Chuyên gia: Bơm tiền vào thị trường không phải là giải pháp trọn vẹn cho nền kinh tế
Nhằm đối phó với tác động từ đại dịch COVID-19, các nước trên thế giới đang thi nhau bơm tiền vào thị trường. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch khối ngân hàng tư nhân khu vực Đại Trung Hoa thuộc tập đoàn Credit Suisse Đào Đông, xu hướng thanh khoản gia tăng mạnh không thể khiến kinh tế thoát khỏi suy thoái, nhưng lại khiến giá tài sản leo thang. Trong bối cảnh đó, các logic đầu tư trước đây, vốn được cho là hiệu quả, cần được xem xét lại thật kỹ lưỡng.
Trong một bài phỏng vấn đăng trên tờ Economic Journal ngày 22/6, Phó Chủ tịch Đào Đông cho rằng ngân hàng trung ương các nước trên thế giới, đứng đầu là Mỹ, đã thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm làm tăng thanh khoản cho thị trường. Dòng tiền lan tràn toàn cầu đến từ những chiếc máy in tiền này đã khiến giá cả trên thị trường tài chính tăng rất nhanh, song nền kinh tế thực thể lại không có được sự hồi phục kiểu bật lò xo như kỳ vọng.
Nguyên nhân là do nền kinh tế thực thể chỉ hấp thụ được một phần dòng tiền, còn đại bộ phận chảy vào thị trường tài chính. Do đó, có lo ngại cho rằng mặc dù thị trường hiện nay được thúc đẩy bởi thanh khoản, nhưng trong tương lai khi thanh khoản mất đi, thị trường tài chính sẽ trồi sụt mạnh, đồng thời lợi nhuận từ kênh trái phiếu của ngân hàng sẽ ngày càng thấp.
Theo chuyên gia Đào Đông, cả thế giới đang in tiền, trong đó Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thực hiện chính sách nới lỏng không hạn định. Chỉ trong ba tháng, bảng cân đối của Mỹ đã tăng khoảng 3.000 tỷ USD.
Cùng thời gian, so với mức đáy thời dịch bệnh, Chỉ số Nasdaq lập kỷ lục mới với mức tăng 45%, Chỉ số Dow Jones và Chỉ số S&P 500 tăng lần lượt 39,2% và 38,5%. Nguyên nhân là trong khi thanh khoản tăng đột biến, tài sản vẫn là hữu hạn, khiến giá tài sản leo thang.
So với các kênh khác, thị trường chứng khoán vẫn có không gian tiếp tục tăng dù lợi nhuận dự kiến sẽ giảm. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải thận trọng với khả năng biến động gia tăng. Trong môi trường lãi suất thấp, Credit Suisse dự đoán lãi suất trái phiếu chính phủ sẽ tương đối thấp; trong khi trái phiếu bằng đồng USD ở thị trường mới nổi và trái phiếu đầu tư đặc biệt cùng trái phiếu lợi tức cao sẽ có sức hấp dẫn hơn.
Bên cạnh đó, theo Phó Chủ tịch Đào Đông, trong thời gian dịch bệnh, các nước đều thực thi chính sách phong tỏa nhằm giảm thiểu mức độ lây nhiễm của virus SARS-CoV-2, dẫn tới những thay đổi sâu sắc trên thị trường việc làm và lĩnh vực tín dụng. Do đó về mặt kinh tế vĩ mô, các chuyên gia cho rằng kinh tế toàn cầu sẽ không thể tránh được chu kỳ suy giảm bất chấp các chính sách nới lỏng tiền tệ vô hạn định của Fed.
Theo đó, chu kỳ suy giảm của kinh tế có thể nhanh, có thể chậm, nhưng chắc chắn không tránh được và phụ thuộc vào tốc độ phát triển của dịch bệnh. Nếu dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát, tốc độ hồi phục kinh tế sẽ tương đối nhanh. Tuy nhiên, nếu trường hợp dịch bệnh chưa được kiểm soát, quá trình đi xuống của kinh tế sẽ kéo dài.
Ngoài ra, hiện nay thế giới đang nỗ lực nghiên cứu bào chế vắc xin, lạc quan nhất là sang năm 2021, vắc-xin phòng chống COVID-19 sẽ ra đời. Dù vậy, đây không phải là dự đoán cơ bản về viễn cảnh dịch bệnh bởi hiện nay thị trường vẫn chưa có đáp án chính xác về sự biến chủng của virus, cho nên, dịch bệnh sẽ tiếp tục lây lan hết làn sóng này tới làn sóng khác cho đến khi vắc xin thật sự được phân phối.
Theo chuyên gia Đào Đông, chính sách phòng chống dịch bệnh hiện nay của đại đa số các quốc gia lấy việc làm lắng dịu tình hình dịch bệnh làm trọng tâm, như trợ cấp tiền cho người dân. Nhưng trên thực tế, Trung Quốc mới là nước làm tốt nhất việc cứu thị trường. Trung Quốc phát tiền cho nhân dân nhưng không nhiều và đặt trọng tâm chính sách vào việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mới, chuẩn bị sẵn sàng cho vòng hồi phục kinh tế tiếp theo.
Trong khi đó, Mỹ-Trung tranh cãi liên miên về nguồn gốc dịch bệnh, nhưng dịch bệnh chỉ là điểm xung đột mới giữa hai nước. Dự kiến trong 20-30 năm tới, quan hệ Mỹ-Trung vẫn tiếp tục lúc lên lúc xuống, lúc "căng" lúc "trùng" và bên tiến bên lùi. Việc hai nước tạm ngừng tranh cãi không có nghĩa quan hệ song phương sẽ chuyển biến tốt mà chỉ là khoảng lặng tạm thời. Quan hệ Mỹ-Trung sẽ không vì sự xuất hiện của một sự kiện nào đó mà thay đổi căn bản./.
- Từ khóa :
- covid19
- kinh tế thế giới
- căng thẳng mỹ trung
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Quan chức FED: Kinh tế Mỹ có thể phục hồi chậm hơn dự báo
14:13' - 23/06/2020
Nền kinh tế Mỹ có thể phục hồi chậm hơn so với các dự báo đưa ra vài tháng trước do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn đang lây lan mạnh ở quốc gia này.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lợi và hại của xu hướng không dùng tiền mặt thời kỳ hậu COVID-19
06:00' - 22/06/2020
Khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Australia, rất nhiều cửa hàng, siêu thị đã treo biển khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng thay vì tiền mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ đã sẵn sàng bước vào giai đoạn hai mở cửa trở lại?
13:42' - 20/06/2020
Ngày 19/6, Thị trưởng thủ đô Washington DC Muriel Bowser thông báo khu vực quận District of Columbia sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn hai mở cửa trở lại vào ngày 22/6.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed bi quan về khả năng phục hồi của kinh tế Mỹ sau dịch COVID-19
13:02' - 20/06/2020
Các quan chức Fed ngày 19/6 cảnh báo việc mở lại nền kinh tế sau giai đoạn giãn cách xã hội để ngăn chặn COVID-19 lây lan là quá vội vàng.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ đi lên bất chấp quan ngại về làn sóng COVID-19 mới
12:48' - 20/06/2020
Mặc dù biến động trái chiều trong hai phiên giao dịch cuối tuần, song đà tăng ở đầu tuần vẫn giúp Phố Wall đi lên trong cả tuần này.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Các ngân hàng lớn đồng loạt "thưởng đậm" cho cổ đông
08:10'
Nhiều ngân hàng lớn của Mỹ đã công bố kế hoạch tăng cổ tức trong quý III, sau khi vượt qua cuộc kiểm tra sức khỏe thường niên của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần trước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chủ tịch Fed để ngỏ khả năng hạ lãi suất
11:59' - 02/07/2025
Tại một diễn đàn ngân hàng trung ương ở Sintra (Bồ Đào Nha), khi được hỏi liệu Fed có cắt giảm lãi suất ở thời điểm hiện tại hay không, ông Powell nhấn mạnh: “Tôi nghĩ điều đó là đúng”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vị thế thống trị của đồng USD chưa bị lung lay
11:26' - 02/07/2025
Các thống đốc ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã cùng chung nhận định rằng vị thế thống trị của đồng USD như đồng tiền dự trữ toàn cầu sẽ chưa đối mặt với bất kỳ thách thức lớn nào.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các nước Trung Đông tìm kiếm nguồn vốn vay tại châu Á-Thái Bình Dương
08:00' - 02/07/2025
Chỉ trong vài tuần gần đây, các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ Trung Đông đã thực hiện các khoản vay trị giá hơn 2 tỷ USD nhằm tiếp cận thanh khoản từ những ngân hàng châu Á.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ hôm nay, chính thức "khai tử" thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với doanh nghiệp
14:32' - 01/07/2025
Từ hôm nay 1/7, các ngân hàng sẽ chấm dứt sử dụng thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với người đại diện tổ chức và triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho các giải pháp công nghệ tài chính.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các cơ quan quản lý Mỹ đề xuất nới lỏng quy định vốn ngân hàng
08:14' - 01/07/2025
Hiện tại, những ngân hàng lớn và quan trọng nhất nước Mỹ như JPMorgan Chase, Bank of America, Goldman Sachs Group và Morgan Stanley phải giữ tỷ lệ eSLR ở mức 5%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ bếp ăn đến tài khoản ngân hàng: Người Việt học cách làm chủ tài chính
17:00' - 30/06/2025
Từ góc bếp nhỏ đến những diễn đàn đầu tư lớn, mọi người đều đang chia sẻ về cách họ đang vật lộn với chi phí sinh hoạt tăng cao, tìm kiếm những giải pháp tài chính thông minh hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Căng thẳng địa chính trị định hình lại dòng vốn toàn cầu
21:12' - 29/06/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, căng thẳng địa chính trị và chiến tranh thương mại bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt đến dòng chảy đầu tư toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc rút bớt đầu tư nước ngoài, FDI bất động sản lao dốc
07:26' - 29/06/2025
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty Hàn Quốc đạt tổng cộng 15,13 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1-3/2025, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.