệu quả chính quyền địa phương sau sắp xếp
13:30' - 04/07/2025
Tỉnh Nghệ An triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó trọng tâm là duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các “Tổ công nghệ số cộng đồng” và “Đội hỗ trợ phản ứng nhanh”.
-
Công nghệ
Intel có thể từ bỏ công nghệ 18A để cạnh tranh với TSMC
08:24' - 04/07/2025
Tân Giám đốc điều hành (CEO) của Intel, ông Lip-Bu Tan, đang xem xét một sự thay đổi mang tính chiến lược đối với mảng kinh doanh gia công chip của công ty nhằm thu hút các khách hàng lớn.
-
Công nghệ
Khử mặn nước biển để cứu nông nghiệp giữa hạn hán lịch sử
15:56' - 03/07/2025
Giữa vùng đất khô hạn Chtouka của Maroc, những cánh đồng cà chua bi vẫn xanh tươi nhờ một nguồn nước duy nhất nước biển đã qua khử mặn.
-
Công nghệ
Microsoft cắt giảm hơn 9.000 nhân viên để đẩy mạnh AI
09:45' - 03/07/2025
Ngày 2/7, Microsoft - Tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ - thông báo cắt giảm khoảng 9.100 nhân viên, đánh dấu đợt cắt giảm lao động lớn nhất của công ty kể từ năm 2023.
-
Công nghệ
Long An: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực số hóa
07:30' - 03/07/2025
Thông qua việc ứng dụng công nghệ số (blockchain, mã QR) trong truy xuất nguồn gốc nông sản, Long An hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp, quảng báo sản phẩm OCOP.
-
Công nghệ
Indonesia tăng cường năng lực về AI và không gian mạng
15:34' - 02/07/2025
Indonesia sẽ thành lập Lực lượng đặc nhiệm trí tuệ nhân tạo (AI) và Không gian mạng quốc gia nhằm tăng cường khả năng kỹ thuật số quốc gia và bảo vệ quyền con người.
-
Công nghệ
Nữ kỹ sư và hành trình số hóa hệ thống cấp nước
13:30' - 02/07/2025
Chia sẻ về định hướng sắp tới, kỹ sư Nhã Thi cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu các công nghệ mới để hỗ trợ vận hành mạng cấp nước thông minh hơn, dựa trên nhu cầu thực tế của người dân.