Chuyên gia Malaysia: Nên thành lập Ban thư ký RCEP và đặt trụ sở tại Việt Nam
Giáo sư Hoo Ke Ping cho biết, RCEP đã được ký kết là một trong những thành công nổi bật tại Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan do Việt Nam chủ trì.
Trong bối cảnh khu vực đang phải đối phó với nhiều thách thức như hiện nay, trong đó có dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và những căng thẳng về thương mại quốc tế, việc 15 nước thành viên với trình độ phát triển khác nhau có thể đi đến thỏa thuận này là một điều đáng khen ngợi.
Theo Giáo sư Hoo Ke Ping, mặc dù RCEP không thể so sánh với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), song những lợi ích mà nó mang lại là rất to lớn. Với RCEP, các nước thành viên, trong đó có Việt Nam và Malaysia, sẽ có cơ hội lớn hơn để xuất khẩu các sản phẩm của mình cũng như có thêm nhiều lựa chọn về nguồn cung hàng hóa.
Khi thương mại phát triển, sản xuất sẽ được thúc đẩy và sẽ có thêm nhiều công ăn việc làm được tạo ra. Tuy nhiên, giáo sư Hoo Ke Ping cũng lưu ý, những khó khăn và thách thức mà các nước phải đối mặt khi tham gia RCEP cũng cần phải được quan tâm đúng mức.
Để có thể thúc đẩy nhanh quá trình phê chuẩn cũng như sớm đưa vào thực thi RCEP, theo Giáo sư Hoo Ke Ping, các nước nên xem xét việc thành lập một Ban thư ký, giống như Ban thư ký của ASEAN chẳng hạn.
Vị giáo sư này cũng cho rằng, nơi đặt trụ sở RCEP có lẽ thích hợp nhất là ở Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, nước đã thể hiện những nỗ lực rất đáng khen trong việc thúc đẩy RCEP đi đến dấu mốc lịch sử ngày 15/11 vừa qua.
Giáo sư Hoo Ke Ping còn cho rằng, với những nỗ lực của mình, các nước thành viên hoàn toàn có thể biến RCEP thành một cơ cấu thành công giống như Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).
Đánh giá về vai trò chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, giáo sư Hoo Ke Ping cho rằng Việt Nam đảm nhận vai trò dẫn dắt ASEAN trong một năm có nhiều biến động và thách thức, nổi bật nhất là dịch COVID-19 và những căng thẳng về thương mại quốc tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Việt Nam đã thể hiện vai trò này một cách thành công và không có ai phải băn khoăn về điều này.
Vị giáo sư đồng thời là một doanh nhân có tiếng tại Malaysia còn cho rằng, đã đến lúc Việt Nam nên mơ những “giấc mơ lớn” và ông tin rằng Việt Nam với những tiềm năng và thế mạnh của mình hoàn toàn có thể biến giấc mơ thành hiện thực./.
- Từ khóa :
- malaysia
- asean
- asean 2020
- chủ tịch asean
- covid-19
- rcep
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga đánh giá cao Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020
17:42' - 16/11/2020
Đại sứ Nga tại ASEAN Alexander Ivanov nhấn mạnh rằng “không dễ” để Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Năm Chủ tịch nhiều dấu ấn của Việt Nam
16:04' - 16/11/2020
Với sự chuẩn bị chu đáo và chủ đề "Gắn kết và chủ động thích ứng", Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của nước Chủ tịch ASEAN và để lại nhiều dấu ấn quan trọng.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi: Ký kết RCEP là “sự kiện lịch sử”
12:00' - 16/11/2020
Theo Tổng thư ký ASEAN, ký RCEP là một “sự kiện lịch sử, củng cố vai trò của ASEAN trong việc dẫn dắt một hiệp định thương mại đa phương tầm cỡ, bất chấp những thách thức toàn cầu và khu vực”.
-
Kinh tế Thế giới
Năm ASEAN "khó khăn không chùn bước, thách thức chẳng sờn lòng"
07:30' - 16/11/2020
Theo đánh giá của lãnh đạo cấp cao nhiều nước, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 với những nỗ lực và bước đi đúng hướng, linh hoạt và sáng tạo trong bối cảnh khó khăn chồng chất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ suy thoái ở các nền kinh tế lớn và hệ lụy
05:30'
Mối quan tâm đến suy thoái kinh tế đã tăng cao kể từ khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất huy động lên 0,5 điểm phần trăm vào ngày 4/5 - mức tăng lớn nhất kể từ năm 2000.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản hy vọng Mỹ sẽ tham gia CPTPP
21:15' - 21/05/2022
Trong chuyến thăm Nhật Bản từ ngày 22-24/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ công bố khởi động Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Luật viện trợ cho Ukraine 40 tỷ USD có hiệu lực
19:13' - 21/05/2022
Ngày 21/5, Nhà Trắng tuyên bố Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn dự luật viện trợ gần 40 tỷ USD cho Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp công bố 27 thành viên nội các chính phủ mới
16:43' - 21/05/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, ngày 20/5, Văn phòng Tổng thống Pháp đã công bố danh sách nội các mới gồm 27 thành viên những gương mặt cũ mới đan xen và tỷ lệ nam - nữ khá cân bằng.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng mới nhất liên quan việc thanh toán chi phí năng lượng với Nga
16:16' - 21/05/2022
Tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) xác nhận đã dừng toàn bộ hoạt động cung cấp khí đốt tự nhiên cho Phần Lan do nước này không thanh toán hợp đồng khí đốt bằng đồng ruble theo yêu cầu của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Giá xăng tại Mỹ nối dài chuỗi tăng “chưa từng có tiền lệ”
15:22' - 21/05/2022
Giá xăng đang bị đẩy lên cao bởi nhu cầu và nguồn cung thắt chặt, và khi các kế hoạch cho kỳ nghỉ đang đến gần, tình hình này chưa có dấu hiệu sẽ hạ nhiệt.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu tăng tốc cuộc cách mạng năng lượng để giảm phụ thuộc vào Nga
05:30' - 21/05/2022
Kế hoạch RePowerEU của được kỳ vọng sẽ cho phép Liên minh châu Âu (EU) giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga trong dài hạn và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước EU không đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga
20:41' - 20/05/2022
Các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã không đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga, được coi là phần cốt lõi của gói trừng phạt thứ sáu do khối này đề xuất hồi đầu tháng Năm.
-
Kinh tế Thế giới
Máy bay quân sự Mỹ hạ cánh "bất thường" xuống sân bay Nhật Bản
18:15' - 20/05/2022
Truyền thông địa phương ngày 20/5 đưa tin một máy bay vận tải Osprey của quân đội Mỹ đã "hạ cánh bất thường" tại một sân bay ở tỉnh Kagoshima, Tây Nam của Nhật Bản.