Cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời ở Việt Nam sau năm 2020
Ngày 11/4, tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Sáng tạo xanh (GreenID) và nhóm thành viên cộng đồng Năng lượng tái tạo Việt Nam phối hợp tổ chức tọa đàm trực tuyến về “FIT 2 và cơ chế chính sách cho phát triển điện mặt trời ở Việt Nam sau năm 2020”.
Giám đốc GreenID, bà Ngụy Thị Khanh cho biết: Mục đích của tọa đàm nhằm thảo luận về ý nghĩa của cơ chế khuyến khích các dự án điện mặt trời đối với sự phát triển của ngành điện mặt trời ở Việt Nam dưới góc nhìn của các bên tham gia; phân tích và thảo luận các điểm tích cực và hạn chế của Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam (thay thế Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg đã hết hiệu lực từ 30/6/2019) từ các chuyên gia, doanh nghiệp. Đồng thời, đề xuất các giải pháp để thúc đẩy ngành điện mặt trời phát triển tương xứng với tiềm năng và giá trị mà nó có thể đóng góp cho xã hội sau tháng 12/2020. Sau 2 năm thực hiện Quyết định số 11/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, ngành điện mặt trời ở Việt Nam đã bùng nổ, đưa Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về thị trường điện mặt trời. Tính tới cuối tháng 6/2019, Việt Nam đã lắp đặt được gần 4,464 MW điện mặt trời.Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến cuối tháng 2 năm 2020, tổng sản lượng dự án điện mặt trời áp mái là 24,459 MW tương ứng với giá trị công suất lắp đặt xấp xỉ 470 MWp. Khu vực công nghiệp chiếm 54% tổng công suất lắp đặt điện mặt trời áp mái, xếp sau là khu vực hộ gia đình (29%), khu vực thương mại (12%) và hành chính sự nghiệp (5%).
Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, bà Trần Hương Thảo - Trưởng đại diện Chi nhánh Công ty Năng lượng Mặt trời Bách Khoa – Solar BK Khu vực miền Bắc cho rằng, các biểu giá hỗ trợ điện mặt trời (FIT 2) có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành điện mặt trời ở Việt Nam. Đây là một thách thức lớn đối với các dự án điện mặt trời trong điều kiện hiện nay, cả về thời gian được áp dụng giá khuyến khích và mức giá khuyến khích.Tuy nhiên, nếu Chính phủ không có giải pháp lựa chọn để ưu tiên phát triển trước các dự án có điều kiện thuận lợi về mức độ bức xạ, về hạ tầng lưới thì việc ồ ạt xây dựng các nguồn điện mặt trời sẽ gây các hậu quả như ùn tắc trong khâu phê duyệt, nảy sinh tiêu cực, dự án bị cắt giảm điện năng phát…, gây lãng phí các nguồn lực xã hội. Xu thế chung được dự báo là chi phí đầu tư tiếp tục giảm nhưng bài toán cần xét hiện nay là phải chọn các địa điểm có điều kiện phù hợp nhất, đồng thời tiết kiệm, giảm chi phí đầu tư để phát triển các dự án điện mặt trời có hiệu quả.
Để giúp ngành điện mặt trời phát triển tương xứng với tiềm năng và giá trị, đóng góp cho xã hội, các chuyên gia và doanh nghiệp tham gia cho rằng cần gia hạn thời gian cho điện mặt trời áp mái và có lộ trình rõ ràng về cơ chế, chính sách cho phân khúc này.Cụ thể, có cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) và đơn giá, hợp đồng truyền tải; hoàn thiện cơ chế đấu thầu với các dự án được chấp thuận chủ trương sau ngày 24/11/2019 và cơ chế đảm bảo minh bạch trong đấu thầu và áp dụng kinh nghiệm của các nước khác.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề xuất giải pháp để gia hạn chính sách hỗ trợ điện mặt trời áp mái nhằm phát huy tiềm năng của điện mặt trời bởi Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg chỉ có thời hạn 6 tháng, lại đúng trong thời kỳ khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên liệu các dự án có khả năng cán mốc này.Hơn nữa, hầu hết các đơn vị nhất là các doanh nghiệp, người lao động đang bị ảnh hưởng nặng nề về kinh tế do dịch bệnh. Do vậy, hiệu quả thực thi của Quyết định cũng cần được thảo luận để kịp thời đề xuất tới các cơ quan chức năng, đảm bảo ý nghĩa và tác động của chính sách vì sự phát triển ổn định và lâu bền cho ngành điện mặt trời vốn rất giàu tiềm năng ở Việt Nam./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Lắp đặt vận hành hơn 24.300 dự án điện mặt trời áp mái
12:19' - 04/03/2020
Với điện mặt trời áp mái, đến đầu tháng 3/2020, đã có tổng cộng hơn 24.300 dự án đã được lắp đặt vận hành, với tổng công suất là 465,8 MWp. Đây vẫn là mức rất khiêm tốn so với tiềm năng phát triển.
-
Doanh nghiệp
EVN tập trung vốn cho các dự án nguồn và lưới điện
09:47' - 04/03/2020
EVN tập trung đảm bảo tiến độ, đưa vào vận hành giai đoạn 2016-2020 với 21 tổ máy thuộc 12 dự án và khởi công xây dựng 8 công trình nguồn điện với tổng công suất 5.540 MW.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: EVN không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào
14:06' - 25/12/2019
EVN không được để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào; đồng thời các năm tiếp theo có hệ thống nguồn và lưới điện tốt nhất cho phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines và Safran Seats hợp tác kết nối internet trên máy bay
11:25'
Đây là bước tiến mới trong 30 năm hợp tác giữa Vietnam Airlines và Safran Seats, khẳng định mối quan hệ đối tác chiến lược bền vững giữa hai bên.
-
Doanh nghiệp
Nghĩa tình người Dầu khí – Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo
10:43'
Với văn hóa “nghĩa tình”của người Dầu khí, tinh thần tương thân tương ái, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) luôn đi đầu trong tham gia xây nhà đại đoàn kết, nhà cho người nghèo.
-
Doanh nghiệp
Hãng lắp ráp iPhone lớn nhất thế giới đạt doanh thu cao kỷ lục
10:05'
Hãng Foxconn của Đài Loan (Trung Quốc) vừa công bố đạt doanh thu quý III/2024 cao kỷ lục, nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với dòng máy chủ có trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Doanh nghiệp
Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm mặc định dài hạn của BSR ở mức “BB+” với “triển vọng ổn định”
09:35'
Tổ chức Fitch Ratings vừa công bố Báo cáo đánh giá xếp hạng tín nhiệm mặc định dài hạn (IDR) năm thứ 2 của CTCP Lọc hoá dầu Bình Sơn (Mã chứng khoán: BSR) với mức “BB+” với “Triển vọng ổn định”.
-
Doanh nghiệp
Đoàn giám sát của Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm việc tại BSR
08:51'
Tuần qua, Đoàn giám sát của Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) do Thành viên HĐTV Bùi Minh Tiến làm Trưởng đoàn đã làm việc tại Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR).
-
Doanh nghiệp
PC Thanh Hóa: Nhiều giải pháp giảm sự cố đường dây trung áp
08:57' - 05/10/2024
Để giảm đảm bảo cấp điện Tết nguyên Đán và hè năm 2025, Công ty Điện lực Thanh Hóa sẽ khắc phục toàn bộ tồn tại khiếm khuyết trên tất cả các đường dây trung áp và phấn đấu hoàn thành trước 31/12/2024.
-
Doanh nghiệp
Cần Thơ khuyến khích tái cấu trúc nhà xưởng tăng hiệu quả sản xuất
08:00' - 05/10/2024
Ngày 4/10, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu đi thăm, làm việc với các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc, thủy sản trên địa bàn thành phố.
-
Doanh nghiệp
EU bỏ phiếu ủng hộ áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu của Trung Quốc
21:19' - 04/10/2024
Liên minh châu Âu nhất trí áp thuế bổ sung đối với xe ô tô điện nhập khẩu của Trung Quốc, trong bối cảnh các cuộc đàm phán với Bắc Kinh nhằm tìm giải pháp cho tranh chấp thương mại vẫn đang diễn ra.
-
Doanh nghiệp
Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 đã "chốt" được Hợp đồng mua bán điện
18:50' - 04/10/2024
Việc ký kết hợp đồng PPA với các cam kết mua điện dài hạn (Qc) cho dự án là yếu tố quan trọng nhất bên cạnh xác định khung giá điện để dự án Nhơn Trạch 3&4 có thể triển khai thuận lợi.