Chuyển giao công nghệ: Không phải cứ "cho" là "nhận"
Thực tế, nhu cầu của doanh nghiệp Việt trong nghiên cứu, đổi mới, chuyển giao công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa chưa bắt kịp với xu thế của thị trường trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng.
Vì vậy, thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
* Những kết quả chuyển giao công nghệ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho biết: Thời gian qua, việc chuyển giao công nghệ đã có bước “phát triển”, rút ngắn khoảng cách về trình độ, năng lực công nghệ của Việt Nam so với các nước.Dưới tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, các quốc gia có trình độ khoa học và công nghệ chưa phát triển như Việt Nam, cần đặc biệt coi trọng việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước trên thế giới và đó chính là “bí quyết” nhanh nhất để thành công.
Hiện, trình độ và năng lực công nghệ của Việt Nam đang từng bước “tiệm cận” với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Việt Nam đã chú trọng trong việc tận dụng chuyển giao công nghệ và đạt nhiều thành tựu nổi bật.Điển hình, lĩnh vực công nghệ thông tin đã có bước tiến vượt bậc, nhiều công nghệ hiện đại được chuyển giao và ứng dụng thành công như: Mạng viễn thông số hóa, mạng cáp quang, công nghệ CDMA, đặc biệt tiến tới triển khai thử nghiệm mạng 5G tại Việt Nam; Công nghệ khối chuỗi, trí tuệ nhân tạo bước đầu ứng dụng mạnh mẽ phục vụ khách hàng và quản lý hoạt động nội bộ ngân hàng; ứng dụng công nghệ điện toán đám mây để xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu thông tin, ứng dụng tự động hóa trong quản lý hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao an toàn hệ thống ngành ngân hàng.
Taxi Mai Linh hợp tác với Tập đoàn Willer (Nhật Bản) đưa hệ thống quản lý thông minh, an toàn giao thông, quản lý chất lượng sản phẩm của Nhật Bản vào Việt Nam…Đặc biệt, ngành công nghệ vũ trụ của Việt Nam đã có bước tiến khi chế tạo và phóng thành công vệ tinh MicroDragon (khối lượng khoảng 50kg) lên quỹ đạo, vệ tinh MicroDragon được phát triển bởi 36 kỹ sư thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, dưới sự đào tạo, hướng dẫn của các giáo sư, chuyên gia Nhật Bản.
Trong lĩnh vực Hàng không, Nhà máy Hanwha Aero Engines của Hàn Quốc đã được khánh thành tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Đây là nhà máy đầu tiên sản xuất động cơ máy bay tại Việt Nam, có vốn đầu tư 200 triệu USD, với trên 40 kỹ thuật viên của công ty mẹ tại Hàn Quốc đào tạo cho khoảng 200 kỹ thuật viên Việt Nam để thực hiện mục tiêu trở thành cơ sở cung cấp động cơ hàng không toàn cầu, xuất khẩu cấu kiện động cơ hàng không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trên thế giới.
Điều này cho thấy, việc chuyển giao công nghệ rất quan trọng trong quá trình phát triển và từng bước làm chủ công nghệ tại Việt Nam.
* Nhanh nhưng phải "chắc"Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc nhấn mạnh: Quá trình chuyển giao công nghệ tại Việt Nam thời gian qua có nhiều điểm sáng “tích cực” và cần đẩy nhanh việc chuyển giao công nghệ thời gian tới.Tuy nhiên, việc chuyển giao công nghệ nhanh là cần thiết nhưng phải đảm bảo “chắc” và phù hợp với sự phát triển chung của đất nước, không phải cứ “cho” là “nhận”.
Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, thực tế ở Việt Nam, phần lớn doanh nghiệp quy mô nhỏ, chưa sẵn sàng tự lực tiếp thu công nghệ mới.Hiện cả nước có hơn 600.000 doanh nghiệp, trong đó hơn 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phần lớn đều sử dụng công nghệ lạc hậu mức trung bình của thế giới.
Kết quả khảo sát đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp thuộc dự án FIRST-NASATI do Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện mới đây cho thấy, hơn 85% doanh nghiệp Việt Nam tự thực hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ mới hay nâng cấp công nghệ hiện tại, trong khi hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam hay từ các tổ chức khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp ở mức thấp chỉ chiếm khoảng 1%.
Ông Nguyễn Hữu Xuyên, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh: Hiện nay, Việt Nam đang đi theo hướng nhập khẩu và chuyển giao công nghệ qua hình thức các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).Tuy nhiên, các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lắp ráp, gia công, tỷ lệ nội địa hóa còn thấp, giá trị tạo ra tại Việt Nam không cao.
Mặt khác, vấn đề chuyển giao công nghệ từ nước ngoài cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam.
