Coi công nghệ số như lực lượng quản lý cơ bản trên không gian mạng
Tiếp tục chương trình làm việc tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ hai về lĩnh vực Công Thương, sáng 5/6, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã tham gia giải trình trước Quốc hội về việc sử dụng công nghệ để giải quyết các mặt trái của thương mại điện tử và bảo vệ dữ liệu cá nhân khi tham gia thương mại điện tử.
Sử dụng công nghệ để giải quyết các mặt trái của thương mại điện tử Cho biết, thương mại điện tử sinh ra từ công nghệ số và công nghệ luôn sinh ra các vấn đề của công nghệ, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề của công nghệ là dùng công nghệ. Vừa qua, chúng ta đầu tư chưa nhiều để phát triển các công cụ công nghệ số, thực thi quản lý nhà nước trên không gian mạng. “Chúng ta phải coi công nghệ số như lực lượng quản lý cơ bản trên không gian mạng”, nhấn mạnh điều này, Bộ trưởng bày tỏ tâm đắc với ý kiến của đại biểu Trần Thị Kim Nhung (Quảng Ninh), là dùng công nghệ để quản lý công nghệ. Nêu ba yếu tố để quản lý không gian mạng gồm thể chế số, công cụ số và con người số, tức là kỹ năng số cho người dân, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông cho biết, thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh, từ 20-25% và có khi là 30%/năm, nên thể chế số, công cụ số và kỹ năng số đang theo sau. Do vậy, cần đẩy nhanh tốc độ, trong đó phát triển công cụ số có thể làm nhanh nhất. Nhấn mạnh trên sàn thương mại điện tử có hàng triệu sản phẩm và đi theo nó là hàng triệu quảng cáo, không thể dùng sức người để quản lý được mà phải dùng công nghệ số, Bộ trưởng cho rằng, chuyển đến môi trường số cũng tạo ra một cơ hội để quản lý toàn diện, có thể giám sát, phát hiện sớm vấn đề, cảnh báo và ngăn chặn các hành vi trái phép, các giao dịch bất thường, nhưng phải dùng công nghệ hiện đại. Ví dụ, có thể phát triển phần mềm để phát hiện quảng cáo có dấu hiệu sai sự thật, phát hiện hàng hóa có dấu hiệu là hàng nhái. Các nền tảng số, sàn thương mại điện tử cũng có thể tự xây dựng các thuật toán AI để rà quét và chọn lọc các tài khoản, các nguồn quảng cáo vi phạm pháp luật dựa trên các ảnh chụp vi phạm quảng cáo điển hình do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp. Theo Bộ trưởng, Việt Nam có thuận lợi là có nhiều doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc, có thể viết được các phần mềm này. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cùng các doanh nghiệp công nghệ số của ngành có thể giúp Bộ Công Thương phát triển các công cụ số để quản lý thương mại điện tử. Bộ trưởng bày tỏ mong muốn Quốc hội quan tâm tăng đầu tư cho việc phát triển các công cụ số để quản lý thương mại điện tử nói riêng và quản lý không gian mạng nói chung. Bảo vệ dữ liệu cá nhân như là tài sản quan trọng nhấtVề bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, phải bảo vệ dữ liệu cá nhân như là tài sản quan trọng nhất của cá nhân. Lộ lọt dữ liệu cá nhân, nhất là các dữ liệu xác định danh tính như họ tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ hộp thư, số nhận dạng cá nhân ID, thông tin thẻ tín dụng… thì một người khác có thể mạo danh để hoạt động thay và tiêu tiền của chúng ta mà chúng ta không biết.
Thương mại điện tử thời gian qua phát triển nhanh, dữ liệu cá nhân được thu thập, lưu trữ và xử lý ngày càng lớn. Đi kèm với nó là nguy cơ lộ lọt thông tin, dữ liệu cá nhân, ảnh hưởng đến thương mại điện tử và các lĩnh vực khác. Chính phủ đã ban hành Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Nghị định số 13/2023/NĐ-CP), theo đó, quy định các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với ngành, lĩnh vực quản lý của mình, “tức là ai quản lý cái gì trong đời thực thì lên không gian mạng quản lý cái đó”. Hiện nay, Chính phủ đã có lộ trình xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Ngoài ra, để bảo vệ dữ liệu cá nhân, cần bảo đảm an toàn cho hệ thống lưu trữ và xử lý dữ liệu cá nhân. Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và các sàn thương mại điện tử phải tuân thủ Nghị định này. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã rất quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai công tác về đảm bảo an toàn thông tin, tại Chỉ thị số 09 tháng 2/2024 và Công điện số 33 tháng 4/2024. Trong đó, thương mại điện tử được coi là lĩnh vực quan trọng cần tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân. Theo người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông, để bảo vệ dữ liệu cá nhân, phải bảo vệ người dân; đây được coi là một trong những nội dung quan trọng. Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ người dân trên không gian mạng nói chung, cũng như thương mại điện tử. Bộ đã triển khai hệ sinh thái tín nhiệm mạng, đánh giá, xác nhận website đảm bảo an toàn thông tin mạng, thông tin cá nhân và gán nhãn tín nhiệm cho trên 5.000 website chính thống, đồng thời công bố các website lừa đảo. Bộ phát triển thành công và đưa vào sử dụng các công cụ hỗ trợ người dân như kiểm tra xem máy tính, điện thoại di động có bị nhiễm mã độc không, kiểm tra thông tin cá nhân có bị lộ lọt hay không, website có phải lừa đảo hay không… trên cổng khonggianmang.vn. Chiến dịch Tháng hành động tuyên truyền và nhận diện phòng, chống lừa đảo trực tuyến đã được phổ biến đến toàn xã hội, có sự tham gia của 100% các bộ, ngành địa phương và hầu hết các cơ quan thông tấn, báo chí, mạng xã hội. Đã có 21 tỷ lượt xem video tuyên truyền về nhận thức và kỹ năng số trên mạng xã hội, từ gần 21 triệu người Việt Nam. Bộ đã xây dựng cẩm nang an toàn trực tuyến để hướng dẫn người dân kỹ năng an toàn thông tin khi tham gia không gian mạng thực hiện giao dịch trực tuyến. Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực thông tin và truyền thông và đã xử phạt các doanh nghiệp vi phạm. Bộ sẽ phối hợp với Bộ Công Thương để triển khai các công tác trên trong lĩnh vực thương mại điện tử.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Không tiếp tay cho hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
19:15' - 04/06/2024
Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp xử lý hiệu quả các vụ phòng vệ thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Thương mại điện tử ở Việt Nam đang phải đối mặt với 3 thách thức lớn
18:19' - 04/06/2024
Các nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với thương mại điện tử thu hút nhiều sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào để tăng tỷ trọng xuất khẩu cho doanh nghiệp trong nước?
17:53' - 04/06/2024
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định sẽ chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp tăng nguồn hàng chất lượng cao, ổn định để cạnh tranh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Chất vấn và trả lời chất vấn nhịp nhàng, ăn khớp
17:50' - 04/06/2024
Chia sẻ bên lề Quốc hội với phóng viên TTXVN, các đại biểu đánh giá cao phần trả lời của các bộ trưởng, cho rằng phiên chất vấn và trả lời chất vấn rất nhịp nhàng, ăn khớp, phù hợp thực tiễn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đang có khoảng trống pháp lý trong quản lý thuốc lá điện tử
17:31' - 04/06/2024
Sản phẩm thuốc lá mới bao gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng chưa được định nghĩa cụ thể trong luật hiện hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Thương mại điện tử đối mặt với nhiều thách thức
17:22' - 04/06/2024
Người tiêu dùng Việt Nam phải đối mặt với 3 thách thức lớn trong thương mại điện tử.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
21:35' - 11/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 201/2025/NĐ-CP ngày 11/7/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng
21:22' - 11/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực một số Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm tra nội dung TTXVN phản ánh liên quan đến vận tải hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo
21:03' - 11/07/2025
UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản yêu cầu kiểm tra, xử lý đối với các nội dung phản ánh của Thông tấn xã Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối
19:26' - 11/07/2025
Việt Nam đang xây dựng nền tảng chính sách vững chắc nhằm thúc đẩy vận tải đa phương thức, chuyển dịch năng lượng xanh
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I khai mạc ngày 15/7
18:42' - 11/07/2025
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 dự kiến diễn ra từ ngày 15-16/7/2025 tại trụ sở Bộ Công Thương - 54 Hai Bà Trưng - Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả
18:28' - 11/07/2025
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.