Chuyển đối số là động lực phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam
Ngày 11/12, diễn ra khai mạc Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam (Diễn đàn Make in Vietnam).
Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thế giới, là yêu cầu khách quan của sự phát triển; chuyển đổi số là vấn đề toàn cầu nên cần có cách tiếp cận toàn cầu; chuyển đổi số phục vụ toàn dân nên cần có cách tiếp cận toàn dân.Người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực của chuyển đổi số. Theo đó, mọi chính sách phải hướng tới người dân, doanh nghiệp; người dân doanh nghiệp tham gia vào quá trình chuyển đổi số, trên tinh thần “hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro”.
Cũng trong khuôn khổ chương trình diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu chứng kiến việc giao nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia gồm 35 nền tảng công nghệ số thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau; dự lễ công bố và trao Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số "Make in Vietnam" ("Sản xuất tại Việt Nam") năm 2021 và dự triển lãm giới thiệu các sản phẩm công nghệ số "Make in Vietnam".Tại diễn đàn, chia sẻ về tầm quan trọng của công nghệ số trong việc khôi phục ngành du lịch, ông Nguyễn Lê Phúc - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, với khách du lịch, kể từ khi tìm kiếm điểm đến, dịch vụ, cho đến việc trải nghiệm và phản hồi đều được thực hiện qua chiếc điện thoại thông minh.Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới, tổng lượng du khách quốc tế trong năm 2020 giảm 70% so với năm 2019, lùi về thời điểm những năm 1990.
Hiện Việt Nam đang xây dựng cơ sở dữ liệu của khoảng 14.000 khách sạn và hệ thống dữ liệu về các cơ sở cung cấp dịch vụ lữ hành. Nhiều địa điểm du lịch tại Việt Nam cũng đã triển khai vận hành các ứng dụng phần mềm chatbot, thực tế ảo và các bốt cung cấp thông tin du lịch trên địa bàn. Các doanh nghiệp trong ngành du lịch đều đã ứng dụng công nghệ để quản lý và bán hàng trên môi trường mạng. Các sàn thương mại điện tử du lịch hiện chiếm khoảng 20% thị phần, các ứng dụng vận chuyển số của Việt Nam chiếm khoảng 13% thị phần trong nước. Theo ông Phúc, vấn đề nhận thức, rào cản pháp lý và nguồn lực là những rào cản lớn trong việc ứng dụng công nghệ số vào phát triển ngành du lịch. Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 đang gây nên những đứt gãy chuỗi cung ứng đối với ngành du lịch toàn cầu. Tổng cục Du lịch Việt Nam cho rằng, để chuyển đổi số ngành du lịch, việc liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp, vùng, địa phương và tour tuyến điểm để hình thành một hành lang du lịch xanh, du lịch bền vững là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, cần hình thành mạng lưới kết nối dữ liệu để quản lý, phục vụ du khách, phát huy mạnh mô hình kết nối công - tư trong ngành du lịch. Chia sẻ tại diễn đàn doanh nghiệp công nghệ số Make in Vietnam, ông Nguyễn Thành Trung - CEO Sky Mavis, đơn vị phát triển tựa game đình đám Axie Infinity cho biết, phát triển lĩnh vực tài sản số là cơ hội để Việt Nam sánh vai với các cường quốc kinh tế. Theo ông Trung, các hoạt động đầu tư trên thế giới trong vòng 2 năm qua chủ yếu được đổ dồn vào các lĩnh vực ít bị tác động bởi COVID-19. Trong bức tranh toàn cảnh đó, công nghệ Blockchain nổi lên như một xu hướng rất nóng trong thời gian gần đây.Chỉ trong vòng 2 năm qua, các chỉ số về Blockchain trên thế giới đã tăng trưởng rất mạnh. Tổng vốn hóa trong lĩnh vực này là 15.000 tỷ USD, tăng gần 5 lần so với năm 2020.Theo ông Nguyễn Thành Trung, Việt Nam cần có cách tiếp cận mở hơn đối với vấn đề liên quan đến tài sản số. Nếu không có sự tạo điều kiện cho các startup Việt, chúng ta sẽ không đem được những lợi thế của các công ty Việt để phát huy nó trên sân nhà. Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, COVID-19 là cơ hội để số hóa các tài nguyên đang có. Về vấn đề này, ông Nguyễn Lê Phúc - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, Việt Nam hiện đã số hóa bảo tàng, nhà hát... và dự kiến đến năm 2022 sẽ số hóa khoảng 20 điểm du lịch của các tỉnh, rồi kết nối liên thông các hệ thống đó.Nói về hoạt động của ngành điện, ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, đến năm 2022, tập đoàn sẽ thực hiện xong kế hoạch chuyển đổi số để đến 2025 trở thành một doanh nghiệp công nghệ số.
Ngành điện Việt Nam hiện đứng trước 3 thử thách lớn, đó là xu hướng phi carbon hóa, xu hướng phi tập trung hóa và xu hướng tự do hóa ngành Điện (triển khai thị trường bán lẻ cạnh tranh). Ngành điện muốn công tác chuyển đổi số triển khai nhanh hơn. Ngành điện cũng sẵn sàng cung cấp các API để các doanh nghiệp ngoài ngành kết nối và phát triển một hệ sinh thái trên nền tảng của ngành điện lực. Ông Lâm mong muốn mọi người cùng ra đề bài để có thể giải nhiều hơn các bài toán của ngành điện lực Việt Nam trong thời gian tới./.- Từ khóa :
- Sô hóa
- chuyển đổi số
- Diễn đàn Make in Vietnam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chuyển đổi số phải tránh 2 khuynh hướng “cầu toàn, nóng vội”
18:45' - 11/12/2021
Chiều 11/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ III với chủ đề "Chuyển đổi số - động lực phục hồi và phát triển kinh tế".
-
Công nghệ
Kết luận của Thủ tướng về chuyển đổi số
09:34' - 11/12/2021
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 331/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp lần thứ nhất của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ngày 30/11/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09' - 03/07/2025
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34' - 03/07/2025
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.
-
DN cần biết
Vương quốc Anh kết luận rà soát biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu
18:38' - 02/07/2025
Danh sách các nước đang phát triển được miễn trừ sẽ được UK thông báo cập nhật theo Điều 9.1 của Hiệp định về Biện pháp Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
DN cần biết
Bước đệm chính sách cho đổi mới sáng tạo từ mô hình PPP
18:19' - 02/07/2025
Luật PPP (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 57/2024QH15) đã mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đối với tất cả các lĩnh vực, bãi bỏ quy mô vốn tối thiểu đối với dự án PPP.
-
DN cần biết
Đề xuất tổng kết chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
18:18' - 02/07/2025
Bộ Công Thương vừa có văn bản 4756/BCT-PC ngày 30/6/2025 về việc phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025.