Nếu không biết lựa chọn, giám định công nghệ, Việt Nam có thể tiếp nhận công nghệ lạc hậu, công nghệ không phù hợp với nhu cầu phát triển đất nước, tiêu hao nhiều năng lượng, gây phát thải khí nhà kính, ô nhiễm môi trường.
Ông Nguyễn Đình Minh, Tổng Thư ký Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia cho rằng: Việt Nam cần đánh giá trình độ công nghệ trong nước và nhu cầu nhập khẩu công nghệ để có danh mục nhập khẩu, chuyển giao công nghệ phù hợp với thực tế và chiến lược phát triển của đất nước; tập trung mua bản quyền công nghệ để sớm xây dựng và phát triển công nghệ Việt Nam, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; đào tạo nguồn nhân lực cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.Bên cạnh đó, Việt Nam cần xây dựng chiến lược nhập khẩu và chuyển giao công nghệ nhất quán, đồng bộ với việc đổi mới cơ bản và toàn diện về cơ chế, chính sách trong tình hình hiện nay.
Để đổi mới và chuyển giao công nghệ đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp phải xác định được định hướng phát triển, nếu không có định hướng phát triển rõ ràng, chỉ tập trung khai thác các "cơ hội" hoặc duy trì quy mô hiện có về thiết bị, công nghệ, lao động... dễ dẫn tới giảm thị phần và từng bước bị đẩy lùi phía sau.Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần cập nhật thường xuyên thông tin về công nghệ, nhất là những thành tựu mới nhất về công nghệ sản xuất, quản trị, kinh doanh trên thế giới để đầu tư nguồn lực thích ứng với công nghệ mới khi được chuyển giao./.
- Từ khóa :
- chuyển giao công nghệ
- công nghệ
- công nghiệp 4.0
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Công nghệ tạo đột phá cho doanh nghiệp khởi nghiệp
21:31' - 15/03/2019
Việt Nam với dân số trẻ, bắt nhịp nhanh với các xu hướng công nghệ mới, là nước có nhiều thuận lợi cho startup phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Công nghiệp Tp. HCM và thách thức áp dụng công nghệ mới
15:47' - 08/03/2019
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) của Tp. Hồ Chí Minh vẫn duy trì mức độ tăng trưởng ổn định, nhất là chỉ số sản xuất của 4 ngành công nghiệp trọng điểm đã tăng trở lại.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương triển khai kế hoạch phát triển công nghiệp bán dẫn
10:39' - 17/01/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
-
DN cần biết
Kích cầu tiêu dùng, không để thiếu hàng, tăng giá đột biến dịp Tết
08:58' - 16/01/2025
Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố theo dõi sát diễn biến thị trường, cung cầu mặt hàng thiết yếu, nhất là mặt hàng có nhu cầu cao hoặc biến động giá nhiều trên địa bàn.
-
DN cần biết
Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 (Hải Phòng)
20:52' - 14/01/2025
Quy mô Dự án là 652,73 ha. Dự án được thực hiện tại các xã Trường Thọ, Trường Thành, An Tiến, Bát Trang, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng với vốn đầu tư là 8.094,4 tỷ đồng.
-
DN cần biết
Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy tiêu dùng và ổn định ngoại thương
10:06' - 13/01/2025
Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy tiêu dùng trong nước thông qua các chương trình thu cũ đổi mới hàng tiêu dùng và tạo ra các chương trình tiêu dùng đa dạng.
-
DN cần biết
Siết chặt quản lý mã số vùng trồng để bảo vệ uy tín nông sản Việt
17:50' - 10/01/2025
Mã số vùng trồng được coi là tấm vé thông hành cho nông sản Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia và vùng lãnh thổ.
-
DN cần biết
Tiền Giang ưu tiên thu hút dự án ứng dụng nền tảng số
15:12' - 09/01/2025
Tiền Giang chú trọng thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch của tỉnh cũng như tính chất từng ngành nghề, ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, công nghệ cao, ứng dụng nền tảng số.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xây dựng dân dụng gặp khó về nhân lực dịp cận Tết
08:12' - 09/01/2025
Ở thời điểm sát tết Nguyên đán như hiện nay, nhiều công nhân xây dựng dân dụng nghỉ lễ sớm hoặc tìm việc làm tạm thời, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động.
-
DN cần biết
Ban hành câu hỏi điều tra chống bán phá giá thép cán nguội
20:54' - 08/01/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Bản câu hỏi điều tra dành cho nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nguội.
-
DN cần biết
Phó Thủ tướng chấp thuận dự án khu công nghiệp hơn 4.000 tỷ đồng ở Thái Nguyên
20:47' - 08/01/2025
Ngày 8/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành Quyết định số 50/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên.