Chuyên gia khuyến nghị quy hoạch bài bản cho phát triển năng lượng
Tại hội thảo "Chuyển dịch cơ cấu năng lượng gắn với phát triển hạ tầng năng lượng bền vững trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" diễn ra chiều 22/7 do Chính phủ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức, các chuyên gia đánh giá, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã có nhiều đột phá trong phát triển năng lượng quốc gia.
Đó là, ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững; rà soát, bổ sung, điều chỉnh các cơ chế, chính sách đặc thù cho một số dự án năng lượng quan trọng, đặc biệt đối với các dự án đầu tư nguồn điện cấp bách.
Một điểm nhấn được đặt ra trong Nghị quyết số 55-NQ/TW là khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân tham gia vào công cuộc phát triển năng lượng. Nghị quyết cũng đã nêu rõ các định hướng quan trọng, nguyên tắc mục tiêu để tiếp tục xóa bỏ rào cản, tạo môi trường thuận lợi minh bạch, thông thoáng cho tất cả các ngành kinh tế, nhất là khu vực tư nhân tham gia các lĩnh vực tiềm năng nói chung và năng lượng nói riêng.Ngành năng lượng đã trở thành ngành kinh tế năng động, đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tại nhiều địa phương và đất nước.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua, ngành năng lượng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.Nhà nước đã ban hành chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu năng lượng như: Luật Điện lực, Luật Dầu khí... cùng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích năng lượng tái tạo với các giải pháp thực hiện theo định hướng cơ chế chính sách đột phá của Nghị quyết số 55-NQ/TW, xu thế phát triển năng lượng tái tạo trong thời gian tới sẽ được tăng cường.
Việc chuyển dịch cơ cấu năng lượng trong thời gian qua cho thấy, ngành năng lượng của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng nhanh, lớn mạnh cả quy mô với tốc độ tăng trưởng khoảng 4,7%/năm.Thủy điện cũng đã phát triển nhanh trong cơ cấu năng lượng sơ cấp từ 4,8% (năm 2007) lên mức trên 10% hiện nay. Cơ cấu nguồn điện thủy điện chiếm 43% sản lượng điện sản xuất của toàn hệ thống. Sự có mặt của các dự án năng lượng điện tái tạo hiện đã góp phần bổ sung thêm nguồn điện mới cho hệ thống.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến nghị, cần một quy hoạch bài bản cho phát triển năng lượng bởi, nếu hạ tầng truyền tải không theo kịp các dự án phát triển nguồn, các nguồn lực đầu tư sẽ không thể phát huy tối đa hiệu quả...
Theo bà Bùi Thị Hồng Vân, Giám đốc Công ty Angelin Energy chuyên kinh doanh khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cho biết, hiện tại, Angelin Energy đang hợp tác với đối tác chiến lược là Tập đoàn dầu khí quốc gia Nhật Bản - Japex (Japan Petroleum Exploration) thực hiện dự án sản xuất LNG quy mô nhỏ.Mặc dù hiện nay đã có các quy định trong ngành nhưng vẫn thiếu các quy định cụ thể, chi tiết nên doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong thực hiện. Bà Vân mong muốn, cơ quan quản lý sẽ tạo cơ chế, mở ra cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài FDI có thể đầu tư, nhập khẩu và phát triển các dự án này tại thị trường Việt Nam.
Ông Phạm Hồng Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, EVN kiến nghị Bộ Công Thương sớm hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể đồng bộ nguồn năng lượng tái tạo quốc gia; trong đó, chú trọng cân đối cơ cấu nguồn với các loại hình năng lượng và đồng bộ với hệ thống truyền tải.Đồng thời, Bộ Công Thương sớm hoàn thiện ban hành tiêu chuẩn về kỹ thuật bao gồm dự án, kết nối mới để hướng dẫn EVN có chuẩn chung thực hiện vì hiện nay chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn nào riêng các loại hình...
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần xem xét cho các nhà đầu tư dự án được đầu tư thêm hệ thống truyền tải để kết nối với các điểm nút quan trọng của quốc gia.
Hội thảo "Chuyển dịch cơ cấu năng lượng gắn với phát triển hạ tầng năng lượng bền vững trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" là một trong 4 hội thảo chuyên đề của Diễn đàn cấp cao về năng lượng Việt Nam năm 2020. Diễn đàn cấp cao về năng lượng Việt Nam năm 2020 tổ chức 1 phiên cấp cao toàn thể và 4 hội thảo chuyên đề về các nội dung: Chuyển dịch cơ cấu năng lượng gắn với phát triển hạ tầng năng lượng bền vững trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho phát triển bền vững năng lượng Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát triển điện gió trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát triển năng lượng mặt trời và các năng lượng mới trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045./.Tin liên quan
-
Thời sự
Hướng tới cơ chế đặc thù đầu tư phát triển năng lượng
15:40' - 22/07/2020
Năng lượng đang trở thành ngành kinh tế năng động, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy huy động nguồn lực cho phát triển ngành năng lượng
10:43' - 22/07/2020
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, ngành năng lượng Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, hạn chế và cần phải được khắc phục để giải quyết trong thời gian tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.