Có thể đến năm 2020, hội nhập ASEAN mới có thay đổi rõ nét
ASEAN đã phát triển về quy mô và nâng tầm ảnh hưởng kể từ khi ra đời vào năm 1967 và nay có tổng GDP là 2.500 tỷ USD, với tổng kim ngạch thương mại hàng hóa đạt 1.200 tỷ USD.
Sớm nhận rõ tiềm năng tăng trưởng và đòn bẩy lớn hơn về mặt kinh tế, các nhà lãnh đạo ASEAN năm 2007 đã thông qua kế hoạch chỉ đạo xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Với hơn 600 triệu dân, thị trường ASEAN tiềm năng sẽ vượt qua cả Liên minh châu Âu (EU) và Bắc Mỹ.
Vượt qua thách thức
Các nhà phân tích cho rằng ASEAN cần phải nỗ lực rất nhiều thì trụ cột quan trọng nhất là AEC mới có thể đạt được mục tiêu quan trọng là tạo sự tự do hơn cho việc di chuyển công nhân lành nghề, thương mại và dòng vốn tại khu vực này.
Một số chuyên gia khu vực dự đoán việc thực thi AEC hầu như chỉ làm lợi cho các công ty, chứ chưa phải cho đa số người dân khu vực.
Curtis S. Chin, cựu Đại sứ Mỹ tại Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cho hay “thời gian sẽ là câu trả lời cho lễ ký kết ngày 22/11 chỉ mang tính chất hình thức hay có ý nghĩa thực chất. Song kể từ ngày 1/1/2016, AEC sẽ không thể chỉ được thể hiện qua những phát biểu hùng hồn mà chắc chắn phải thông qua những hành động cụ thể".
Theo Rabobank, kim ngạch thương mại nội khối ASEAN chỉ chiếm khoảng 26% tổng kim ngạch của toàn khối, so với mức khoảng 60% của EU.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Malaysia Mustapa Mohamed từng nhận định khu vực ASEAN sẽ chính thức thành lập thị trường chung vào cuối năm nay, song những “mục tiêu lớn” có thể sẽ chỉ đạt được vào năm 2020.
Ông Mustapa cho biết năm 2015 sẽ đặt nền tảng cho việc thành lập và phát triển AEC. Khu vực ASEAN với dân số khoảng 600 triệu người, đang nỗ lực để thành lập AEC trước thời hạn ngày 31/12/2015, với việc bãi bỏ thuế quan và tự do hóa nguồn lao động tay nghề cao giữa các nước thành viên.
Tuy vậy, các mục tiêu này được cho là sẽ tiến triển chậm chạp, do trình độ phát triển kinh tế của các nước có sự chênh lệch rất lớn.
Ông Mustapa thừa nhận rằng có thể phải đến năm 2020 hội nhập kinh tế ASEAN mới thực sự đạt được những tiến bộ rõ ràng trong các mục tiêu về loại bỏ các hàng rào phi thuế quan và di chuyển lao động tay nghề cao.
Cộng đồng doanh nghiệp đã và đang kêu gọi các nhà lãnh đạo ASEAN đẩy nhanh tiến trình hội nhập, song ông Mustapa cho biết mô hình ASEAN không phải là chuyện “ngày một ngày hai” do vẫn có những vấn đề khác biệt về biên giới, quy định hải quan,...
Trong khi Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB) Sri Mulyani Indrawati cũng khuyến cáo rằng tài chính là nguồn lực quan trọng đối với các nước Đông Nam Á trong giai đoạn hiện nay nhằm đẩy nhanh sự phát triển trong khu vực, tăng cường kết nối và hội nhập.
Theo bà Sri Mulyani Indrawati, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp từ 23-58% GDP khu vực. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có chưa đầy 15% các doanh nghiệp có thể tiếp cận các khoản tín dụng ngân hàng.
Nắm bắt cơ hội
Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết sau khi thành lập AEC, nền kinh tế ASEAN sẽ đạt tăng trưởng dự kiến 5,6%/năm cho tới năm 2019. Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh và đầu tư ASEAN 2015 diễn ra gần đây,
Thủ tướng Najib Razak bày tỏ tin tưởng rằng với việc thành lập AEC, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực sẽ tiếp tục tăng.
Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại quốc tế và Công nghiệp Malaysia Mustapa Mohamed cho biết ASEAN đã đạt tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh trong hai thập niên qua, đã giảm bớt các rào cản góp phần thúc đẩy cả thương mại và đầu tư.
Năm 2014, ASEAN đã thu hút 136 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vượt qua Trung Quốc, trong đó đầu tư nội khối ASEAN đóng góp khoảng 20%. Triển vọng tăng trưởng trong trung và dài hạn của ASEAN vẫn đầy hứa hẹn.
