Chuyển đổi số trong nông nghiệp ĐBSCL - Bài 1: Cuộc cách mạng trên cánh đồng
Chuyển đổi số trong nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn một số khó khăn, thách thức, nhưng các địa phương vẫn quyết tâm thực hiện, hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp sạch, hiện đại, giúp nông dân phát triển kinh tế và ngày càng có trách nhiệm hơn với thiên nhiên.
Bài 1: Cuộc cách mạng trên cánh đồngCông việc đồng áng của người nông dân đã thay đổi hẳn, từ “trông trời, trông đất, trông mây”, giờ đây, vật bất ly thân của họ là chiếc điện thoại thông minh. Từ truyền thống đến hiện đại, cuộc cách mạng chuyển đổi số trong nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra từng ngày từng giờ.
*Làm nông bằng công nghệ Nở nụ cười sảng khoái trên gương mặt đen sạm vì nắng gió, nông dân Nguyễn Văn Khanh đón chúng tôi giữa cái nắng chói chang và bạt ngàn ruộng lúa sắp bước vào kỳ thu hoạch. Vừa dẫn chúng tôi ra xem lúa, anh vừa chỉ tay lên chiếc máy bay không người lái đang bay phía trên rồi nói: “Tôi mua luôn chiếc T10 này đó, rồi thuê người về vận hành, máy đang phun dưỡng hạt hữu cơ để hạt chắc mẩy. Giờ làm lúa hiện đại rồi, không còn như xưa đâu, máy móc lo nhiều khâu rồi”. Nông dân tiêu biểu vùng đất sen hồng Nguyễn Văn Khanh, người được biết đến khi thành công với giống lúa Nhật trên cánh đồng huyện Tam Nông (Đồng Tháp), đến nay đã tích tụ được diện tích sản xuất lúa 120 ha.Anh kiên quyết theo con đường sản xuất lúa tiêu chuẩn VietGAP để hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, tạo nên sản phẩm gạo chất lượng, an toàn và giảm thiểu tác hại của phân bón, thuốc hoá học ra môi trường. Chiếc máy bay không người lái cùng hàng loạt máy móc cơ giới khác là những phương tiện hữu ích giúp anh theo đuổi mục tiêu này.
Anh Khanh cho biết: “Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP khác với sản xuất nông nghiệp truyền thống dùng nhiều phân bón, thuốc hoá học như hiện nay. Một năm làm ba vụ lúa, chừng đó phân và thuốc, nguồn nước cũng như đất đai sẽ rất ô nhiễm.Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào quy trình sản xuất lúa sẽ làm giảm năng suất, nhưng với việc sản xuất quy mô lớn, khép kín quy trình và sử dụng công nghệ hiện đại trong quá trình chăm sóc, giá thành sản xuất sẽ giảm bớt, trong khi giá bán sản phẩm sẽ cao hơn”.
Hiểu được tầm quan trọng của công nghệ hiện đại trong ngành sản xuất lúa gạo, anh Khanh đầu tư hàng loạt máy móc hiện đại như: Máy bay không người lái, máy bơm điện, máy cày, máy xới đất, máy gặt đập liên hợp, máy xúc…Anh cũng áp dụng các hệ thống cảm biến thông minh trên đồng ruộng để thông qua chiếc điện thoại thông minh, nắm rõ tình hình, chất lượng nguồn nước, tình hình sâu bệnh, những thay đổi của thời tiết và chủ động đưa ra phương án xử lý. Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, để chăm sóc 120 ha lúa, anh Khanh chỉ cần 30 nhân công.
Tiếp tục thực hiện ước mơ nông nghiệp sạch, tháng 1/2024, anh Khanh quyết định đưa 32 ha diện tích lúa của mình vào tham gia dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”.Với dự án này, dự kiến trong 6 mùa vụ liên tiếp từ năm 2023 - 2028, bằng nguồn vốn tài trợ 17 triệu đô la Australia (AUD) của Chính phủ Australia, dưới sự vận hành của Tổ chức Phát triển Hà Lan, phối hợp cùng ngành nông nghiệp 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang, sẽ có khoảng 200.000 ha lúa được chuyển đổi sang hướng sản xuất bền vững, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường.
