Công nghệ mới giúp thu hồi hơn 80% kim loại quý hiếm từ pin lithium-ion cũ
Trong bối cảnh sự cạnh tranh về tài nguyên khoáng sản quý hiếm sử dụng trong xe điện ngày càng tăng trên toàn cầu, công nghệ tái sử dụng ngày càng trở nên quan trọng để góp phần đảm bảo an ninh kinh tế.
Toray đang phát triển một “màng lọc nano” (màng NF) làm bằng vật liệu polymer có các lỗ siêu nhỏ trên bề mặt. Vật liệu trong pin lithium-ion đã qua sử dụng được xử lý bằng nhiệt để loại bỏ nhựa và các tạp chất khác, sau đó ngâm trong axit để hòa tan. Khi chất lỏng hòa tan đi qua màng NF, niken và coban sẽ bị giữ lại trên màng, trong khi lithium và axit được thải qua các lỗ của màng.
Hiện nay, màng NF được sử dụng trong các thiết bị loại bỏ thuốc trừ sâu và các chất khác khỏi nước sông và nước ngầm. Đây là lần đầu tiên màng NF được áp dụng để thu hồi lithium. Màng NF thông thường rất nhạy cảm với axit, nhưng bằng cách sửa đổi cấu trúc của màng, Toray đã tăng khả năng kháng axit và giúp việc tách các vật liệu pin trở nên dễ dàng hơn.
Ở giai đoạn phát triển hiện tại, tỷ lệ thu hồi lithium được xác nhận là trên 90%, một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới. Toray đặt mục tiêu đạt được độ tinh khiết lithium từ 99,5% trở lên, cao hơn so với các công ty khác.
Công ty tin rằng họ có lợi thế về cạnh tranh chi phí nhờ độ tinh khiết và tỷ lệ thu hồi cao. Toray kỳ vọng tỷ lệ thu hồi là hơn 80% ở giai đoạn sử dụng thực tế. Mục tiêu của công ty là thương mại hóa công nghệ này vào năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2028.
Thiết bị thử nghiệm công nghệ sẽ được lắp đặt tại một nhà máy ở tỉnh Shiga trong khoảng thời gian từ năm tài chính 2024 - 2025 để xác minh độ an toàn, chi phí và các vấn đề khác. Ở giai đoạn thực tế, công ty sẽ xem xét mô hình kinh doanh bán vật liệu màng cho các công ty tái chế pin.
Không chỉ có Toray, JX Nippon Mining & Metals cũng đang phát triển công nghệ thu hồi lithium bằng cách tách chất cần chiết xuất khỏi chất lỏng vật liệu pin. Công ty đã đạt được tỷ lệ thu hồi lithium là 70% trong giai đoạn thử nghiệm và sẽ mở rộng thiết bị thử nghiệm hướng tới tỷ lệ trên 80%.
Mitsubishi Materials và DOWA Holdings cũng đang nghiên cứu công nghệ tái sử dụng bằng cách chiết xuất lithium từ chất lỏng. Tỷ lệ thu hồi hiện tại không được tiết lộ, nhưng công ty đặt mục tiêu đạt 80% trong trung và dài hạn.
Xu hướng tái sử dụng các nguồn tài nguyên như kim loại hiếm, đất hiếm đang phát triển trên toàn thế giới do nhu cầu ngày càng tăng từ các thiết bị kỹ thuật số. Việc đảm bảo pin cũng như vật liệu sản xuất pin ngày càng trở nên quan trọng.
Liên minh châu Âu (EU) đã giới thiệu một hệ thống mới để tái chế tài nguyên từ pin đã qua sử dụng, yêu cầu các nhà sản xuất pin và các công ty khác phải thu hồi ít nhất 80% lượng lithium vào năm 2031. Các chính sách và hệ thống theo mô hình EU dự kiến cũng sẽ lan rộng trên toàn cầu.
Tin liên quan
-
Công nghệ
"Nóng" cuộc đua phát triển pin ưu việt hơn cho "dế" thông minh
19:00' - 28/02/2024
Trước tình trạng người dùng liên tục phải cắm sạc điện thoại, các nhà sản xuất thiết bị đang chạy đua để phát triển các loại pin tốt hơn, có thể sạc nhanh và có thời gian sử dụng lâu hơn.
-
Công nghệ
Pin của tàu đổ bộ Mặt Trăng Odysseus đang cạn dần
14:58' - 28/02/2024
Tàu đổ bộ Odysseus do công ty này vận hành vẫn duy trì liên lạc với phòng điều khiển tại Trái Đất và pin của tàu có thể sẽ tiếp tục hoạt động trong 10-20 giờ nữa (kể từ thời điểm thông báo).
-
Ô tô xe máy
Honda bắt đầu sản xuất thương mại pin nhiên liệu hydro
08:53' - 19/02/2024
Nhà sản xuất ô tô của Nhật Bản Honda Motor thông báo bắt đầu sản xuất thương mại hệ thống pin nhiên liệu hydro mới, với chi phí giảm xuống chỉ còn 1/3 so với các loại pin hydro thông thường hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
CMC giới thiệu Hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin
09:03'
CMC Cyber Security vừa ghi dấu ấn với hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin tại Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024.
-
Công nghệ
Đà Nẵng đầu tư xây dựng thí điểm phòng học số, thư viện số
08:11'
Phòng học được đầu tư theo hình thức xã hội hóa, xây dựng thí điểm tại 3 trường gồm: Trung học Cơ sở Nguyễn Lương Bằng, Trung học Cơ sở Ngô Thì Nhậm và Tiểu học Phan Phu Tiên.
-
Công nghệ
Mate 70 - đối thủ mạnh với những tính năng vượt trội
07:15'
Theo kế hoạch, điện thoại Mate 70 của "ông lớn" công nghệ Trung Quốc Huawei sẽ lộ diện chính thức vào ngày 26/11 tại thị trường Trung Quốc.
-
Công nghệ
Microsoft khuyến khích người dùng Windows 10 mua máy tính mới
22:54' - 21/11/2024
Tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) đang khuyến khích người dùng chi tiền mua máy tính mới thay vì mở hầu bao để nhận được hỗ trợ.
-
Công nghệ
OpenAI sẽ cung cấp miễn phí ChatGPT Search
12:34' - 21/11/2024
ChatGPT Search là một công cụ tìm kiếm được tích hợp trong ChatGPT, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin và nhận câu trả lời trực tiếp từ chatbot này.
-
Công nghệ
Lợi nhuận của Nvidia vượt dự báo nhờ nhu cầu chip AI
11:18' - 21/11/2024
Nvidia - “gã khổng lồ” sản xuất chip của Mỹ thông báo đạt lợi nhuận 19 tỷ USD với doanh thu cao kỷ lục trong quý trước nhờ nhu cầu mua phần cứng cho phát triển công nghệ AI ngày càng tăng.
-
Công nghệ
Phần Lan đầu tư siêu máy tính mới
16:17' - 20/11/2024
Phần Lan đang mua một siêu máy tính quốc gia mới có tên Roihu, với kỳ vọng sẽ tăng gấp 3 nguồn lực siêu máy tính của quốc gia châu Âu này.
-
Công nghệ
Đầu tư hạ tầng và đảm bảo an toàn để phát triển internet Việt Nam
16:07' - 20/11/2024
Việt Nam chính thức gia nhập mạng internet toàn cầu năm 1997. Gần 30 năm qua, quy mô internet Việt Nam đã lớn hơn, kết nối internet ngày càng nhanh hơn và công nghệ ngày càng hiện đại hơn.
-
Công nghệ
Cao Bằng: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
11:10' - 20/11/2024
Cao Bằng có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản, có giá trị thương phẩm, lợi thế cạnh tranh cao.