Cơ cấu lại nguồn thu ngân sách thế nào cho hiệu quả?
Ông Trương Bá Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính đã có những trao đổi với phóng viên TTXVN xung quanh vấn đề này.
BNEWS: Cơ cấu lại ngân sách nhà nước như thế nào cho hiệu quả là bài toán chung của nhiều nước hiện nay; trong đó có Việt Nam. Là chuyên gia nghiên cứu lâu năm trong lĩnh vực tài chính – ngân sách, xin ông cho biết, những vấn đề cần lưu ý trong cơ cấu lại ngân sách nhà nước? Ông Trương Bá Tuấn: Diễn biến những năm gần đây cho thấy, rất nhiều nước trong đó có Việt Nam đang phải đối mặt với một số rủi ro tài khóa nhất định, đặc biệt là khi xét từ tầm nhìn trung và dài hạn. Đó là tình trạng bội chi ngân sách kéo dài và sự gia tăng liên tục của nợ công. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy sự chậm trễ trong việc thực hiện củng cố tài khóa, cơ cấu lại ngân sách nhà nước có thể gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh tế. Để có thể cơ cấu lại ngân sách nhà nước một cách thành công và hiệu quả, nhiều nước trên thế giới đã có những giải pháp toàn diện, kịp thời và giải quyết đồng bộ được các mặt có liên quan đến nền tài chính công.Cụ thể, thực hiện cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước theo một lộ trình tổng thể, giảm dần quy mô chi thường xuyên, thực hiện giảm bội chi với một cam kết mạnh mẽ; cải cách hệ thống chính sách thuế để hình thành một hệ thống thuế với cơ cấu phù hợp, bền vững.
Trong đó, các nước cũng đặc biệt chú trọng phát huy vai trò của các sắc thuế đang có tiềm năng và dư địa mở rộng quy mô thu ngân sách nhà nước như thuế giá trị gia tăng, thuế tài sản. Đồng thời, chủ động kiểm soát chặt chẽ các rủi ro về nợ công, kiên định duy trì các giới hạn về nợ công theo mục tiêu đề ra; nâng cao kỷ luật tài khóa.
BNEWS: Theo Bộ Tài chính, việc sửa đổi, bổ sung các luật thuế sẽ giúp cơ cấu lại nguồn ngân sách nhà nước, đảm bảo tăng trưởng nguồn thu ngân sách nhà nước trong trung và dài hạn. Xin ông cho biết rõ hơn về vấn đề này? Ông Trương Bá Tuấn: Yêu cầu đặt ra hiện nay đối với Việt Nam là cần phải có một kế hoạch tổng thể về cơ cấu lại ngân sách nhà nước để từng bước giảm dần mức bội chi ngân sách, qua đó hạn chế sự gia tăng của nợ công, xây dựng một nền tài chính công an toàn, bền vững. Bộ Chính trị, Quốc hội đã ban hành các nghị quyết liên quan đến cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công... Cùng với việc thực hiện các giải pháp về cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước thì việc thực hiện cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng GDP đang thấp hơn kỳ vọng cùng với việc thực hiện cắt giảm hàng rào thuế quan ở mức cao khi tham gia các Hiệp định Thương mại tự do, quy mô thu ngân sách nhà nước của Việt Nam thời gian tới có thể sẽ không đạt được các mức tính toán ban đầu khi xây dựng Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 nếu không có các điều chỉnh về chính sách thu ngân sách nhà nước phù hợp, kịp thời. Trong khi đó, áp lực về nguồn lực cho đầu tư phát triển và cho việc thực hiện các mục tiêu về an sinh xã hội, cải cách tiền lương hay ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai… những năm tới dự báo cũng sẽ còn rất lớn.Theo tôi, việc sửa đổi 5 luật thuế như đề xuất mới đây của Bộ Tài chính sẽ góp phần cơ cấu lại nguồn thu ngân sách nhà nước; đảm bảo tính bền vững hơn trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước, đồng thời, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, khuyến khích đầu tư, điều tiết thu nhập hợp lý, đảm bảo sự phù hợp với xu hướng cải cách thuế trên thế giới hiện nay.
BNEWS: Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình thực hiện, Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành đã phát sinh nhiều vướng mắc về đối tượng không chịu thuế; mức thuế suất thông thường 10% tương đối thấp... Xin ông cho biết, vấn đề điều chỉnh như thế nào thì phù hợp với Việt Nam? Ông Trương Bá Tuấn: Như trình bày ở trên, để cơ cấu lại ngân sách nhà nước đòi hỏi cần phải có một chiến lược tổng thể, trong đó, bao gồm cả những giải pháp về cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước. Mức độ hội nhập về kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng, các quốc gia trên thế giới và trong khu vực đã liên tục cắt giảm thuế suất thuế thu nhập, nhất là thuế thu nhập doanh nghiệp, để thu hút vốn, công nghệ và lao động từ bên ngoài.Cùng với đó là tăng cường vai trò của các sắc thuế tiêu dùng, bao gồm thuế giá trị gia tăng để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Có thể thấy, nhiều nước đã hoặc đang xem xét điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng như là một giải pháp quan trọng để củng cố tài khóa và cơ cấu lại ngân sách. Trong khu vực châu Âu, Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu (OECD), châu Á, mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đã được điều chỉnh tăng kể từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 để có thêm nguồn thu cho ngân sách nhằm giảm áp lực gia tăng của nợ công. Trong bối cảnh thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam là khá thấp trong khu vực, chính sách thuế thu nhập cá nhân những năm qua lại được điều chỉnh theo hướng tăng mức giảm trừ cho cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc, thì trước yêu cầu của việc cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nhiều chính sách ưu đãi thuế cũng đang được thực hiện để thúc đẩy và khuyến khích đầu tư.Theo tôi, việc tăng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng như đề xuất cũng là cần thiết, qua đó, góp phần hình thành được một cơ cấu thu ngân sách nhà nước bền vững hơn, đảm bảo xử lý hài hòa các mục tiêu có liên quan.
BNEWS: Nhiều ý kiến cho rằng việc tăng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng như đề xuất của Bộ Tài chính sẽ có tác động rất lớn đến quyết định tiêu dùng trong xã hội. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? Ông Trương Bá Tuấn: Đối với mọi sắc thuế, trong đó có thuế giá trị gia tăng thì sự điều chỉnh thuế suất hay cơ sở tính thuế sẽ có các tác động khác nhau đến các mặt của nền kinh tế. Tuy nhiên, quy mô và mức độ tác động phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm và các thức thiết kế chính sách. So với các sắc thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng được cho là hiệu quả hơn và ít gây các tác động “bóp méo” đối với các quyết định tiêu dùng trong xã hội. Nhược điểm của thuế giá trị gia tăng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến là tính lũy thoái, song nhược điểm này có thể được khắc phục một phần thông qua các cách thức thiết kế chính sách phù hợp. Ở nước ta, để giảm bớt gánh nặng thuế cho người có thu nhập thấp, Luật Thuế Giá trị gia tăng hiện hành đã quy định hầu hết các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ đời sống của người dân đều thuộc đối tượng không chịu thuế (hiện có 25 nhóm hàng hóa, dịch vụ) hoặc thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng nhưng ở mức thuế suất ưu đãi 5% (như: thực phẩm tươi sống; thuốc chữa bệnh, phòng bệnh; hàng hóa, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp...). BNEWS: Xin cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Thu ngân sách nhà nước 8 tháng đạt hơn 760.000 tỷ đồng
11:47' - 01/09/2017
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 8 tháng qua đạt 762.800 tỷ đồng bằng 62,9% dự toán, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2016
-
Kinh tế Việt Nam
Giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Nhà nước cho các bộ, ngành, địa phương
19:47' - 31/08/2017
Thủ tướng Chính phủ vừa giao các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những điểm nhấn trong Báo cáo ngân sách nhà nước dành cho công dân
16:03' - 24/08/2017
Nhiều ý kiến băn khoăn về việc trình độ người dân mỗi nơi một khác thì báo cáo ngân sách công dân có thực sự được người dân hiểu và quan tâm đúng mức hay không.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
HSBC: Doanh nghiệp Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thuế quan `
14:13'
Theo một khảo sát của HSBC Holdings Plc, các doanh nghiệp Mỹ là những đối tượng đang lo ngại nhất về tác động của chính sách thuế quan thay đổi liên tục của Tổng thống Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ có thể dỡ bỏ thuế quan khi USMCA được đàm phán lại
09:45' - 23/05/2025
Theo ông Rob Wildeboer, người đứng đầu công ty sản xuất phụ tùng ô tô Martinrea International Inc, Mỹ sẽ dỡ bỏ thuế quan ô tô khi Hiệp định Thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) được đàm phán lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhiều nước kêu gọi Mỹ cân nhắc việc áp thuế mới đối với chip bán dẫn
08:40' - 23/05/2025
Bộ Thương mại Mỹ đã tiếp nhận 206 đơn kiến nghị liên quan đến cuộc điều tra đối với chip bán dẫn, thiết bị sản xuất chip bán dẫn.
-
Ý kiến và Bình luận
WB: Cải cách và xanh hóa sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao
16:53' - 22/05/2025
Theo WB, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế và thúc đẩy mô hình phát triển xanh để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Ý kiến và Bình luận
Các Bộ trưởng thương mại BRICS tái khẳng định cam kết với chủ nghĩa đa phương
08:52' - 22/05/2025
BRICS sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác nội khối về thương mại số, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo về an toàn lao động khi thi công các công trình thủy điện
13:14' - 21/05/2025
PGS.TS Vũ Thanh Ca, Nguyên Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chia sẻ với phóng viên TTXVN xoay quanh vấn đề xây dựng thủy điện và đảm bảo an toàn trong thi công.
-
Ý kiến và Bình luận
“Bộ tứ trụ cột” để Việt Nam cất cánh: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
10:59' - 21/05/2025
Trong điều kiện đặc thù của Việt Nam hai khái niệm “kinh tế tư nhân” và “định hướng xã hội chủ nghĩa” không hề đối chọi nhau, không cản trở nhau mà cùng song hành.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo áp lực giá
10:09' - 21/05/2025
Ngày 20/5, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo ra áp lực tăng giá và kêu gọi thận trọng trước khi điều chỉnh lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam mong muốn hợp tác hiệu quả với WHO
08:38' - 21/05/2025
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn đã có bài phát biểu, tập trung vào quan hệ chặt chẽ giữa Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).