* Lúa chất lượng cao, giảm phát thải
Đánh giá tình hình phát triển, sản xuất lúa gạo hiện nay ở huyện Tam Nông, ông Lâm Trọng Nghĩa, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tam Nông cho biết, trong bối cảnh người nông dân ngày càng khó quyết định giá bán cho sản phẩm lúa gạo, việc giảm triệt để chi phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu và công lao động đồng nghĩa với tăng lợi nhuận, dù năng suất có thể không tăng so với phương pháp truyền thống.Với huyện Tam Nông nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung, mặc dù không chịu nhiều ảnh hưởng từ xâm nhập mặn, nhưng thách thức lớn là thời tiết bất thường, không theo chu kỳ hàng năm. Nắng nóng hay mưa kéo dài đều có thể gây thiệt hại cho sản xuất. Bởi vậy, việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại đã giúp tăng sức chống chịu biến đổi khí hậu cho cây lúa, đảm bảo năng suất và chất lượng.
Theo bà Trần Thu Hà, Giám đốc dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”, dự án đã huy động 11 doanh nghiệp có uy tín trong ngành hàng lúa gạo tham gia hợp tác cùng nông dân, hợp tác xã các địa phương.Các doanh nghiệp này đều đưa đến các gói công nghệ ưu việt để đảm bảo ít nhất người nông dân có 30 % lợi nhuận từ sản xuất lúa khi thực hiện hợp đồng thu mua. Sản phẩm có thể tham gia phân khúc gạo cao cấp; khi bán được tín chỉ carbon, doanh nghiệp cũng sẽ chia sẻ lợi nhuận cho nông dân.
“Bước đầu, đã có hơn 8.000 ha lúa đăng ký tham gia dự án. Các hoạt động sẽ tạo nền tảng lợi ích để sau này, doanh nghiệp và bà con nông dân có thể tự liên kết. Dự án đã đưa ra một hệ thống đo đạc, báo cáo và tính toán lượng giảm phát thải khí nhà kính (MRV), được Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu công nhận, có thể ứng dụng trên quy mô lớn. Tín chỉ carbon từ dự án không chỉ giao dịch ở cấp dự án hoặc cấp quốc gia, mà còn có thể đưa ra thị trường carbon tự nguyện quốc tế”, bà Hà cho biết thêm. Theo định hướng triển khai đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030", huyện Tam Nông đã đăng ký đến cuối năm 2023, có khoảng 4.900 ha lúa tham gia đề án, năm 2025 là 12.000 ha, năm 2030 là hơn 29.000 ha - tương đương toàn bộ diện tích lúa của huyện. Việc nhân rộng diện tích canh tác lúa giảm phát thải đang được thực hiện khẩn trương hơn bao giờ hết. Theo ông Lâm Trọng Nghĩa, các hộ nông dân Tam Nông tham gia dự án có bước đệm tốt là đã triển khai các kỹ thuật canh tác áp dụng công nghệ hiện đại, ứng phó biến đổi khí hậu từ nhiều năm nay; nếu có hướng dẫn cụ thể sẽ tạo động lực mạnh mẽ hơn nữa cho ngành nông nghiệp địa phương.Người nông dân sẽ ngày càng hiểu tầm quan trọng của công nghệ hiện đại trong quy trình sản xuất lúa gạo, từng bước tham gia chuyển đổi diện tích lúa sang hữu cơ áp dụng khoa học - công nghệ hiện đại, trở thành phong trào cho toàn bộ vùng đất sen hồng này.
Bài cuối: Xu thế tất yếu
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cập nhật xu hướng chuyển đổi số
15:24' - 04/04/2024
Không riêng Thành phố Hồ Chí Minh mà xu hướng du lịch tự túc đang mang lại nhiều cơ hội đổi mới cho thị trường Việt Nam, đi cùng với đó là những thách thức không nhỏ cho cộng đồng doanh nghiệp.
-
Tài chính & Ngân hàng
Agribank - nhiều dấu ấn trong hành trình chuyển đổi số
09:36' - 03/04/2024
Agribank mở rộng kết nối với số lượng trên 45 triệu giao dịch, tổng giá trị giao dịch đạt 60 nghìn tỷ đồng, góp phần tích cực phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số giúp hợp tác xã tăng lợi nhuận 2,5 lần
10:32' - 31/03/2024
Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số vào sản xuất kinh doanh đã mang lại lợi nhuận cao hơn cho các hợp tác xã truyền thống ở Ninh Bình từ 2 đến 2,5 lần, góp phần tăng thu nhập cho các thành viên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.