Còn nhiều vướng mắc trong triển khai dự án truyền tải điện
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho biết, năm 2018, Tổng công ty đã hoàn thành khối lượng đầu tư 15.769 tỷ đồng, đạt 87,1% kế hoạch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao. Đồng thời giải ngân 15.496 tỷ đồng, đạt 85,6% kế hoạch.
Với khối lượng đầu tư lớn này, Tổng công ty (TCT) đã khởi công được 31/35 dự án theo kế hoạch, gồm: 13 dự án 500 kV, 18 dự án 220 kV.Ngoài ra, để đảm bảo cung cấp điện theo yêu cầu của các Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty còn khởi công thêm 12 dự án ngoài kế hoạch, nâng tổng số dự án khởi công trong năm 2018 toàn TCT là 43 dự án.
Trong số các dự án khởi công năm 2018 có nhiều dự án quan trọng như trạm biến áp (TBA) 500 kV Chơn Thành; Nâng công suất và lắp đặt máy biến áp số 2 các TBA 500 kV: Lai Châu, Quảng Ninh, Đông Anh, Dốc Sỏi, Tân Định, Tân Uyên, Mỹ Tho; các đường dây 500 kV: Thường Tín - Tây Hà Nội, Nho Quan - Phủ Lý - Thường Tín; đấu nối Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Nghi Sơn 2; các TBA 220 kV: Mường Tè, Hải Châu, Vân Phong, Bến Lức, Châu Đức, Tây Ninh 2. Đặc biệt trong năm TCT đã khởi công được các dự án đường dây 500 kV mạch 3 Vũng Áng - Pleiku 2 là các dự án đặc biệt quan trọng phục vụ đảm bảo cung cấp điện cho miền Nam trong giai đoạn đến năm 2020 và các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng đóng điện 50/62 dự án theo kế hoạch; trong đó có 10 dự án 500 kV và 40 dự án 220 kV.Ngoài ra, để đảm bảo cung cấp điện theo yêu cầu của các Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty còn hoàn thành đóng điện thêm 4 dự án ngoài kế hoạch, nâng tổng số dự án đóng điện trong năm 2018 toàn TCT là 54 dự án.
Trong số các dự án đóng điện năm 2018 có nhiều dự án có vai trò hết sức quan trọng. Cụ thể: Các công trình lưới điện quan trọng đảm bảo cấp điện thành phố Hà Nội và khu kinh tế trọng điểm miền Bắc như: đường dây 500/220 kV Hiệp Hòa - Đông Anh - Bắc Ninh 2; Nâng công suất và lắp máy biến áp thứ 2 các trạm 500 kV: Phố Nối, Đông Anh; các TBA 220 kV: Phú Thọ, Nông Cống, Lưu Xá, Quang Châu, Quỳnh Lưu, NCS và lắp máy biến áp thứ 2 các TBA 220 kV: Đông Anh, Bắc Ninh 3, Hiệp Hòa.Bên cạnh đó là các dự án trọng điểm đảm bảo cấp điện miền Nam như: Nâng công suất TBA 500 kV Tân Định; các TBA 220 kV Cần Thơ, Bến Cát; Nâng công suất và lắp đặt máy 2 các TBA 220 kV: Đức Hòa, Uyên Hưng, Vũng Tầu; nâng khả năng tải các đường dây 220 kV Phú Lâm - Cai Lậy, Cao Lãnh - Thốt Nốt...
Trong năm, TCT còn đóng điện các dự án đấu nối, giải toả công suất nguồn điện như: TBA 500 kV Lai Châu, Nông công suất TBA 500 kV Sơn La; đường dây 500 kV từ NMNĐ Vĩnh Tân về TBA 500 kV Sông Mây, Nâng công suất và lắp máy 2 các TBA 220 kV Hà Giang, Tuyên Quang, Bảo Thắng, Bảo Lâm. Ngoài ra, TCT cũng đóng điện nhiều dự án quan trọng khác như: các TBA 500 kV: Đức Hòa, Tân Uyên; các đường dây 500 kV: Long Phú - Ô Môn, Sông Mây - Tân Uyên, Mỹ Tho - Đức Hòa, Sông Hậu - Đức Hòa... đang được khẩn trương triển khai thực hiện để đưa vào vận hành trong năm 2019 và các năm tiếp theo đúng tiến độ Tập đoàn đã chỉ đạo. Sở dĩ số dự án khởi công, đóng điện và khối lượng đầu tư chưa đạt so với kế hoạch, theo EVNNPT, nguyên nhân chủ yếu là do khó khăn trong thỏa thuận với chính quyền địa phương về địa điểm trạm và tuyến đường dây dẫn đến thời gian lập dự án đầu tư bị kéo dài.Tới thời điểm hiện tại còn có dự án như đường dây cáp ngầm 220 kV Tao Đàn - Tân Cảng theo kế hoạch phải khởi công trong năm 2018 nhưng chưa thỏa thuận được tuyến.
