Công nghệ cao: Vị thế của Trung Quốc có lung lay trước sức ép của phương Tây?

06:00' - 19/08/2020
BNEWS Trung Quốc đang mở rộng vị thế của mình trên thị trường công nghệ cao thế giới, vượt qua Nhật Bản và rút ngắn đáng kể khoảng cách với Mỹ.

Trước tình hình hiện nay, báo Nikkei của Nhật Bản đặt câu hỏi, liệu Trung Quốc có thể củng cố vị thế của mình trước sức ép từ phương Tây?

Trả lời phỏng vấn Sputnik, chuyên gia Trung Quốc lưu ý rằng trong khi củng cố sự độc lập của mình, Bắc Kinh vẫn phải duy trì sự cởi mở với thế giới, du nhập tất cả công nghệ và kiến thức, đồng thời tích cực mở rộng hợp tác quốc tế.

Theo nghiên cứu, năm 2019, Trung Quốc chiếm thị phần lớn nhất trong 12 lĩnh vực, bỏ xa Nhật Bản với thị phần trong 7 lĩnh vực và tiếp cận Mỹ, quốc gia với chỉ số 25. Đồng thời, một số công ty Trung Quốc đã vượt qua các doanh nghiệp Mỹ về thị phần toàn cầu.

Ở đây cần nhắc đến Huawei, lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua Apple trên thị trường điện thoại thông minh, tăng thị phần lên 17,6% bất chấp chính sách của Mỹ và một số quốc gia khác cấm sử dụng sản phẩm của tập đoàn công nghệ Trung Quốc này.

Giáo sư Yang Mian tại Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế của Đại học Truyền thông Trung Quốc nói với Sputnik rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc ngăn chặn sự lan tỏa thành tựu của các tiến bộ công nghệ như các sản phẩm điện tử là không thực tế.

Khối lượng bán các sản phẩm cụ thể của Trung Quốc chỉ có thể bị giảm trong một thời gian dưới ảnh hưởng của các biện pháp của Mỹ và một số nước phương Tây. Nhưng ở đây điều quan trọng là phải xem xét từng tình huống riêng biệt, sẽ không thể khái quát ở đây, bởi vì cuối cùng tình hình liên tục thay đổi.

Các nhà phân tích của Nikkei lưu ý rằng trong năm qua, Trung Quốc đã thành công đáng kể và vượt qua Nhật Bản trong các phân khúc như màn hình LCD cho điện thoại thông minh, linh kiện cho pin lithium-ion... Tốc độ gia tăng thị phần của điện thoại thông minh Trung Quốc trên thị trường thế giới cũng rất đáng chú ý. Ở thời điểm 5 năm trước, thị phần của Huawei chỉ là 5%.

Tuy nhiên, hiện tại, phần lớn thị trường công nghệ cao Trung Quốc tồn tại là do tiêu thụ nội địa. Phần lớn nhờ vào điều này, Trung Quốc đã có thể xây dựng sức mạnh công nghệ của riêng mình.

Tuy nhiên, song song với việc mở rộng sự hiện diện của Trung Quốc trên thị trường quốc tế, các biện pháp chống Trung Quốc từ phương Tây cũng ngày càng gia tăng, với phần lớn cộng đồng chuyên gia dự đoán rằng “màu sắc” của chương trình nghị sự chính trị này sẽ ngày càng sâu đậm hơn.

Trả lời câu hỏi liệu Trung Quốc có thể mở rộng thành công trong nước ra thị trường bên ngoài, ông Yang Mian cho rằng điều đó là khá khả thi, với điều kiện Trung Quốc tiếp tục tăng cường khả năng tự cung tự cấp. Đối mặt với những trở ngại, Trung Quốc có thể sử dụng sự hỗ trợ của chính phủ, đoàn kết cả nước và hướng mọi nỗ lực và đầu tư vào phát triển độc lập.

Ngoài ra, trong khi củng cố tính độc lập của mình, Trung Quốc vẫn phải duy trì sự cởi mở với thế giới, du nhập mọi công nghệ và kiến thức sẵn có, đồng thời tích cực mở rộng hợp tác quốc tế.

Chuyên gia Yang Mian cũng lưu ý trong một số trường hợp, chỉ riêng các động thái tiếp thị có thể không đủ để mở rộng doanh số bán hàng trên thị trường quốc tế.

Ông nhận xét, hiện nay vẫn còn nhiều quốc gia có nhu cầu về sản phẩm của Trung Quốc và không phải quốc gia nào cũng hành động theo Mỹ. Ví dụ, ở các khu vực châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh vẫn còn rất nhiều không gian thị trường chưa bị ảnh hưởng.

Nếu 5 năm trước, 39% thị trường điện thoại thông minh do Samsung và Apple kiểm soát, thì giờ đây 35% thuộc về bộ ba Huawei, Xiaomi, Oppo. 

Các nhà phân tích của TrendForce dự đoán vào năm 2020, Huawei sẽ sản xuất 74 triệu điện thoại thông minh với hỗ trợ 5G và sẽ đứng đầu trong chỉ số này. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra vì trong cuộc khủng hoảng COVID-19, tập đoàn công nghệ Trung Quốc này đã có mức sụt giảm doanh số bán điện thoại thông minh thấp nhất trong số 10 công ty hàng đầu trong ngành, khi chỉ ghi nhận mức giảm 4,9% trên cơ sở hàng năm. 

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc, về nguyên tắc, đã vượt qua đại dịch COVID-19 khá dễ dàng. Trong số hàng chục thương hiệu hàng đầu, chỉ có hai hãng cố gắng tăng nguồn cung trong thời kỳ đại dịch là Apple của Mỹ và Tecno của Trung Quốc./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục