Chuyên gia Australia: Kinh tế Trung Quốc chuyển hướng tăng trưởng
Chuyên gia Jane Golley, thuộc Đại học Quốc gia Australia đồng thời là quyền Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Trung Quốc tại Australia, nhận định nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang chuyển dần sang hướng tăng trưởng bền vững và chất lượng cao hơn.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc, chuyên gia Golley cho rằng việc phải trải qua một giai đoạn suy thoái kinh tế không thể tránh khỏi thực chất là một điều tích cực cho nền kinh tế Trung Quốc.Theo bà Golley, tốc độ tăng trưởng 6%, hoặc thậm chí 5%, không chỉ là điều chấp nhận được, mà còn giúp đưa Trung Quốc vào nhóm những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này năm 2018 đã tăng 6,6% so với năm trước đó, và đạt quy mô 90.030 tỷ NDT (13.460 tỷ USD). GDP bình quân đầu người đạt 64.644 NDT/người (khoảng 9.640 USD/người). Chuyên gia Golley cũng đưa ra những bình luận tích cực về các biện pháp kinh tế mà Chính phủ Trung Quốc thực hiện, như "cải cách trọng cung".Theo chuyên gia này, nếu "cải cách trọng cung" có thể giúp cải thiện chất lượng lao động và vốn đầu vào, đi cùng với việc nâng cấp công nghệ và cải thiện các quy định, kinh tế Trung Quốc sẽ nhận được nhiều điều tích cực từ chúng.
Bà lấy ví dụ rằng những nỗ lực “hạ nhiệt” tăng trưởng tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương sẽ giúp giảm bớt các vấn đề nợ của Trung Quốc. Điều này sẽ giúp không chỉ nền kinh tế Trung Quốc mà còn cả kinh tế thế giới. Bà Golley cũng lưu ý việc thúc đẩy và mở rộng nền kinh tế xanh là phù hợp với mục tiêu giảm lượng khí thải trong nước của Trung Quốc. Điều đó đồng thời sẽ có tác động tích cực đối với môi trường toàn cầu. Số liệu mới nhất của Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy năng lượng sạch chiếm 22,1% tổng lượng tiêu thụ năng lượng năm 2018 của Trung Quốc, tăng 1,3 điểm phần trăm so với năm trước đó. Lượng tiêu thụ than trong năm qua cũng giảm từ 60,4% xuống 59% . Đề cập đến việc chuyển đổi cơ cấu và nâng cấp ngành công nghiệp tại Trung Quốc, bà Golley coi đó là kết quả tự nhiên của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.Chuyên gia này nhận định thu nhập của người Trung Quốc tăng lên, qua đó cũng khiến nhu cầu nhập khẩu của họ từ phần còn lại của thế giới đi lên.
Tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc năm 2018 đạt 30.500 tỷ NDT (khoảng 4.548 tỷ USD), tăng 9,7% so với năm trước đó.
Hoạt động thương mại dịch vụ cũng tăng trưởng khá mạnh 11,5% lên 5.240 tỷ NDT (781,5 tỷ USD). Điều này mang đến nhiều lợi ích cho nền kinh tế Trung Quốc và cả thế giới.
Tuy nhiên, bà Golley cũng cho biết tình hình hiện tại khá khó khăn đối với Trung Quốc khi nước này phải đối mặt với ngày càng nhiều căng thẳng trong môi trường kinh tế quốc tế, bên cạnh những thách thức nội tại to lớn.Vì vậy, đây là thời điểm thực sự quan trọng để Chính phủ Trung Quốc thực hiện các chính sách và tìm cách tận dụng tối đa những hỗ trợ từ nền kinh tế toàn cầu.
Chuyên gia này hy vọng Trung Quốc vẫn có thể suy trì cam kết đối với hệ thống thương mại toàn cầu và các nguyên tắc thương mại tự do - yếu tố đã củng cố nền tảng cho kinh tế Trung Quốc và sự thịnh vượng của thế giới trong quá khứ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Những thách thức đối với kinh tế Trung Quốc trong năm 2019
05:30' - 02/02/2019
Thêm vào đó, những mức áp thuế mới từ Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng là yếu tố khiến cho nền kinh tế này gặp nhiều khó khăn trong năm 2019.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc bước vào năm 2019 với những dấu hiệu ổn định
18:55' - 31/01/2019
Là số liệu đầu tiên về hoạt động của kinh tế Trung Quốc trong năm 2019, chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) được công bố ngày 31/1 cho thấy nền kinh tế nước này đang dần ổn định.
-
Kinh tế Thế giới
Những yếu tố định hình kinh tế Trung Quốc trong tương lai
06:30' - 29/01/2019
Ngay cả khi Trung Quốc duy trì đà cải cách theo định hướng thị trường, những căng thẳng với phương Tây khó có thể được giải quyết nhanh.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc không phải là một điều “đáng lo”
18:48' - 24/01/2019
Điều đáng chú ý là kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng với quy mô lớn hơn nhiều song các phương tiện truyền thông đã đưa tin đậm nét về sự giảm tốc của nền kinh tế nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.