Có nên nới trần nợ công?
Dịch bệnh COVID-19 bùng phát và lan rộng ra nhiều địa phương; trong đó có các địa phương trọng điểm kinh tế làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của người dân, tác động lớn đến tăng trưởng, tình hình thu, chi ngân sách Nhà nước. Tất cả điều đó đã khiến cho việc vay, trả nợ công cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Gửi Quốc hội báo cáo về tình hình nợ công năm 2021 và dự kiến năm 2022 của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, trong 9 tháng của năm 2021, Chính phủ đã thực hiện huy động 298.758 tỷ đồng và đã trả 289.328 tỷ đồng, đạt khoảng 73,3% kế hoạch cả năm.
Tổng trả nợ của Chính phủ năm 2021 dự kiến khoảng 365.932 tỷ đồng, đạt 92,8% kế hoạch. Dự kiến đến cuối năm 2021, nợ công của Việt Nam khoảng 3.708 nghìn tỷ đồng, bằng 43,7% GDP.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, các chỉ tiêu an toàn nợ được kiểm soát chặt chẽ, nằm trong giới hạn được Quốc hội phê chuẩn.
Nợ công cũng được cơ cấu lại theo hướng an toàn, tốc độ tăng nợ công giảm dần, từ mức bình quân 18,1%/năm giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng 6,4%/năm giai đoạn 2016-2020.
Tỷ lệ nợ công giảm mạnh, từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống khoảng 55,2% GDP cuối năm 2020, dư nợ Chính phủ khoảng 49,1% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,2% GDP và đều trong giới hạn an toàn.
Theo Bộ trưởng, việc kiềm chế bội chi ngân sách nhà nước và nợ công thời gian qua đã giúp cải thiện dư địa chính sách tài khóa để có các giải pháp phòng, chống đại dịch COVID-19, phòng chống thiên tai, bão lũ, duy trì tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, tăng trưởng kinh tế quý III giảm sâu và GDP 9 tháng chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ 2020, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021, Chính phủ cho rằng việc hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng năm nay là thách thức.
Theo đó, trường hợp GDP năm 2021 không đạt mức dự báo sẽ tác động đến bội chi ngân sách nhà nước và các chỉ tiêu an toàn nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia trong năm 2021.
Do đó, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, điều quan trọng đối với kinh tế Việt Nam hiện nay, không chỉ là cần cải thiện tăng trưởng trong ngắn hạn, mà phải đặt mục tiêu phát triển mạnh mẽ, bền vững, tăng khả năng thích ứng với dịch bệnh, cải thiện an sinh xã hội. Vì vậy, cần phải tính toán đến việc nới trần nợ công trong thời điểm hiện nay để tạo “dư địa” tài chính cho hồi phục và phát triển kinh tế.
Tại một số quốc gia trên thế giới, để ứng phó với khó khăn gây suy giảm tăng trưởng đã áp dụng các gói cứu trợ để tạo “kháng thể” lâu dài cho nền kinh tế. Hoa Kỳ đưa ra gói hỗ trợ 5 nghìn tỷ USD (khoảng 24% GDP) và thông qua đạo luật tiếp tục nâng trần nợ công để tránh tình trạng Chính phủ đóng cửa. Trung Quốc sử dụng gói hỗ trợ 4,7% GDP và đặt mục tiêu năm 2021 tăng trưởng kinh tế dương cao hơn nhiều năm 2020…
Theo mục tiêu Nghị quyết 23/2021/QH15 về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội thông qua hồi tháng 7, trần nợ công hằng năm không quá 60% GDP. Trong khi đó, tính đến hết năm 2020, nợ công quốc gia của Việt Nam tương đương 55,2% GDP.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính cho rằng, sau khi áp dụng đánh giá lại GDP năm từ năm 2020 thì ngưỡng nợ công của Việt Nam vẫn trong giới hạn Quốc hội cho phép, do đó, về lý thuyết vẫn có thể tăng trần vay đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển.
Còn theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Viện Thương mại và kinh tế quốc tế - Đại học Kinh tế quốc dân, nếu hỗ trợ như nhiều nền kinh tế đang áp dụng, nghĩa là ít nhất khoảng 3,5% GDP, thì quy mô gói hỗ trợ cần tăng thêm khoảng 200 nghìn tỷ đồng. Đây là gói kinh tế cần thực hiện để duy trì sự ổn định cần thiết trong trạng thái bình thường mới.
PGS.TS Nguyễn Thường Lạng phân tích, nhìn vào các điều kiện vĩ mô, Việt Nam có tỷ lệ nợ công/GDP vẫn trong giới hạn an toàn, xuất- nhập khẩu khẩu tăng mạnh và có khả năng đạt trên 600 tỷ USD trong năm 2021, cán cân thương mại thặng dư, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên, tỷ giá ổn định, lạm phát kiểm soát, lãi suất trái phiếu thấp và nhìn chung, kinh tế vĩ mô ổn định.
Ngoài ra, các biện pháp điều hành của Chính phủ có hiệu quả kịp thời, xếp hạng tín dụng khá tốt cho phép Việt Nam tăng khoản vay công cả trong nước và quốc tế tương đối thuận lợi.
“Đây là những cơ sở để Việt Nam cân nhắc nới khoản vay công kịp thời để tạo thêm nguồn lực kích thích kinh tế”, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng đề xuất. Song, các chuyên gia cũng cho rằng cần thận trọng khi quyết định nới trần nợ công bởi phải xác định rõ nguồn vay từ đâu, cũng như tính toán kỹ hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn, nếu không sẽ để lại gánh nặng nợ rất lớn cho nền kinh tế trong tương lai. Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, việc tăng vay nợ phải tính đến khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Các nền kinh tế như Nhật Bản, Hoa Kỳ có mức nợ công lớn nhưng tiềm lực kinh tế rất mạnh, khả năng hấp thụ vốn rất tốt và sử dụng vốn rất hiệu quả. Các nền kinh tế có năng lực hấp thụ vốn trung bình như Việt Nam cần tính toán kỹ càng việc tăng nợ công.Trong khi đó, để đảm bảo quản lý nợ công, Bộ Tài chính cho rằng, trong bối cảnh huy động vốn trong nước giai đoạn tới còn khó khăn, cần thực hiện huy động tối đa các nguồn lực trong nước khác. Trường hợp nguồn lực trong nước vẫn thiếu hụt đáng kể so với nhu cầu bù đắp bội chi cho đầu tư phát triển, trả nợ gốc và cơ cấu lại danh mục nợ, Chính phủ nghiên cứu phát hành trái phiếu quốc tế khi điều kiện thị trường thuận lợi, đảm bảo nguyên tắc đa dạng hóa nguồn vốn, phương thức vay trong nước và ngoài nước tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội./.
- Từ khóa :
- Việt Nam
- kinh tế Việt Nam
- nợ công
- nợ công là gì
- Bộ Tài chính
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Kiến nghị điều chỉnh lộ trình giảm tỷ lệ tổng dư nợ cho vay tiêu dùng
17:09' - 29/10/2021
Hiệp hội Ngân hàng cho biết, tăng trưởng tiêu dùng tư nhân chiếm từ 60 - 70% tổng tăng trưởng kinh tế, nhưng đại dịch COVID-19 đã tác động, ảnh hưởng mạnh đến hoạt động tài chính tiêu dùng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ Tài chính thiết lập thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
20:05' - 27/10/2021
Bộ Tài chính đang khẩn trương xây dựng Thông tư và chuẩn bị thiết lập thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng dồn dập báo lãi, vượt kế hoạch năm chỉ sau 9 tháng
11:19' - 25/10/2021
Hầu hết các ngân hàng đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng dương so với cùng kỳ, thậm chí có ngân hàng đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu kinh doanh cả năm chỉ sau 9 tháng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Kinh doanh có chiều hướng suy giảm, ngân hàng đặt kỳ vọng vào quý cuối năm
08:02' - 16/10/2021
Tình hình kinh doanh được đánh giá là có chiều hướng suy giảm so với quý trước, 54% các tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình cải thiện hơn trong quý IV và cả năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Dự án nghìn tỷ đổ về Phú Thọ
16:12' - 15/07/2025
Chỉ tính từ đầu năm đến nay, tỉnh Phú Thọ đã thu hút được nguồn vốn lớn đầu tư vào tỉnh; trong đó, có nhiều dự án quy mô lớn.
-
Tài chính
Sacombank đồng loạt miễn phí các giao dịch trong hệ thống
15:50' - 15/07/2025
Sacombank đã chính thức áp dụng chính sách miễn phí hoàn toàn cho tất cả giao dịch trong hệ thống ngân hàng, bao gồm cả giao dịch bằng tiền đồng và ngoại tệ.
-
Tài chính
Không yêu cầu nộp căn cước, giấy phép kinh doanh khi cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền 2 cấp
20:02' - 14/07/2025
Cơ quan thuế không yêu cầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp căn cước công dân hay giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế để cập nhật theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Tài chính
Các quỹ đầu tư quốc gia xoay trục chiến lược trong thời kỳ bất định
15:25' - 14/07/2025
Các quỹ đầu tư quốc gia trên thế giới đang chuyển hướng sang quản lý quỹ chủ động và đầu tư vào Trung Quốc, trong khi các ngân hàng trung ương đang đa dạng hóa dự trữ để ứng phó với biến động.
-
Tài chính
Mỹ: Cú hích tài khóa từ chính sách thương mại cứng rắn
06:46' - 14/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố nguồn thu từ thuế hải quan trong tháng 6 đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay, tăng gấp 4 lần so với năm trước, lên tới 27,2 tỷ USD.
-
Tài chính
Ngành thuế đảm bảo thông suốt dịch vụ công trực tuyến
19:24' - 13/07/2025
Cục Thuế cho biết hệ thống thuế điện tử của cơ quan thuế sau sắp xếp đã hoạt động ổn định để phục vụ người dân, doanh nghiệp, không xảy ra sự xáo trộn.
-
Tài chính
Bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023
07:15' - 12/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 223/2025/QH15 bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023.
-
Tài chính
Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư
21:35' - 11/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày 11/7/2025 về việc thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư.
-
Tài chính
TP. Hồ Chí Minh công bố danh sách 100 doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm
14:25' - 11/07/2025
Ngày 11/7, Bảo hiểm xã hội Khu vực XXVII (TP. Hồ Chí Minh) công bố danh sách 100 doanh nghiệp trên địa bàn chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kéo dài từ 6 tháng trở lên với số tiền lớn.