Cơ hội của châu Phi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Trang mạng herald.co.zw mới đăng bài phân tích về những việc châu Phi cần làm để tận dụng các cơ hội mà cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung mang lại cho lục địa này.
Với sự khác biệt lớn về cách tiếp cận mang tính ý thức hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, châu Phi, trong đó có Zimbabwe, đã trở thành khu vực cạnh tranh về mô hình phát triển từ cả hai phía. Bất kể tình hình thế nào, các nước châu Phi vẫn có thể tìm thấy một vị trí thích hợp trong cuộc chiến thương mại đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.
Các chuyên gia dự đoán kết quả của cuộc chiến thương mại có thể khiến cả Mỹ và Trung Quốc bắt đầu dịch chuyển đến các khu vực khác như châu Phi nhằm tăng cường hợp tác, thúc đẩy đầu tư và thương mại nhiều hơn. Các nước châu Phi nên tự chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thu hút cơ hội đầu tư và thương mại tiềm năng.
Một trong những trở ngại chính đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước châu Phi là chính sách đầu tư chưa đồng bộ. Tính không ổn định đã trở thành nét đặc trưng trong môi trường đầu tư của châu Phi, trong khi các nhà đầu tư cần những chính sách nhất quán để hấp thụ nguồn tài chính họ mang lại.
Trong điều kiện cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay, rất có thể nhiều nhà đầu tư sẽ gõ cửa các nước châu Phi để tìm kiếm những cơ hội mới.
Những sự kiện diễn ra trong vài tuần qua cho thấy cả Trung Quốc và Mỹ hiện đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng tại châu Phi. Từ ngày 18-21/6 vừa qua, Mỹ đã tổ chức Hội nghị cấp cao Kinh doanh Mỹ-châu Phi tại Maputo (Mozambique).
Hội nghị quy tụ nhiều nhà lãnh đạo châu Phi và gần 1.000 giám đốc điều hành khu vực tư nhân của Mỹ và châu Phi, các nhà đầu tư quốc tế và quan chức chính phủ cấp cao. Hội nghị tạo dựng nền tảng hợp tác giữa những người chơi chính ở châu Phi và Mỹ trong các lĩnh vực như nông nghiệp, năng lượng, y tế, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và tài chính.
Thông qua hội nghị, các đối tác kinh doanh tiềm năng từ châu Phi và Mỹ đã tìm kiếm cơ hội kinh doanh và tổ chức các cuộc gặp gỡ.
Tại Trung Quốc, các điều phối viên của Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi (FOCAC) từ 53 nước châu Phi, đã gặp nhau tại Bắc Kinh trong hai ngày 24-25/6 vừa qua. Các điều phối viên đã đánh giá tiến bộ đạt được trong việc thực thi những đề xuất được đưa ra tại FOCAC 2018 ở Bắc Kinh.
Các cuộc thảo luận tập trung vào việc thực hiện các quy định của FOCAC về thương mại, an ninh và phát triển. Tại FOCAC 2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết dành cho các nước châu Phi khoản tín dụng trị giá 60 tỷ USD thuộc gói hỗn hợp gồm các khoản tài trợ, cho vay và các quỹ đặc biệt. Chính phủ Trung Quốc cũng hối thúc các công ty nước này đầu tư ít nhất 10 tỷ USD vào châu Phi cho đến năm 2021.
Trong thông điệp gửi tới cuộc họp của các điều phối viên FOCAC vừa qua, ông Tập cho biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc và châu Phi đã nhất trí quyết định thúc đẩy Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) và Chương trình nghị sự châu Phi 2063.
Hai bên đã thống nhất xây dựng một cộng đồng Trung Quốc-châu Phi với một tương lai chung, chia sẻ trách nhiệm chung, hợp tác cùng có lợi, hạnh phúc cho mọi người, thịnh vượng văn hóa chung, an ninh chung và cùng tồn tại hài hòa.
Ngoài ra, Trung Quốc và châu Phi đồng ý thực hiện 8 sáng kiến lớn về hợp tác Trung Quốc-châu Phi, trong đó đưa ra kế hoạch chi tiết mới phù hợp với mức độ quan hệ Trung Quốc-châu Phi ở cấp độ cao hơn. Tám sáng kiến được Trung Quốc đưa ra gồm thúc đẩy công nghiệp, kết nối cơ sở hạ tầng, thúc đẩy thương mại, phát triển xanh, nâng cao năng lực, y tế, đối ngoại nhân dân, và an ninh - hòa bình.
Hai hội nghị đề cập ở trên cho thấy các nhà đầu tư từ Mỹ và Trung Quốc đều quan tâm đến các lĩnh vực tương tự tại châu Phi. Đã đến lúc các nước châu Phi nhận ra rằng bất chấp cuộc chiến thương mại, các quỹ tài chính sẽ không tự nhiên đến lục địa từ nhiều nguồn khác nhau và họ cần nỗ lực tạo dựng một môi trường thuận lợi để tiếp nhận các khoản tiền đó.
Chẳng hạn, tại Zimbabwe, các điều kiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn sẵn sàng, nhưng thực tế rất ít nhà đầu tư mạo hiểm vào nước này.
Quốc gia miền Nam châu Phi này có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực được đào tạo có thể cung cấp lao động có trình độ, điều kiện thời tiết tốt và nhiều nguồn lực khác. Tuy nhiên, điều còn thiếu ở Zimbabwe là một môi trường pháp lý thuận lợi và các quy định điều chỉnh mối quan hệ giữa nước này với các nhà đầu tư nước ngoài.
Các nhà đầu tư nước ngoài là các tổ chức và cá nhân đi tìm kiếm lợi nhuận. Đây là đặc điểm chung của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài cho dù họ đến từ đâu. Để thu hút đầu tư nước ngoài, các nước châu Phi nên bắt đầu từ việc xây dựng luật pháp và quy định giúp các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy yên tâm nếu bỏ vốn đầu tư.
Việc điều chỉnh chính sách cần được thực hiện nhằm đảm bảo rằng khi các nhà đầu tư được hưởng lợi, nước tiếp nhận đầu tư cũng không bị thiệt hại và đầu tư sẽ đóng góp cho sự phát triển.
Cả Trung Quốc và Mỹ đang tìm cách mở rộng giao thương với các nước châu Phi để giảm thiểu rủi ro trong cuộc chiến thương mại. Một số ý kiến cho rằng Trung Quốc, nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, ngừng mua mặt hàng này từ Mỹ như biện pháp trả đũa việc chính quyền Donald Trump tăng thuế đối với 250 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc.
Động thái này chắc chắn tạo cơ hội cho các nước như Zimbabwe thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp từ quốc gia châu Á này. Với các quy định có lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, Zimbabwe có thể dễ dàng hợp tác với các công ty Trung Quốc để sản xuất đậu tương cho thị trường quốc gia châu Á này nhằm lấp đầy khoảng trống do cuộc chiến thương mại tạo ra.
Một ví dụ khác, trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu dầu thô từ Angola và các nước khác để bù đắp cho sự sụt giảm lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Mỹ. Có thể trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ nhập khẩu hàng hóa từ châu Phi nhiều hơn bất cứ nơi nào khác, trong khi Bắc Kinh cũng xuất khẩu nhiều hơn vào châu Phi, trước gánh nặng của cuộc chiến thương mại.