Bên cạnh việc trình tự thủ tục và thời gian thực hiện chuẩn bị đầu tư bị kéo dài, việc chuyển đổi nguồn vốn từ vốn ODA sang sử dụng nguồn vốn trong nước theo chủ trương hạn chế sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ cũng dẫn đến chậm tiến độ triển khai dự án như đường dây 500 kV Chơn Thành - Đức Hòa. Trên thực tế vẫn còn một số đơn vị chưa thực sự quyết liệt trong kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị tư vấn và các nhà thầu thi công xây lắp, cung cấp vật tư thiết bị, chưa quyết liệt trong việc xử phạt các nhà thầu vi phạm hợp đồng.Vướng mắc trong đấu thầu khi giá dự thầu vượt giá gói thầu dẫn đến chậm tiến độ triển khai dự án như đường dây 500 kV Thường Tín - Tây Hà Nội, TBA 220 kV Thanh Nghị, Thay dây chống sét trên đường dây 500 kV mạch 1.
Cùng với đó là những vướng mắc trong chuyển đổi đất rừng theo Chỉ thị 13-CT/TW của Ban Bí thư ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ chuẩn bị đầu tư và thỏa thuận đánh giá tác động môi trường của các dự án đi qua đất rừng như TBA 220 kV Nghĩa Lộ và đường dây 220 kV Nghĩa Lộ - Việt Trì. Một nguyên nhân nữa là do khó khăn trong việc bố trí cắt điện phục vụ thi công gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công nhiều dự án như đường dây 220 kV Đồng Hới - Đông Hà, Đông Hà - Huế. Ngoài ra, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng cũng là một khó khăn rất lớn, làm ảnh hưởng đến tiến độ nhiều dự án như: các đường dây 500 kV Vĩnh Tân rẽ Sông Mây - Tân Uyên, Sông Mây - Tân Uyên, Long Phú - Ô Môn; các đường dây 220 kV: Nhánh rẽ sau TBA 220 kV Tây Hà Nội, nhánh rẽ 1C sau TBA 500 kV Phố Nối, Đồng Hới - Đông Hà - Huế (mạch 2), Bình Long Tây Ninh, Quảng Ngãi - Quy Nhơn, Ô Môn - Sóc Trăng.../.Tin liên quan
-
Phân tích doanh nghiệp
10 năm, EVNNPT đã truyền tải an toàn 1.201,2 tỷ kWh
10:17' - 04/07/2018
Hệ thống Truyền tải điện Quốc gia đã vươn tới tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước và kết nối với lưới truyền tải điện của các nước trong khu vực với công nghệ ngày càng hiện đại.
-
Chuyển động DN
EVNNPT tiếp nối truyền thống– Bài cuối: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
16:57' - 16/05/2018
Xu hướng quan hệ đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế trong kinh tế nói chung và ngành Điện nói riêng đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng.
-
Chuyển động DN
EVNNPT lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia
17:41' - 02/02/2018
Từ năm 2018 trở đi, EVNNPT áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng cho tất cả các gói thầu chào hàng cạnh tranh và các gói thầu đấu thầu rộng rãi trong nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Việt Nam và Campuchia thúc đẩy hợp tác, kết nối giao thương
21:46' - 15/07/2025
Hội nghị thu hút gần 300 doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia tham dự, với các hoạt động giao thương trực tiếp, trưng bày sản phẩm, giới thiệu dịch vụ trong nhiều lĩnh vực.
-
Doanh nghiệp
Lợi ích lớn từ việc tận dụng nhiệt dư trong sản xuất xi măng
15:34' - 15/07/2025
Theo tổng hợp của Sở Công Thương Ninh Bình, hiện các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng các trạm phát điện tận dụng nhiệt dư với tổng công suất 82,8 MW để phát điện tự dùng.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của nhiều "ông lớn" dầu khí sụt giảm
15:19' - 15/07/2025
Các tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới như BP, Shell và ExxonMobil đưa ra cảnh báo về khả năng lợi nhuận quý II/2025 sẽ giảm mạnh, chủ yếu do giá dầu và khí đốt tự nhiên thế giới sụt giảm.
-
Doanh nghiệp
Mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam đón dòng dầu thương mại đầu tiên
14:47' - 15/07/2025
Dự án phát triển mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam (KNT-KTN) đã chính thức đón dòng dầu thương mại đầu tiên vào ngày 14/7/2025.
-
Doanh nghiệp
Samsung vẫn dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu
11:08' - 15/07/2025
Theo dữ liệu từ Canalys công bố hôm 15/7, Samsung Electronics vẫn duy trì vị trí dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu trong quý II nhờ doanh số bán các mẫu Galaxy A có giá cả cạnh tranh.
-
Doanh nghiệp
Panasonic khai trương nhà máy sản xuất pin thứ 2 tại Mỹ giữa nhiều khó khăn
09:06' - 15/07/2025
Ngày 14/7, tập đoàn Panasonic của Nhật Bản khai trương một nhà máy sản xuất pin lớn trị giá 4 tỷ USD tại Mỹ, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy các hoạt động sản xuất trong nước.
-
Doanh nghiệp
Cần Thơ nâng chất điều hành, mở đường cho doanh nghiệp
17:29' - 14/07/2025
Ngày 14/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức lễ công bố và trao quyết định về công tác cán bộ cho Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Cần Thơ.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33' - 13/07/2025
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32' - 13/07/2025
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.