Công nghiệp Tp. HCM và thách thức áp dụng công nghệ mới
Trong hai tháng đầu năm 2019, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) của Tp. Hồ Chí Minh vẫn duy trì mức độ tăng trưởng ổn định, nhất là chỉ số sản xuất của 4 ngành công nghiệp trọng điểm đã tăng trở lại, cao hơn mức tăng chung của toàn ngành.
Điều này cho thấy, các doanh nghiệp cần phải tiếp tục chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, nhất là bắt kịp cuộc cách mạng 4.0 để giữ đà tăng trưởng trong tình hình mới của năm 2019.
*Chỉ số công nghiệp tăng so với cùng kỳ
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Tp. Hồ chí Minh tháng 2 và hai tháng đầu năm 2019 cho thấy, chỉ số IIP ước tính tháng 2 chỉ bằng 72,59% so với tháng trước.
Mặc dù vậy, tính chung hai tháng đầu năm, chỉ số IIP ước tính tăng 6,21% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng của năm 2018.
Ngành khai khoáng tăng 96,95% chủ yếu do hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác tăng mạnh; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,09%; sản xuất và phân phối điện tăng 6,57%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 3,57%.
Lý giải nguyên nhân chỉ số IIP giảm, các sở ngành Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, chủ yếu do thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 tập trung trong tháng 2/2019.
Đồng thời, trong tháng này tại một số doanh nghiệp, công nhân còn nghỉ Tết dài ngày đã làm cho số ngày hoạt động sản xuất giảm so với cùng kỳ và thời điểm bình thường.
Thêm vào đó, dù chỉ số IIP bốn ngành trọng điểm ước tính tháng 2/2019 giảm 27,82% so với tháng trước, nhưng cộng dồn hai tháng so với cùng kỳ tăng 6,46%.
Đây là tín hiệu tích cực có được từ việc các ngành chủ động mở rộng thị trường, đầu tư đổi mới thiết bị nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh…
Ngoài ra, hầu hết các ngành công nghiệp cấp 2 đều có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ và cụ thể có 22/30 ngành tăng so với cùng kỳ năm trước.
Một số ngành có chỉ số sản xuất tăng cao, gồm: sản xuất kim loại tăng 41,05% so với cùng kỳ; sản xuất sản phẩm điện tử (28,92%); sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (36,99%); sản xuất giường, tủ, bàn ghế (28,45%)…
Đại diện Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho biết, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp hai tháng đầu năm 2019 đạt đạt 4.217,6 triệu USD, tăng 27,4% và chiếm tỷ trọng 75,5%.
Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 19,4% so với cùng kỳ; hàng dệt, may (48,6%); giày dép (35,5%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (8,2%)…
Trong những năm qua, ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh nói riêng đã phát triển ổn định. So với các nước và khu vực, doanh nghiệp ngành công nghiệp tại Việt Nam cũng đang phát triển mạnh.
Bên cạnh đó, với quy mô dân số lớn và cơ cấu dân số trẻ, cùng lượng khách du lịch tăng trưởng nhanh, sự phát triển hệ thống bán lẻ rộng khắp, các ngành công nghiệp được đánh giá là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư và còn nhiều dư địa phát triển.
Đơn cử, báo cáo của Hiệp hội In ấn Việt Nam (VPA), thị trường in ấn và đóng gói bao bì tại Việt Nam trong những năm qua đạt mức tăng trưởng 15 - 20%.
Tăng trưởng kinh tế và nhu cầu tiêu dùng lớn chính là yếu tố kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp in ấn, đóng gói bao bì trong nước.
Hay ngành công nghiệp chế biến và bao gói thực phẩm tại Tp. Hồ Chí Minh ngành đóng gói và in ấn chiếm 60 - 65% thị phần toàn ngành.
Mặc dù vậy, ông Hoàng Quang Huy, Thư ký Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển phục vụ đổi mới sáng tạo (RDI Vietnam) cho biết, để phát triển bền vững các ngành công nghiệp phải chú trọng phát triển về công nghệ đáp ứng nhu cầu đa dạng thị trường xuất khẩu và thị hiếu người tiêu dùng quốc tế.
Theo đó, các vấn đề liên quan đến bao bì, nhãn mác, mẫu mã sản phẩm... là một trong những yếu tố thúc đẩy quyết định mua sắm của người tiêu dùng, ngoài các yếu tố đảm bảo chất lượng, bảo quản sản phẩm, truyền tải thông tin nguồn gốc sản phẩm.
*Thị trường tiềm năng cho công nghệ mới
Ghi nhận thực tế trên thị trường, có nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã nhập máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho nhu cầu phát triển, cụ thể ở ngành công nghiệp chế biến và bao gói thực phẩm như: Vinamilk, Vinamit, Vissan, SG Food...
Song song đó, Việt Nam cũng được nhận định là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường, nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ...
Điều này, đáp ứng xu hướng tiêu dùng mua sắm thay đổi, cùng với việc người tiêu dùng ngày càng dễ dàng tiếp cận sản phẩm dịch vụ nước ngoài nên đòi hỏi cao về sản phẩm, dịch vụ.
Tuy nhiên, cũng đòi hỏi các doanh nghiệp vượt qua những thách thức như nguồn lực đầu tư, tài chính, nhân lực... cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng.
Điển hình, trên thị trường hiện nay ưa chuộng các sản phẩm bao bì mỏng, nhẹ, thân thiện môi trường, nhưng muốn sản xuất ra những sản phẩm như vậy hoặc tạo sự khác biệt thì đòi hỏi chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao, dẫn đến khó cạnh tranh.
Theo ông BT Tee, Tổng giám đốc Công ty UBM VES, trong dài hạn, các ngành công nghiệp cần tạo ra những sản phẩm mang tính tiện dụng để bán đến tay người tiêu dùng.
Đơn cử, những sản phẩm nước uống ngày càng được thiết kế tiện dụng và đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng nhiều thị trường.
Đồng thời, cần ứng dụng công nghệ để thúc đẩy nâng cao nhận thức của chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu dùng.
Còn Giáo sư Lưu Dzẩn, Đại diện Hội Khoa học và Công nghệ thực phẩm Việt Nam (VAFoST) cho hay, khi có nguồn nguyên liệu chất lượng, đòi hỏi tiếp theo là máy móc, thiết bị, công nghệ phải đảm bảo an toàn và thân thiện môi trường.
Quy trình này, còn tác động trực tiếp đến khâu phân phối và tiêu thụ, vì công nghệ không đảm bảo thì khó thu hút được người tiêu dùng, cũng như giải quyết bài toán cho các ngành công nghiệp phát triển bền vững.
Chính vì vậy, sự gia tăng đạt tỷ lệ hơn 80% doanh nghiệp nước ngoài trong tổng số 540 đơn vị tham gia Triển lãm quốc tế công nghệ xử lý, chế biến và đóng gói bao bì Việt Nam – Propark Vietnam2019 do Công ty UBM VES, Hội Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Việt Nam (VAFoST) và các đơn vị khác tổ chức từ ngày 19 - 21/3, cho thấy Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn.
Thêm vào đó, có sự tham gia khoảng 8 gian hàng quốc tế được sự bảo hộ và hỗ trợ từ chính quốc gia của các nước, cũng đồng nghĩa doanh nghiệp nước ngoài sẽ mang công nghệ mới vào thị trường việt Nam và nhận thấy Việt Nam là thị trường tiềm năng của ngành công nghiệp công nghiệp chế biến và bao gói thực phẩm.
Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng và làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống, đổi mới sáng tạo trở thành yếu tố đầu vào quan trọng nhất của lực lượng sản xuất hiện đại, là chìa khóa quyết định tốc độ phát triển và năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia.
Đối với Việt Nam, thời gian qua đã ký kết tham gia một số định thương mại tự do thế hệ mới tạo ra nhiều cơ hội, cũng như thách thức về thị trường sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và quy mô người tiêu dùng.
Để có thể nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phục vụ tăng trưởng bền vững và hội nhập quốc tế, một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam đó là cần chủ động thực hiện các giải pháp trong việc đổi mới công nghệ, sản phẩm.
Đồng thời, tăng cường ứng dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, giảm chi phí, qua đó nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng phát triển văn hoá doanh nghiệp
17:46' - 07/03/2019
Hội nghị đánh giá tình hình triển khai Cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ phát động giai đoạn 2016-2018 đã diễn ra ngày 7/3 tại Hà Nội.
-
Doanh nghiệp
Tp. Hồ Chí Minh đẩy nhanh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
16:28' - 05/03/2019
Ông Lê Trọng Sang, Trưởng ban Đổi mới Quản lý doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh cho biết, từ nay đến năm 2020, thành phố cổ phần hoá 39 doanh nghiệp, không phải là dễ dàng khi thời gian không còn nhiều.
-
Kinh tế Việt Nam
Hai tháng đầu năm, TPHCM thu hút hơn 1 tỷ USD vốn FDI
14:40' - 04/03/2019
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hồ Chí Minh, trong 2 tháng đầu năm 2019, thành phố thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được 1,02 tỷ USD (bằng 94,7% so với cùng kỳ).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng và Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ
21:22'
Thủ tướng Chính phủ đã ký các quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại nhân sự Bộ Quốc phòng và Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban thường vụ 2 tỉnh Gia Lai, Bình Định họp chốt phương án sắp xếp
20:27'
Ngày 26/4, tại trụ sở Tỉnh ủy Bình Định, Ban Thường vụ hai tỉnh Bình Định và Gia Lai đã họp bàn để triển khai thực hiện chủ trương của Trung ương về việc sát nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua Nghị quyết hợp nhất tỉnh Lào Cai và Yên Bái thành tỉnh Lào Cai
19:51'
Tỉnh Lào Cai mới sau khi hợp nhất có diện tích tự nhiên là 13.256,92 km2 (đạt 165,7% so với tiêu chuẩn quy định); quy mô dân số là 1.656.590 người (đạt 184% so với tiêu chuẩn quy định).
-
Kinh tế Việt Nam
Sau hợp nhất, Tuyên Quang sẽ là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới
19:50'
Chiều 26/4, Tỉnh ủy Tuyên Quang tổ chức Hội nghị thông qua Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và triển khai kế hoạch Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông tại Vĩnh Phúc
19:48'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 52/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng các Bộ về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
-
Kinh tế Việt Nam
Khí thế khẩn trương trên công trường trọng điểm những ngày tháng Tư lịch sử
18:33'
Những ngày tháng Tư lịch sử, trên công trình hồ thủy lợi Suối Thỏ, xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, không khí lao động hết sức khẩn trương và nhộn nhịp ở từng hạng mục công trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá và liên kết để phát triển du lịch Thanh Hóa
16:38'
Ngày 26/4, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức Tọa đàm Famtrip - Khám phá xứ Thanh nhằm giới thiệu, quảng bá và liên kết, phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Kạn xúc tiến đầu tư, đón xu hướng dịch chuyển công nghiệp
16:22'
Sáng 26/4, UBND tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp, đón xu hướng dịch chuyển công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà bán lẻ ra mắt chương trình, dịch vụ kết nối cộng đồng dịp lễ 30/4
15:35'
Hướng đến kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, nhiều nhà bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh ra mắt chương trình, dịch vụ kết nối cộng đồng mới lạ và lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.