Đối với các nước châu Phi, đã đến lúc phải từ bỏ nhận thức coi mình như những người vô can và tham gia tích cực vào việc thu hút nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên, trong khi thu hút đầu tư và thúc đẩy thương mại, các nước này cũng cần có những biện pháp để chống lại việc bán phá giá các sản phẩm giá rẻ vốn có thể bóp chết ngành công nghiệp trong nước và làm chệch hướng sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của họ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp mức thuế mới đối với thép nhập khẩu từ Mexico và Trung Quốc
09:54' - 09/07/2019
Ngày 8/7, Mỹ thông báo áp mức thuế mới đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Mexico và Trung Quốc, cho rằng hai nước trên đã trợ cấp không công bằng đối với các nhà sản xuất của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Thế mạnh và điểm yếu trong chiến lược AI của Trung Quốc
05:30' - 09/07/2019
Diễn đàn Kinh tế Thế giới mùa Đông năm 2016 ở Davos, Thụy Sĩ, đã đặt chủ đề “Làm chủ cuộc CMCN lần thứ tư”, trong đó nhấn mạnh khoảng 15 năm tới, thế giới sẽ bước vào thời đại mới (tức sau năm 2030).
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc
21:37' - 08/07/2019
Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - Trung Quốc đã không ngừng đi vào chiều sâu và trở thành điểm sáng trong quan hệ hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tháng 6/2019 vượt dự đoán
13:47' - 08/07/2019
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) ngày 8/7 công bố số liệu cho thấy dự trữ ngoại hối của nước này trong tháng 6/2019 tăng 182,3 tỷ USD lên 3.119 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cam kết mở cửa nền kinh tế
12:51' - 08/07/2019
Ông Vương Kỳ Sơn cho rằng “thế giới cần Trung Quốc nhiều như Trung Quốc cần thế giới”.
-
DN cần biết
Swiss Re Institute: Trung Quốc sẽ là thị trường bảo hiểm lớn nhất thế giới
18:29' - 07/07/2019
Tập đoàn tái bảo hiểm Swiss Re Institute mới công bố báo cáo trong đó dự báo Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành thị trường bảo hiểm lớn nhất thế giới vào giữa thập niên 2030.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát "phủ bóng đen" lên mùa hoa anh đào ở Nhật Bản
21:42'
Một báo cáo từ Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho thấy chi phí cho các mặt hàng thực phẩm thông thường được dùng trong các bữa tiệc ngắm hoa, còn gọi là "hanami", đã tăng 21,4% trong 6 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại thị trường Campuchia
17:55'
Hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng được tăng cường, được xem là điểm sáng nổi bật trong quan hệ hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
BoJ: Thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu
15:20'
Nhà Trắng ngày 1/4 xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục kế hoạch áp thuế từ ngày 2/4 trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và giới đầu tư đều lo ngại.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ phát tín hiệu trái chiều, Fed rơi vào thế khó
14:51'
Các số liệu kinh tế mới kém khả quan về việc làm và ngành sản xuất tại Mỹ đã nhấn mạnh một mối lo ngại cho Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều nước chuẩn bị đáp trả thuế quan của Mỹ
13:27'
Các nhà lãnh đạo Canada, Mexico thảo luận quan hệ thương mại và đầu tư - Nhiều nước chuẩn bị biện pháp đối phó với chính sách thuế quan của Mỹ
-
Kinh tế Thế giới
Houthi tiến hành 3 vụ tấn công mới vào tàu sân bay Mỹ
12:59'
Ngày 2/4, lực lượng Houthi ở Yemen cho biết đã tiến hành 3 vụ tấn công mới nhằm vào tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman và các tàu chiến hộ tống ở phía Bắc Biển Đỏ trong 24 giờ qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác IPEF để ứng phó với bất ổn chuỗi cung ứng toàn cầu
12:56'
Hàn Quốc đang thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) nhằm ứng phó với những bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ghi nhận xuất nhập khẩu dịch vụ tăng trưởng vững chắc
10:58'
Xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc đạt 549,58 tỷ NDT, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu dịch vụ đạt 759,98 tỷ NDT, tăng 7,8%.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ khẳng định không thay đổi kế hoạch áp thuế đối ứng
07:53'
Dự kiến, Tổng thống Trump sẽ công bố các biện pháp thuế quan mới tại Vườn Hồng của Nhà Trắng vào lúc 16h00 chiều 2/4 theo giờ miền Đông nước Mỹ, tức khoảng 3h00 sáng 3/4 theo giờ Việt Nam.