Công bố Quy hoạch phát triển cảng hàng không, sân bay thời kỳ 2021-2030
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030 hình thành 30 cảng hàng không và tầm nhìn đến năm 2050, cả nước sẽ hình thành 33 cảng hàng không. Đây là thông tin được Bộ Giao thông Vận tải cho biết tại Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra sáng 14/7, tại Hà Nội.
Phát biểu tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cho biết, cảng hàng không, sân bay liên hệ mật thiết với quốc phòng, an ninh. Quy hoạch hàng không là quy hoạch cuối cùng trong 5 lĩnh vực gồm đường bộ, đường thủy, hàng hải và đường sắt. Hàng không có ưu điểm đi nhanh, tiếp cận trung tâm kinh tế và quốc tế thuận lợi nhưng có nhược điểm như chi phí vận tải cao, đơn cử như vé máy bay đi các tuyến đường bay vàng như Hà Nội-Tp. Hồ Chí Minh giá cũng không phải là rẻ”.
Đánh giá hiện tại với 22 cảng hàng không và sắp tới có 30 cảng hàng không, thể hiện vai trò quan trọng của các cảng hàng không, tạo ra động lực phát triển kinh tế-xã hội, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Cục Hàng không Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các địa phương và Bộ Quốc phòng, các cơ quan liên quan để triển khai quy hoạch mạng cảng này và rà soát, tham mưu điều chỉnh vì quy hoạch này có tính rất mở.
“Việt Nam có tiềm năng phát triển vận tải hàng không rất lớn, do đó Quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay là tiền đề cho việc đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không. Nếu kinh tế tại địa phương phát triển và có nhu cầu về cảng hàng không thì Bộ Giao thông Vận tải sẽ báo cáo Chính phủ để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch,” Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cho hay.
Thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ hoàn thiện Đề án huy động các nguồn lực đầu tư vào các cảng hàng không và trình lên Thủ tướng Chính phủ để cụ thể hóa vấn đề này.Để hoàn thành mục tiêu trên, theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, Bộ Giao thông Vận tải xác định đây là nhiệm vụ lớn và thách thức nên rất cần có sự phối hợp đồng hành giữa các bộ, ngành, địa phương đồng thời đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các sở, ngành làm việc với Cục Hàng không Việt Nam để triển khai việc huy động nguồn lực đầu tư, quản lý quỹ đất, tĩnh không, phát triển nguồn nhân lực... nhằm hoàn thiện quy hoạch này.
Trước đó, trình bày bản quy hoạch các cảng hàng không, sân bay, theo ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, hệ thống cảng hàng không được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối vận tải chính tại khu vực Thủ đô Hà Nội và khu vực Tp. Hồ Chí Minh.
Cụ thể, thời kỳ 2021-2030 hình thành 30 cảng hàng không bao gồm 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 16 cảng hàng không quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Thành Sơn và Biên Hòa).
Tầm nhìn đến năm 2050, cả nước sẽ hình thành 33 cảng hàng không, bao gồm 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 19 cảng hàng không quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Cao Bằng, Nà Sản, Cát Bi, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Biên Hòa, Thành Sơn và Cảng hàng không thứ 2 phía Đông Nam, Nam Thủ đô Hà Nội).
Trong đó, vùng Thủ đô Hà Nội dự kiến sẽ bổ sung thêm cảng hàng không thứ 2 để hỗ trợ cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài khi đạt quy mô khoảng 100 triệu hành khách/năm, đáp ứng mục tiêu hình thành 2 trung tâm vận tải hàng không đầu mối trung chuyển quốc tế mang tầm cỡ khu vực tại vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Tp. Hồ Chí Minh.
“Với số lượng cảng hàng không được quy hoạch như trên sẽ đảm bảo đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có trên 95% dân số có thể tiếp cận tới cảng hàng không trong phạm vi 100km, cao hơn mức trung bình của thế giới hiện nay (75%) và tương đương với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới,” ông Đinh Việt Thắng nhìn nhận.
Cũng theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định việc bố trí các trung tâm logistics tại các cảng hàng không có nhu cầu vận tải lớn hơn 250.000 tấn/năm.
Các trung tâm logistics đảm bảo các điều kiện về kho vận và kết nối các loại hình giao thông thích hợp để vận tải hàng hóa tại các cảng hàng không gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Vân Đồn, Cát Bi, Đà Nẵng, Chu Lai, Long Thành, Cần Thơ và một số cảng hàng không khác khi có nhu cầu vận tải hàng hóa đạt tiêu chí nêu trên. Hình thành trung tâm logistics trung chuyển hàng hóa quốc tế tại cảng hàng không Chu Lai.
Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 420.000 tỷ đồng, được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài…/.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Cục Hàng không Việt Nam phản hồi về việc hãng bay khó xin slot tại nước ngoài
19:50' - 13/07/2023
Cục Hàng không Việt Nam đã có phản hồi trước phản ánh các hãng hàng không Việt Nam trong việc khó xin slot (giờ hạ, cất cánh) tại sân bay nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Đôn đốc lựa chọn nhà thầu gói thầu 5.1 thuộc Dự án thành phần 3, Dự án Cảng hàng không Long Thành
17:27' - 13/07/2023
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 5208/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính về triển khai gói thầu 5.10, thuộc dự án thành phần 3, Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Các hãng hàng không nội địa tăng khai thác đường bay mới
15:09' - 13/07/2023
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, dự báo trong các tháng cuối năm, thị trường hàng không quốc tế sẽ tiếp tục hồi phục với tốc độ hồi phục của thị trường sẽ nhanh hơn các tháng đầu năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thúc giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm
20:50' - 04/07/2025
Giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một số tín hiệu tích cực khi đạt tỷ lệ hơn 39% trong 6 tháng đầu năm nay, vượt mức bình quân của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Kế hoạch số 56: Hoàn thiện bộ máy chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
19:34' - 04/07/2025
Ban Chỉ đạo Trung ương ký ban hành Kế hoạch 56 nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XIV với yêu cầu đồng bộ, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đức ký Tuyên bố chung về thiết lập Đối tác Năng lượng
19:29' - 04/07/2025
Việt Nam và Đức chính thức thiết lập Đối tác Năng lượng, mở ra khuôn khổ hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hỗ trợ khử carbon.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ số hóa cho tỉnh Điện Biên
18:45' - 04/07/2025
Chiều 4/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương chỉ đạo ứng phó với áp thấp trên Biển Đông
17:30' - 04/07/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân chia lại khu vực hoạt động xổ số kiến thiết theo ba miền
17:09' - 04/07/2025
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 61/2025/TT-BTC, sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 4 của Thông tư 75/2013/TT-BTC ngày 4/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 37 triệu lượt xe lưu thông qua các tuyến cao tốc VEC quản lý
16:47' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã công bố kết quả công tác quản lý, vận hành khai thác các tuyến cao tốc của VEC trong 6 tháng đầu năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil
16:41' - 04/07/2025
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS với tư cách quốc gia đối tác, khẳng định vai trò, mong muốn và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam trong cơ chế đa phương này.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố then chốt nguồn nhân lực
14:23' - 04/07/2025
Với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh, ưu đãi... Trung tâm tài chính quốc tế đang xúc tiến thành lập tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.