Cơ hội hợp tác trong lĩnh vực tài chính công nghệ giữa Việt Nam và Australia
Với mong muốn hợp tác cùng các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài chính công nghệ (fintech), ngày 3/9, Trung tâm Asialink Business thuộc Đại học Melbourne (Australia) đã công bố triển khai chương trình phát triển năng lực mới nhằm nâng cao nhận thức và vị thế của các doanh nghiệp Australia.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, chương trình, có sự phối hợp giữa Asialink Business, Bộ Công nghiệp, khoa học, năng lượng và tài nguyên Australia (DISER) và Cơ quan Thương mại và đầu tư của Chính phủ Australia (Austrade), bao gồm một sự kiện khởi động đặc biệt để nâng cao nhận thức về các cơ hội fintech và một chuỗi chương trình phát triển năng lực phù hợp, hướng sự tập trung vào các giám đốc điều hành hội đồng quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp, để giúp các doanh nghiệp có thể tận dụng tốt nhất các cơ hội mang lại.
Asialink Business nhấn mạnh chương trình sẽ bổ sung và hỗ trợ cho Chiến lược Tăng cường hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Australia (EEES), dự kiến sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2021. Chiến lược này sẽ góp phần củng cố “cam kết chung về thương mại và đầu tư, tự do hóa và kết nối kinh tế của Australia và Việt Nam, đồng thời giúp cả hai nước tận dụng các cơ hội thị trường mới nổi”.
Asialink Business nhận định Việt Nam có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2020 đạt 2,9% trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành trên toàn cầu. Cơ cấu dân số của Việt Nam trẻ, sẵn sàng tiếp thu các công nghệ mới.
Đại dịch COVID-19 gây tác động không nhỏ tới nền kinh tế của Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đã thúc đẩy sự tăng trưởng của nền tảng công nghệ kỹ thuật số trong nước. Năm 2020, Việt Nam ghi nhận một lượng lớn người tiêu dùng chuyển đổi sang sử dụng các dịch vụ trực tuyến thay vì các hình thức truyền thống.
Đây cũng là năm đánh dấu sự bùng nổ số lượng người Việt Nam lần đầu tiên trải nghiệm dịch vụ kỹ thuật số mới trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và tài chính công nghệ, giúp thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số quốc gia tăng trưởng 29%.
Trong số các ngành chuyển đổi sang công nghệ mới, fintech được đánh giá là có triển vọng đặc biệt tại thị trường Việt Nam, do mức độ hấp thụ thấp của các dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm truyền thống. Thống kê của Việt Nam cho thấy khoảng 70% dân số trưởng thành không có tài khoản ngân hàng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong toàn khu vực Đông Nam Á.
Giữa làn sóng phát triển công nghệ hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng tham gia ngày càng nhiều vào các nền tảng thanh toán tài chính kỹ thuật số, bỏ qua bước chuyển đổi bắt đầu với các dịch vụ ngân hàng truyền thống.
Điều này được thúc đẩy với sự sẵn sàng về kỹ thuật số của người tiêu dùng Việt Nam, khả năng chi tiêu trong nước tăng và sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ trong việc củng cố khuôn khổ pháp lý.
Báo cáo năm 2021 của mạng We Are Social và Hootsuite cho biết có khoảng 97% người dùng Việt Nam truy cập Internet qua điện thoại thông minh. Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ Việt Nam xác định ưu tiên cho số hóa, thúc đẩy đổi mới công nghệ tài chính, phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và các dịch vụ tài chính.
Trong bối cảnh đó, Asialink Business tin rằng các doanh nghiệp Australia sẽ có nhiều cơ hội để tham gia vào thị trường công nghệ của Việt Nam. Cùng với một lực lượng lớn các công ty khởi nghiệp chuyên về mảng thanh toán di động, nhu cầu của các ngân hàng Việt Nam về chuyên môn kỹ thuật và thương mại cũng đang tăng lên.
Rất nhiều ngân hàng hiện tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp fintech trong nước và quốc tế để cung cấp các giải pháp khách hàng sáng tạo. Asialink Business cho rằng các doanh nghiệp Australia có vị thế rất tốt để đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng cao trong lĩnh vực fintech của Việt Nam.
Tuy nhiên, để tận dụng được tốt nhất các cơ hội, doanh nghiệp Australia cần phải có chiến lược trong cách tiếp cận.
Định hướng các cơ hội fintech của Việt Nam đòi hỏi một chiến lược được tính toán kỹ lưỡng, giúp doanh nghiệp Australia đầu tư thời gian và nguồn lực để hiểu đất nước, con người và doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời sẵn sàng cho việc nội địa hóa sản phẩm dành cho thị trường địa phương... Đó chính là mục tiêu và nội dung chương trình mà Asialink Bussiness đang hướng tới./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Chưa bao giờ công nghệ mã vạch (QR code) lại phổ biến như hiện nay
08:45' - 02/09/2021
Chưa bao giờ công nghệ mã vạch (QR code) lại phổ biến như hiện nay ở các quán ăn, nhà hàng tại Mỹ, nhất là tại các thành phố và bang lớn như New York.