Trước đó, theo Báo cáo Đầu tư ASEAN 2015, ASEAN trong năm 2014 đã thu hút được 136,2 tỷ USD vốn FDI, so với con số 117,7 tỷ USD trong năm 2013, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp vốn FDI tăng.
Thành tích trên của ASEAN đạt được trong bối cảnh dòng vốn FDI trên toàn cầu sụt giảm 16% và tăng trưởng kinh tế toàn cầu không đồng đều. Năm 2014, ASEAN trở thành khu vực thu hút nhiều FDI nhất trong thế giới phát triển.
Việc cải thiện môi trường đầu tư của khu vực, cũng như tiến trình hội nhập để tiến tới AEC vào cuối năm 2015 đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn của ASEAN đối với FDI. Ngoài ra, "sức hút" của ASEAN còn xuất phát từ nền tảng kinh tế vững mạnh và sức tăng trưởng của thị trường. Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh khẳng định, ASEAN hiện được coi là "điểm đến đầu tư hàng đầu".
Cũng theo báo cáo trên, vốn đầu tư trong nội khối ASEAN cũng tăng 26% lên 24,4 tỷ USD trong năm 2014, so với mức 19,4 tỷ USD năm 2013.
Trong khi đó, các nhà kinh tế thuộc ngân hàng ANZ (có trụ sở tại Australia), với giá nhân công rẻ, lực lượng lao động trẻ và vị trí chiến lược của Myanmar, Campuchia và Lào, khu vực Đông Nam Á sẽ ngày càng thu hút nhiều nhà sản xuất, và trong 10-15 năm tới sẽ thay thế Trung Quốc để trở thành "công xưởng của thế giới'.
Việc chuyển đổi sẽ là một phần của sự phát triển của ASEAN để trở thành "trụ cột thứ ba'' cho tăng trưởng khu vực, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Đến năm 2030, hơn một nửa trong số 650 triệu người ở khu vực Đông Nam Á sẽ ở độ tuổi dưới 30, là một phần của tầng lớp trung lưu mới nổi với mức tiêu dùng cao./.
Anh Quân (Tổng hợp)- Từ khóa :
- AEC
- thách thức
- cơ hội
- ASEAN
- nhất thể hóa
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng thị phần khi tham gia AEC
16:42' - 27/11/2015
Việc xóa bỏ rào cản giữa các quốc gia trong khối AEC sẽ tạo ra thị trường bình đẳng cho các công ty trong nước và nước ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
AEC - Động lực thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực
14:03' - 25/11/2015
AEC được xây dựng chủ yếu dựa trên 4 trụ cột chính: một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, một khu vực kinh tế cạnh tranh, sự phát triển kinh tế công bằng và hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tham gia AEC: Khó khăn lớn nhất của lao động là ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm
17:14' - 23/11/2015
Khó khăn, thách thức lớn nhất đối với lao động Việt Nam là kỹ năng liên quan đến ngoại ngữ, giao tiếp, tổ chức thực hiện, trình bày, làm việc nhóm...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng các giá trị từ phát triển du lịch xanh đô thị
08:33'
Phát triển du lịch xanh ở đô thị không chỉ dừng lại ở sản phẩm du lịch, điểm đến xanh, trải nghiệm văn hóa bản địa... mà còn mở rộng thêm nhiều giá trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Nhanh chóng làm chủ công nghệ, phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo
07:50'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đến năm 2026, Petrovietnam nhận chuyển giao công nghệ sản xuất turbine điện gió, cánh quạt gió… từ đó làm chủ toàn bộ công nghệ phát triển điện gió ngoài khơi
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
20:34' - 01/12/2024
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Gác nhịp dầm đầu tiên cầu Đại Ngãi 2 nối đôi bờ sông Hậu
19:15' - 01/12/2024
Chiều 1/12, Ban Quản lý dự án 85, chủ đầu tư dự án cầu Đại Ngãi đã lắp (gác) nhịp dầm đầu tiên tại công trình cầu Đại Ngãi 2 trong dự án cầu Đại Ngãi nối 2 bờ sông Hậu giữa Sóc Trăng với Trà Vinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Singapore
16:28' - 01/12/2024
Ngày 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Singapore, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Singapore.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện hạt nhân – Phù hợp với xu thế phát triển của đất nước
13:38' - 01/12/2024
Việc phát triển điện hạt nhân trở nên cần thiết trong bối cảnh thế giới đối mặt với thiếu hụt nguồn năng lượng sạch, biến đổi khí hậu trong khi nhu cầu năng lượng gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới
11:47' - 01/12/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung ương xác định mục tiêu tổng quát năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối các tuyến giao thông trọng yếu để thúc đẩy liên kết vùng
11:17' - 01/12/2024
Tỉnh Hậu Giang tập trung thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng kết nối với các tỉnh, thành phố, mở ra không gian phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp
10:41' - 01/12/2024
Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp.