Chuyển đổi vắc xin bại liệt không ảnh hưởng đến sức khỏe và lịch tiêm chủng của trẻ
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên TTXVN đã trao đổi với Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) về lý do thay thế, hiệu quả phòng bệnh của loại vắc xin mới này và kế hoạch thay thế chuyển đổi sử dụng loại vắc xin này tại Việt Nam.
* Phóng viên: Bệnh bại liệt tại Việt Nam có phải bệnh phổ biến không, thưa ông?
* Viện trưởng Đặng Đức Anh: Bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Polio (bại liệt) gây ra. Vi rút bại liệt gồm 3 tuýp 1, 2 và 3. Sau khi vào cơ thể vi rút sẽ xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây nên tổn thương ở các tế bào thần kinh vận động. Bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng liệt không hồi phục và tàn tật suốt đời. Vi rút bại liệt có thể lây, gây thành dịch lớn nếu miễn dịch cộng đồng thấp (tỷ lệ uống vắc xin phòng bệnh thấp).
Bệnh rất dễ lây. Hầu hết trẻ em sống cùng nhà hoặc tiếp xúc với người mang mầm bệnh có thể bị nhiễm vi rút. Người bệnh có khả năng đào thải vi rút từ 10 ngày trước đến 14 ngày sau khi phát bệnh. Những người lành mang vi rút cũng có thể trở thành nguồn truyền bệnh.
Tại Việt Nam, trước khi có vắc xin phòng bệnh, bệnh bại liệt là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và để lại di chứng nặng nề ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh bại liệt đã từng gây ra các vụ dịch qui mô lớn với nhiều trường hợp mắc và tử vong.
Nhờ triển khai uống vắc xin phòng bệnh bại liệt và nhiều năm duy trì tỷ lệ uống vắc xin ở mức cao trên 90%, bệnh bại liệt đã dần được khống chế, ca bệnh cuối cùng được ghi nhận tại Việt Nam là từ năm 1997.
Việt Nam đã chính thức được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000.
Trong 15 năm qua, bên cạnh việc triển khai cho trẻ uống 3 liều vắc xin bại liệt tOPV trong tiêm chủng thường xuyên cho trẻ 2, 3 và 4 tháng, các chiến dịch uống vắc xin bại liệt bổ sung đã được triển khai tại các vùng nguy cơ cao.
Nhờ vậy, Việt Nam đang duy trì thành quả này trong khi vi rút bại liệt vẫn lưu hành trên thế giới.
* Phóng viên: Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt vậy tại sao chúng ta vẫn tiếp tục uống vắc xin này?
* Viện trưởng Đặng Đức Anh: Tại Việt Nam, bệnh bại liệt đã được thanh toán từ năm 2000. Tuy nhiên trong bối cảnh vi rút bại liệt hoang dại vẫn còn lưu hành tại một số quốc gia trên thế giới, trong khi giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng cho thấy nguy cơ lây truyền bệnh bại liệt vẫn còn hiện hữu.
Việc duy trì miễn dịch bảo vệ phòng bệnh bại liệt là rất cần thiết cho đến khi bệnh được thanh toán hoàn toàn trên quy mô toàn cầu. Tạo miễn dịch chủ động thông qua tiêm hoặc uống vắc xin phòng bệnh bại liệt là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Hiện nay có một số loại vắc xin phòng bại liệt bao gồm: Vắc xin OPV chứa 3 tuýp kháng nguyên bại liệt (tOPV) 1,2,3 đã được triển khai cho trẻ 2,3 và 4 tháng tuổi trên thế giới hơn 50 năm qua. Vắc xin an toàn và đạt hiệu quả cao trong phòng bệnh bại liệt.
Vắc xin OPV chứa 2 tuýp kháng nguyên bại liệt (bOPV) 1 và 3, đã được triển khai trong chương trình Tiêm chủng mở rộng thay thế cho vắc xin tOPV tại hơn 150 nước. Vắc xin bại liệt dạng tiêm (IPV) chứa 3 tuýp kháng nguyên bại liệt 1,2,3 cũng được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng tại nhiều nước.
Tại Việt Nam vắc xin này dự kiến sẽ được triển khai trong chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 2018.
* Phóng viên: Thưa Viện trưởng, vì sao các nước trên thế giới phải chuyển từ vắc xin tOPV (3 tuýp) sang sử dụng vắc xin bOPV (2 tuýp)? Vậy vắc xin tOPV có an toàn không?
* Viện trưởng Đặng Đức Anh: Vắc xin OPV là dạng vắc xin sống, chứa các thành phần vi rút bại liệt được làm suy yếu nên có tỷ lệ rất nhỏ nguy cơ vi rút biến đổi và có khả năng gây bệnh ở cộng đồng. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở những vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Mặc dù tỷ lệ này là rất hiếm nhưng trên thế giới vẫn ghi nhận trường hợp mắc bệnh bại liệt do vi rút có nguồn gốc từ vắc xin và thường gặp nhất là vi rút tuýp 2.
Vắc xin OPV chứa 3 tuýp đã được sử dụng rộng rãi hàng chục năm qua ở hầu hết các nước và đạt hiệu quả cao trong phòng, chống bệnh bại liệt. Tháng 9/2015, Tổ chức Y tế Thế giới công bố thanh toán vi rút bại liệt hoang dại tuýp 2 trên toàn cầu.
Nếu tiếp tục sử dụng vắc xin bại liệt uống có chứa tuýp 2 sẽ có thể có nguy cơ bị bệnh bại liệt do vi rút tuýp 2 biến đổi. Hiện nay, vi rút bại liệt tuýp 1 vẫn lưu hành trên thế giới, trường hợp mắc bại liệt do vi rút hoang dại tuýp 3 vẫn được ghi nhận vào năm 2012.
Chính vì vậy, để thanh toán bệnh bại liệt trên toàn cầu và loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh bại liệt do tuýp 2, Tổ chức Y tế thế giới yêu cầu tất cả các quốc gia thực hiện chuyển đổi thay thế vắc xin bại liệt uống 3 tuýp bằng vắc xin bại liệt uống 2 tuýp trong chương trình Tiêm chủng mở rộng từ tháng 5/2016.
* Phóng viên: Kế hoạch chuyển đổi từ vắc xin tOPV sang bOPV tại Việt Nam như thế nào? Trẻ đang uống vắc xin tOPV chuyển sang uống bOPV có ảnh hưởng gì không, thưa ông?
* Viện trưởng Đặng Đức Anh: Theo yêu cầu của Tổ chức Y tế thế giới, tất cả các nước sử dụng vắc xin tOPV sẽ thực hiện chuyển đổi sang vắc xin bOPV từ tháng 5/2016. Đến nay, tất cả các nước đã thực hiện hoạt động này, trong đó có Việt Nam.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam sẽ triển khai kế hoạch thay thế vắc xin bại liệt uống 3 tuýp bằng vắc xin bại liệt uống 2 tuýp từ tháng 6/2016, hướng tới mục tiêu không còn bệnh bại liệt.
Cụ thể là từ tháng 5/2016, vắc xin tOPV sẽ ngừng sử dụng trên toàn quốc và từ tháng 6 năm 2016, Chương trình Tiêm chủng mở rộng sẽ chuyển sang sử dụng vắc xin OPV 2 tuýp (bOPV) thay thế cho vắc xin bại liệt uống 3 tuýp (tOPV) trên toàn quốc.
Trẻ đang uống vắc xin tOPV có thể chuyển sang tiếp tục uống bOPV mà không phải uống lại từ đầu và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Cả hai loại vắc xin OPV đều an toàn và hiệu quả.
Vắc xin bOPV tương tự như vắc xin tOPV về dạng vắc xin, phương pháp bảo quản, chỉ khác nhau về thành phần kháng nguyên phòng bệnh bại liệt. Lịch tiêm chủng vắc xin bOPV trong tiêm chủng mở rộng tương tự vắc xin tOPV. Cụ thể: Liều 1 khi trẻ 2 tháng tuổi, liều 2 khi trẻ 3 tháng tuổi và liều 3 khi trẻ 4 tháng tuổi.
* Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Viện trưởng!
>>> Ngừng sử dụng, thu hồi và tiêu hủy vaccine bại liệt tOPV
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Kết luận ban đầu về trường hợp cháu bé 2 tháng tuổi chết do tiêm vắc xin Quinvaxem
21:02' - 09/05/2016
Chiều 9/5, Sở Y tế Hà Nội đã có báo cáo xác định nguyên nhân ban đầu cháu bé 2 tháng tuổi tại Thường Tín tử vong là do sốc phản vệ sau khi tiêm Quinvaxem trên cơ địa trẻ mắc bệnh cơ tim giãn.
-
Kinh tế & Xã hội
10 loại vắc xin phòng bệnh nguy hiểm do Việt Nam sản xuất
13:29' - 09/05/2016
Trong 12 loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm triển khai theo Chương trình tiêm chủng mở rộng, có 10 loại vắc xin do Việt Nam sản xuất.
-
Kinh tế & Xã hội
Bệnh quai bị bùng phát do thiếu vắc xin
10:11' - 08/05/2016
Việc phòng ngừa và chữa trị bệnh quai bị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu do thiếu vắc xin phòng bệnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Đưa nhiều vắc xin mới, miễn phí vào tiêm chủng mở rộng
10:41' - 06/05/2016
Nhiều vắc xin mới được Bộ Y tế đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và tiêm miễn phí cho người dân để tăng hiệu quả phòng, chống dịch bệnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội giải quyết thoát nước để tránh úng ngập cục bộ
11:26'
Sáng 24/5, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã ứng trực, giải quyết thoát nước, tua vớt rác tại ga thu trên toàn địa bàn quản lý, mở cửa phai của các hồ điều hòa để tránh úng ngập cục bộ sau mưa.
-
Kinh tế & Xã hội
Máy bay American Airlines hạ cánh khẩn cấp vì va phải chim
09:27'
Theo phóng viên TTXVN tại Cuba, một chiếc máy bay của hãng hàng không Mỹ American Airlines đã phải hạ cánh khẩn cấp tại sân bay quốc tế José Martí ở thủ đô La Habana sau khi va chạm với một con chim.
-
Kinh tế & Xã hội
Phân chim cánh cụt giúp chống biến đổi khí hậu
09:26'
Phân của chim cánh cụt có thể đang làm cho bầu trời Nam Cực trở nên nhiều mây hơn – và góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong khu vực.
-
Kinh tế & Xã hội
Nam Phi: Tai nạn hầm mỏ khiến hàng trăm người mắc kẹt dưới lòng đất
08:12'
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, một sự cố nghiêm trọng đã xảy ra tại mỏ vàng Kloof của tập đoàn Sibanye-Stillwater ở Nam Phi, khiến 260 công nhân bị mắc kẹt dưới lòng đất.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 24/5/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/5, sáng mai 25/5 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghệ cao sinh học
22:00' - 23/05/2025
Ngày 23/5, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2588/QĐ-UBND phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghệ cao Sinh học Hà Nội, tỷ lệ 1/2000.
-
Kinh tế & Xã hội
Đại học Harvard kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump
21:49' - 23/05/2025
Ngày 23/5, Đại học Harvard của Mỹ đã kiện chính phủ liên bang về quyết định của Tổng thống Donald Trump thu hồi quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
19:59' - 23/05/2025
Công an thành phố Hà Nội thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện trong diện tạm cấm, hạn chế.
-
Kinh tế & Xã hội
Sớm đưa Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức vào hoạt động
19:43' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình đã đi kiểm tra tiến độ Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức tại Hà Nam.