Cổ phần hóa chậm: Điệp khúc dài nhiều năm
Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm chuyển đổi về sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước, tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển. Song tiến độ cổ phần hóa luôn chậm, không đạt kế hoạch đề ra và điệp khúc này kéo dài từ năm này sang năm khác, phổ biến đến mức trở thành bình thường. Sự chậm trễ này đã gây thất thoát, lãng phí tài sản và ngân sách nhà nước.
* Không thể hoàn thành Theo Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020, kế hoạch cổ phần hóa giai đoạn 2017 – 2020 là 128 doanh nghiệp. Lũy kế giai đoạn 2016 – 2020 đã cổ phần hóa 180 doanh nghiệp với tổng giá trị là 489.690 tỷ đồng; trong đó, giá trị vốn nhà nước là 233.792 tỷ đồng. Nhưng trong 180 doanh nghiệp đã cổ phần hóa trên thì chỉ có 39 doanh nghiệp trong số 128 doanh nghiệp thuộc danh mục cổ phần hóa theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đạt 30% kế hoạch. Đến hết năm 2020, vẫn còn 89 doanh nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa và số doanh nghiệp này sẽ cộng dồn sang giai đoạn sau. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay cũng chỉ có 3 doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng lại không nằm trong danh sách 89 doanh nghiệp theo kế hoạch. Như vậy, doanh nghiệp cần cổ phần hoá trong năm nay vẫn còn nguyên 89 doanh nghiệp và nếu muốn hoàn thành kế hoạch cổ phần hoá mà Chính phủ đề ra thì trung bình một ngày phải cổ phần hoá hơn 7 doanh nghiệp. Đại diện Bộ Tài chính thừa nhận, điều này là không thể đạt được và do đó việc triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp trong năm 2021 là khó khả thi. Trả lời báo chí, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong cho biết, trong số những nguyên nhân của sự chậm trễ này là các cơ quan nhà nước đôi khi cũng không muốn cổ phần hóa, ngay cả bộ chủ quản, UBND tỉnh, hay giám đốc doanh nghiệp.Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh cũng chỉ ra, nguyên nhân là do nhiều đơn vị vẫn chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý về thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trước khi cổ phần hóa theo quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công; còn nhiều vướng mắc, tồn tại về tài chính phải xử lý.
Ngoài ra, theo Cục Tài chính doanh nghiệp, việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn còn phụ thuộc vào thị trường, lựa chọn thời điểm bán cổ phần hợp lý để đem lại hiệu quả. Do đó, việc giao kế hoạch nộp tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp về ngân sách nhà nước phân bổ đều cho các năm là chưa sát thực tế và không đảm bảo tính khả thi. Đặc biệt, theo ông Đặng Quyết Tiến do tình hình dịch COVID-19 bùng phát ở nhiều địa phương; trong đó, có các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh. Đây là 2 địa phương có số lượng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn theo kế hoạch lớn, chiếm 60% kế hoạch cổ phần hóa còn lại của giai đoạn 2016 – 2020. Vì vậy, chưa thể triển khai thực hiện thẩm định giá, xác định giá trị doanh nghiệp và phần vốn nhà nước theo quy định. Do đó, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn năm nay phụ thuộc vào việc thực hiện khống chế dịch COVID-19 trong nước, Cục Tài chính doanh nghiệp giả định 2 tình huống. Theo đó, tình huống thứ nhất, đến hết quý III/2021, dịch bệnh COVID-19 cơ bản được kiểm soát tại Việt Nam. Với tình huống này, trong giai đoạn đầu, do nới lỏng phong tỏa tại một số địa phương nên sẽ tập trung triển khai thoái vốn nhà nước đối với các doanh nghiệp đã bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thực hiện theo hình thức khớp lệnh trực tiếp trên sàn giao dịch chứng khoán. Tình huống giả định thứ 2 là dịch bệnh kéo dài đến hết năm 2021. Trong tình huống này, do phong tỏa, giãn cách tại một số địa phương lớn nên việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn không thực hiện được. Căn cứ thực tế diễn biến của tình hình dịch COVID-19 hiện nay, Cục Tài chính doanh nghiệp dự báo năm 2021 sẽ theo tình huống 2. Theo đó, kế hoạch thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp Trung ương nộp về ngân sách nhà nước trong năm 2021 không đạt 40.000 tỷ đồng và không đạt số doanh nghiệp cổ phần hóa theo kế hoạch đề ra. Song theo TS. Nguyễn Minh Phong, cổ phần hóa chậm một chút vẫn hơn làm ào ào vì sẽ khiến mất nhiều hơn được. Thực tế cho thấy, một số các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước lớn, mới bán như Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO), Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO) đã lộ ra những bất cập cần thận trọng. TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, để khắc phục 1 số hạn chế khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, các biện pháp phải rõ ràng, nhất là việc tính giá. Khi tính xong cần công bố công khai và được phản biện. * Nhiều giải pháp cho giai đoạn 2022 - 2025 Nhìn xa hơn trong cả giai đoạn 2022 – 2025, để đảm bảo nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước nộp về ngân sách nhà nước đáp ứng kế hoạch giai đoạn này là 248.000 tỷ đồng, Cục Tài chính doanh nghiệp đã báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp cụ thể.Theo đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ưu tiên tập trung hoàn thành việc cổ phần hóa công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông Mobifone trong giai đoạn 2022 – 2023, với tỷ lệ nhà nước nắm giữ sau cổ phần hóa là 51%. Dự kiến, số thu từ cổ phần hóa theo mệnh giá là 9.255 tỷ đồng.
- Từ khóa :
- cổ phần hoá
- thoái vốn
- doanh nghiệp
- covid19
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố vụ án sai phạm trong cổ phần hóa TCT xây dựng công trình giao thông 1
19:47' - 02/08/2021
Ngày 2/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố 3 bị can liên quan đến sai phạm trong quá trình cổ phần hóa TCT Xây dựng Công trình Giao thông 1 (Bộ Giao thông Vận tải).
-
Doanh nghiệp
Sắp xếp, xử lý lại nhà đất để đẩy nhanh cổ phần hóa
10:29' - 23/05/2021
Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý cần thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo đúng quy định của pháp luật.
-
Chuyển động DN
Vietravel Airlines sẽ chuyển sang hình thức doanh nghiệp cổ phần hóa
17:26' - 11/05/2021
Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) sẽ cổ phần hóa Công ty TNHH Hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) mà Vietravel đang sở hữu 100% vốn góp.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Xác định mức hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025
09:21'
Chưa đóng BHXH đủ 20 năm có được áp dụng mức tiền lương hưu thấp nhất bằng mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng hay vẫn tính lương hưu là 1.739.906 đồng?
-
Tài chính
Đồng NDT Trung Quốc chạm mức thấp mới
13:16' - 09/04/2025
Đồng NDT Trung Quốc tiếp tục suy yếu so với đồng USD, chạm mức thấp mới trong 19 tháng vào phiên 9/4.
-
Tài chính
Trung Quốc công bố loạt chính sách lớn hỗ trợ thị trường vốn
07:54' - 09/04/2025
Trong bối cảnh tâm lý thị trường tài chính, chứng khoán dao động, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Trung Quốc đã thông báo các biện pháp hỗ trợ thị trường vốn, góp phần ổn định thị trường.
-
Tài chính
Dự trữ vàng của Nga tăng mạnh, đạt mức cao nhất trong 25 năm
07:30' - 09/04/2025
Ngân hàng trung ương Nga cũng báo cáo rằng tổng dự trữ vàng và ngoại hối của Nga đã tăng 15 tỷ USD, hay 2,4%, lên 647,4 tỷ USD vào tháng 3.
-
Tài chính
Cuba xem xét sửa đổi cơ chế tỷ giá và quản lý ngoại tệ
09:55' - 08/04/2025
Chính phủ Cuba đang soạn thảo nghị quyết về cơ chế mới trong “quản lý, kiểm soát và phân bổ ngoại tệ”, đồng thời nghiên cứu đề xuất điều chỉnh hệ thống tỷ giá hiện hành.
-
Tài chính
New Zealand tăng mạnh ngân sách quốc phòng
09:14' - 08/04/2025
Thủ tướng New Zealand, ông Christopher Luxon, thông báo sẽ tăng chi tiêu quốc phòng thêm 9 tỷ NZD (tương đương 5 tỷ USD) trong 4 năm tới.
-
Tài chính
Giá trị của đồng USD song hành với sức mạnh của Mỹ?
08:03' - 07/04/2025
Trong tháng Ba, đồng USD dao động gần mức "đáy" của 5 tháng so với các đồng tiền chủ chốt khác, giữa lúc thị trường hoang mang trước những chính sách thương mại khó đoán của Tổng thống Trump.
-
Tài chính
Sẽ hoàn thiện khung khổ pháp lý để xử lý các loại tài sản, tiền mã hóa
18:05' - 06/04/2025
Bộ Tài chính phối hợp với các bộ liên quan nghiên cứu thực trạng, kinh nghiệm quốc tế trong quản lý để hoàn thiện khung khổ pháp lý xử lý các loại tài sản, tiền mã hóa.
-
Tài chính
Thu thuế kinh doanh thương mại điện tử tăng 19% trong 3 tháng đầu năm
15:16' - 06/04/2025
Bộ Tài chính cho biết, 3 tháng đầu năm số thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.