Có chế tài xử lý nghiêm việc chậm giải ngân vốn đầu tư công
Bộ Tài chính đề nghị, các bộ ngành, địa phương sử dụng vốn đầu tư công cần chủ động rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2020, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2019 kéo sang năm 2020 của các dự án chậm tiến độ sang các dự án khác có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Đặc biệt, Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ ngành, địa phương phải có chế tài nghiêm khắc các chủ đầu tư, chủ dự án, tố chức cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở làm chậm tiến độ giao, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.
Theo Bộ Tài chính, ước tính đến hết tháng 6, có tới 34 bộ ngành và 7 địa phương có tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công quá thấp dưới 20%; trong đó, có 10 bộ ngành có tỷ lệ giải ngân dưới 10%.
Bộ Tài chính cũng cho biết, có tới 4 cơ quan trung ương có tỉ lệ thanh toán vốn đầu tư công 0% hay nói cách khác là chưa tiêu được đồng vốn đầu tư công nào, gồm: Văn phòng Chính phủ, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Ủy ban Quản lý vốn doanh nghiệp nhà nước.
Trong số đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đã có công văn gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị hoàn trả ngân sách nhà nước 1,6 tỷ đồng vốn kế hoạch được giao.
Báo cáo của Bộ Tài chính cũng nêu rõ, một số bộ, ngành có tỉ lệ giải ngân dưới 15% là Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hành chính sách xã hội, Bộ Công Thương, Bộ Y tế… Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới thanh toán được 74,8 tỷ đồng trong tổng số 1.108 tỷ đồng được giao.
Bên cạnh đó, đã có 9 bộ ngành và 37 địa phương có số giải ngân đạt trên 30% như Liên minh Hợp tác xã Việt Nam với tỉ lệ 100%, Hội Nhà văn 93,59%, tỉnh Hưng Yên 62%, Ngân hàng Phát triển 61%, Bộ Nội vụ 55,48%, tỉnh Ninh Bình 66,6%...
Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 thấp là do phân bổ vốn chậm, đã hết 6 tháng của năm 2020 nhưng có đơn vị chưa phân bổ vốn kế hoạch năm 2020. Ngoài ra là các nguyên nhân về giải phóng mặt bằng, tái định cơ vẫn còn vướng mắc về cơ chế, chính sách, người dân chưa đồng thuận, khiếu kiện về chính sách đền bù.
Đối với các dự án sử dụng vốn ODA, nguồn vốn ODA không được bố trí phù hơp với tiến độ triển khai, những năm đầu kỳ trung hạn được giao kế hoạch vào không đủ với nhu cầu thực hiện, dồn vào những năm sau tạo áp lực giải ngân rất lớn vào những năm cuối./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ làm việc với TP HCM về giải ngân vốn đầu tư công
18:55' - 20/07/2020
Chiều 20/7, Thường trực Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt Thành phố Hồ Chí Minh về tình hình giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Cần chấm dứt tình trạng “trì trệ” trong giải ngân vốn đầu tư công
16:06' - 18/07/2020
Hoan nghênh quyết tâm cao của 12 địa phương tại hội nghị, Thủ tướng yêu cầu cần “chấm dứt tình trạng trì trệ” trong giải ngân vốn đầu tư công tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.
-
DN cần biết
Thủ tướng lập Đoàn kiểm tra đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
15:29' - 18/07/2020
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết thành lập các Đoàn công tác kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Người dân Canada chưa sớm thoát cảnh khó khăn về tài chính
07:49'
Kết quả thăm dò còn cho thấy chỉ có 1 trong 5 người được hỏi nghĩ rằng tình hình tài chính của họ sẽ được cải thiện trong 12 tháng tới.
-
Tài chính
Nhật Bản sẽ chi thêm hơn 15 tỷ USD để giảm tác động của lạm phát
16:51' - 20/03/2023
Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch chi thêm hơn 2.000 tỷ yen (gần 15,3 tỷ USD) từ quỹ dự phòng để tài trợ cho các biện pháp bổ sung nhằm giảm bớt tác động của lạm phát tới nền kinh tế nước này.
-
Tài chính
Bắt giữ lượng ngà voi nhập lậu lớn nhất từ trước tới nay tại cảng Hải Phòng
15:42' - 20/03/2023
Tổng cục Hải quan cho biết, sáng 20/3 tại cảng Nam Hải Đình Vũ, Cục Hải quan Hải Phòng chủ trì, phối hợp với Công an Hải Phòng khám xét 1 container 20 feet chứa ngà voi nhập lậu từ châu Phi.
-
Tài chính
Sàn thương mại điện tử lớn nhất Mỹ Latinh đầu tư 1,6 tỷ USD vào Mexico
07:37' - 20/03/2023
Ngày 19/3, sàn thương mại điện tử lớn nhất Mỹ Latinh Mercado Libre tuyên bố kế hoạch đầu tư 1,6 tỷ USD vào Mexico nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
-
Tài chính
Deloitte bị phạt 31 triệu USD do thiếu sót trong kiểm toán tại Trung Quốc
07:30' - 19/03/2023
Theo Bộ Tài chính Trung Quốc, chi nhánh của Deloitte tại Bắc Kinh đã không thực hiện đúng và để xảy ra nhiều thiếu sót trong quá trình kiểm toán đối với công ty China Huarong Asset Management.
-
Tài chính
Đức và Nhật Bản ứng phó với những biến động tài chính
19:50' - 18/03/2023
Đức và Nhật Bản ngày 18/3 đã nhất trí phối hợp chặt chẽ trong ứng phó với những biến động tài chính bắt nguồn từ những vấn đề của các ngân hàng phương Tây.
-
Tài chính
IMF mở đường cho các nước tiếp cận chương trình cho vay mới dễ dàng hơn
18:00' - 18/03/2023
IMF đã thông qua các sửa đổi quy định để cho phép thể chế tài chính này phê duyệt các chương trình cho vay mới dành cho các quốc gia đang đối mặt với tình trạng "bất ổn cao cá biệt".
-
Tài chính
Đức loại trừ một cuộc khủng hoảng tài chính mới
07:45' - 18/03/2023
Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định không có nguy hiểm đối với thị trường tài chính vì hiện tại, hệ thống tài chính và ngân hàng ổn định hơn nhiều so với trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
-
Tài chính
Khi khủng hoảng ngân hàng tác động tới thị trường tiền điện tử
21:14' - 17/03/2023
Theo giới quan sát, lĩnh vực tiền điện tử toàn cầu đang chìm trong giai đoạn đầy khó khăn với một loạt những rắc rối, bê bối và thất bại nghiêm trọng trong những tháng gần đây.