-
Thị trường
Trung Quốc kiểm soát các tập đoàn công nghệ tại thị trường game lớn nhất thế giới
08:32' - 02/09/2021
Cục Xuất bản và Báo chí Quốc gia Trung Quốc ra thông báo giảm mạnh số giờ chơi game trực tuyến của trẻ em xuống chỉ còn 3 giờ mỗi tuần.
-
Công nghệ
Ứng dụng công nghệ cập nhật chỉ số sinh tồn của bệnh nhân COVID-19 từ xa
20:16' - 31/08/2021
Nếu tình trạng của bệnh nhân diễn biến xấu, thông số không nằm trong khoảng an toàn cho phép, tín hiệu báo động sẽ được chuyển đến trung tâm ngay lập tức để các bác sĩ kịp thời can thiệp.
-
Doanh nghiệp
PTC2 ứng dụng kiểm tra y tế bằng công nghệ số
11:39' - 30/08/2021
Công ty Truyền tải điện 2 (PTC2) đã xây dựng, phát triển ứng dụng và đưa vào triển khai hệ thống nhận diện khuôn mặt, đo thân nhiệt không tiếp xúc.
-
DN cần biết
Vỏ Sò ứng dụng công nghệ cho dịch vụ “Đi chợ hộ”
09:18' - 30/08/2021
Trong bối cảnh dịch bệnh, sàn thương mại điện tử Vỏ Sò đã chính thức cho ra mắt 63 trang web “đi chợ hộ” tại 63 tỉnh thành toàn quốc giúp người dân tiếp cận với nguồn lương thực, thực phẩm tươi ngon.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Sàn giao dịch tiền điện tử FTX thu hồi hơn 400 triệu USD
13:21' - 23/03/2023
Ngày 22/3, sàn giao dịch tiền điện tử FTX đã đạt được thỏa thuận thu hồi lượng tài sản trị giá hơn 450 triệu USD từ quỹ đầu tư Modulo Capital.
-
Tài chính
Việt Nam và OECD ký hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế
07:39' - 23/03/2023
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, chiều 22/3 tại Paris, Việt Nam và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã ký hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế, viết tắt là MAAC.
-
Tài chính
Lạm phát tại Canada tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 2/2023
08:46' - 22/03/2023
Theo Cơ quan Thống kê Canada (Statscan), tỷ lệ lạm phát của Canada đã giảm xuống 5,2% trong tháng 2/2023, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 4/2020.
-
Tài chính
Người dân Canada chưa sớm thoát cảnh khó khăn về tài chính
07:49' - 21/03/2023
Kết quả thăm dò còn cho thấy chỉ có 1 trong 5 người được hỏi nghĩ rằng tình hình tài chính của họ sẽ được cải thiện trong 12 tháng tới.
-
Tài chính
Nhật Bản sẽ chi thêm hơn 15 tỷ USD để giảm tác động của lạm phát
16:51' - 20/03/2023
Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch chi thêm hơn 2.000 tỷ yen (gần 15,3 tỷ USD) từ quỹ dự phòng để tài trợ cho các biện pháp bổ sung nhằm giảm bớt tác động của lạm phát tới nền kinh tế nước này.
-
Tài chính
Bắt giữ lượng ngà voi nhập lậu lớn nhất từ trước tới nay tại cảng Hải Phòng
15:42' - 20/03/2023
Tổng cục Hải quan cho biết, sáng 20/3 tại cảng Nam Hải Đình Vũ, Cục Hải quan Hải Phòng chủ trì, phối hợp với Công an Hải Phòng khám xét 1 container 20 feet chứa ngà voi nhập lậu từ châu Phi.
-
Tài chính
Sàn thương mại điện tử lớn nhất Mỹ Latinh đầu tư 1,6 tỷ USD vào Mexico
07:37' - 20/03/2023
Ngày 19/3, sàn thương mại điện tử lớn nhất Mỹ Latinh Mercado Libre tuyên bố kế hoạch đầu tư 1,6 tỷ USD vào Mexico nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
-
Tài chính
Deloitte bị phạt 31 triệu USD do thiếu sót trong kiểm toán tại Trung Quốc
07:30' - 19/03/2023
Theo Bộ Tài chính Trung Quốc, chi nhánh của Deloitte tại Bắc Kinh đã không thực hiện đúng và để xảy ra nhiều thiếu sót trong quá trình kiểm toán đối với công ty China Huarong Asset Management.
-
Tài chính
Đức và Nhật Bản ứng phó với những biến động tài chính
19:50' - 18/03/2023
Đức và Nhật Bản ngày 18/3 đã nhất trí phối hợp chặt chẽ trong ứng phó với những biến động tài chính bắt nguồn từ những vấn đề của các ngân hàng phương Tây.