Công ty Apatit Việt Nam "cầm cự" chờ thời
Thời gian qua do thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào (quặng Apatit loại 3) nên các đơn vị của Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam, thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã gặp nhiều khó khăn, thậm chí 2 trong số 3 nhà máy tuyển của đơn vị này đã phải ngừng sản xuất trong một tháng dẫn tới trên 1.300 công nhân của vùng mỏ Apatit bị mất việc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh của đơn vị và an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Hiện tại để tạo công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất phân bón, công ty đang sử dụng nốt nguồn nguyên liệu còn tồn nhằm "cầm cự" trong 1 - 2 tuần và chờ đợi quyết định tiếp theo.
*Ở vùng mỏ vẫn thiếu quặng sản xuất
Hiện nay, Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam (Công ty Apatit Việt Nam) là đơn vị thành viên duy nhất của Vinachem có ba nhà máy đủ năng lực tuyển quặng 3 thành quặng tinh, gồm Nhà máy tuyển Tằng Loỏng công suất 900.000 tấn/năm, tuyển Cam Đường công suất 120.000 tấn/năm và tuyển Bắc Nhạc Sơn công suất 350.000 tấn/năm.
Tổng công suất cả 3 nhà máy tuyển là 1,37 triệu tấn quặng tinh/năm, đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất phân bón trong cả nước như DAP-1 Hải Phòng (khoảng 400 nghìn tấn/năm); DAP-2 (Tằng Loỏng) 400 nghìn tấn/năm; Super phốt phát và hóa chất Lâm Thao (Phú Thọ) 350 nghìn tấn/năm... Tuy nhiên, có một nghịch lý là mặc dù nằm ở vùng mỏ Apatit của Việt Nam nhưng nhiều năm qua Công ty Apatit Việt Nam lại luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu để sản xuất.
Ông Nguyễn Tiến Cường, Tổng giám đốc Công ty Apatit Việt Nam cho biết, quặng 3 được đơn vị khai thác từ khi bắt đầu thành lập nhưng trước đây do hạn chế về công nghệ tuyển nên phải lưu trữ lại. Hiện nay, còn khoảng trên 20 triệu tấn được tích trữ lại tại 14 kho lưu. Công ty Apatit Việt Nam hiện vẫn lưu giữ đầy đủ thẻ kho, hồ sơ giấy tờ liên quan chứng minh nguồn gốc hình thành của quặng 3 tại các kho lưu này.
Theo Quyết định 1893/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch khai thác khoáng sản của Thủ tướng Chính phủ cũng đã quy định nguồn quặng lưu kho là nguyên liệu cung cấp cho 2 nhà máy tuyển Tằng Loỏng và Cam Đường của công ty Apatit Lào Cai. Do vậy có thể khẳng định, đối với quặng 3 hiện đang lưu tại kho không phải khai thác mà chỉ là sử dụng tiếp tài nguyên.
Theo báo cáo của doanh nghiệp, từ trước đến nay, nguồn quặng 3 do khai thác, cộng nguồn quặng 3 tại kho lưu đủ đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên, kể từ khi Luật Khoáng sản mới được áp dụng, theo quy định phải được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép sử dụng kho lưu quặng 3 mới được hoạt động nhưng do không được cấp phép kịp thời đã dẫn tới thiếu hụt nguồn quặng 3 cho các nhà máy tuyển.
Lường trước việc này, từ năm 2018, Công ty Apatit Việt Nam đã có nhiều văn bản gửi các cấp có thẩm quyền kiến nghị được tiếp tục sử dụng quặng tại các kho lưu làm nguyên liệu cho các nhà máy tuyển.
Tuy nhiên, trong 3 năm qua, sự việc vẫn chỉ dừng ở những công văn qua lại mà vẫn chưa được các cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm. Điều này đã dẫn tới tổng khối lượng quặng 3 cung cấp cho 3 nhà máy tuyển của Công ty Apatit Việt Nam hiện thiếu khoảng 2.981.300 tấn/năm.
Do thiếu quặng sản xuất đã dẫn tới sản lượng quặng 3 khai thác hiện tại chỉ đủ duy trì sản xuất cho Nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn ở mức thấp (sản lượng tuyển quặng khoảng 29 nghìn tấn/tháng, giảm 85 nghìn tấn/tháng so công suất thiết kế).
Vì vậy, đầu tháng 9/2021, công ty buộc phải dừng hai nhà máy tuyển Tằng Loỏng và Cam Đường, đồng thời thông báo dừng cung cấp quặng tuyển để các đơn vị sản xuất phân bón điều chỉnh giảm sản lượng hoặc dừng sản xuất trong thời gian tới.
Việc dừng hoạt động hai nhà máy tuyển đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh của Công ty Apatit Việt Nam cũng như hệ thống các nhà máy sản xuất phân bón. Cụ thể, hơn 1.300 người lao động của công ty mất việc làm, đời sống sinh hoạt bị xáo trộn.
Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, khấu hao của các nhà máy tăng lên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghĩa vụ nộp ngân sách của doanh nghiệp với nhà nước. Các đơn vị sản xuất phân bón trong nước cũng bị “phản ứng dây chuyền”, dừng sản xuất theo, cùng với khoảng 5.000 lao động có nguy cơ mất việc làm…
*Nỗ lực khắc phục khó khăn
Để hỗ trợ, giúp đỡ cho Công ty Apatit Việt Nam vượt qua khó khăn, UBND tỉnh Lào Cai đã nhiều lần đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép Công ty Apatit Việt Nam được sử dụng quặng 3 cung cấp cho các nhà máy tuyển Tằng Loỏng và Cam Đường theo đúng Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng apatit đến năm 2020, có xét đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2014.
Bên cạnh đó, Vinachem cũng kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép Công ty Apatit Việt Nam tiếp tục được vận chuyển, sử dụng quặng 3 tại các kho lưu theo Quyết định 1893/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy tuyển trở lại hoạt động bình thường, bảo đảm nguồn quặng tuyển cho các nhà máy sản xuất phân bón trong nước.
Ngoài ra, để chủ động khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, Công ty Apatit Việt Nam đã tìm cách bổ sung nguồn quặng bị thiếu bằng việc liên hệ mua lại quặng của một số đơn vị được cấp phép khai thác quặng Apatit trên địa bàn nhưng việc này cũng chưa có kết quả khả quan. Do vậy, việc tiếp tục duy trì sản xuất lâu dài của các nhà máy tuyển thuộc Công ty Apatit Việt Nam chỉ có thể “trông đợi” ở việc được phép sử dụng quặng 3 tại 14 kho lưu đã khai thác từ trước.
Ông Nguyễn Tiến Cường cho biết thêm, trước mắt để tạo công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất phân bón, Công ty Apatit Việt Nam đã chỉ đạo các nhà máy tuyển đang tạm dừng hoạt động sử dụng số lượng quặng loại 3 tồn lại tại nhà máy từ trước để sản xuất trở lại từ ngày 3/10. Tuy số lượng quặng này không nhiều nhưng cũng sẽ giúp các nhà máy tuyển “cầm cự” được trong 1-2 tuần để chờ quyết định từ các cấp có thẩm quyền cao hơn.
Được biết, ngày 24/9 vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có công văn đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao Công ty Apatit Việt Nam được sử dụng quặng 3 tại các kho lưu đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác. Hy vọng, với những nỗ lực của mình cùng sự hỗ trợ tích cực của các cấp, ngành, công ty sẽ sớm vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, đảm bảo đời sống của người lao động trong bối cảnh dịch COVID-19 còn nhiều diễn biến phức tạp./.
- Từ khóa :
- Công ty Apatit Việt Nam
- lào cai
- quặng
- thiếu nguyên liệu
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
ArcelorMittal tăng gấp ba sản lượng quặng sắt tại Liberia
06:40' - 14/09/2021
Tập đoàn ArcelorMittal vừa ký một thỏa thuận trị giá 800 triệu USD với Liberia nhằm tăng gấp ba lần sản lượng quặng sắt của nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới tại nước này.
-
Hàng hoá
Giá quặng bauxite cao nhất 18 tháng qua
07:33' - 07/09/2021
Giá quặng bauxite nhôm của Guinea ngày 6/9 tăng cao kỷ lục tại thị trường tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới Trung Quốc
-
Thị trường
Xuất khẩu quặng sắt của Fortescue cao kỷ lục
07:02' - 01/08/2021
Fortescue đã bán được 49,3 triệu tấn quặng sắt, so với mức tương ứng 47,3 triệu tấn của cùng kỳ năm tài chính trước, vượt qua ước tính của ngân hàng UBS là 49 triệu tấn.
-
Doanh nghiệp
Hòa Phát mua mỏ quặng sắt 320 triệu tấn tại Australia
11:45' - 31/05/2021
Sau khi giao dịch hoàn tất, Hòa Phát là chủ sở hữu dự án quặng sắt Roper Valley với trữ lượng dự đoán 320 triệu tấn và công suất khai thác 4 triệu tấn/năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Những hình ảnh mực nước tại hồ thủy điện Thác Bà
14:20'
Phóng viên TTXVN đã có ghi nhận hình ảnh mực nước tại hồ thủy điện Thác Bà - tỉnh Yên Bái.
-
Doanh nghiệp
Hà Nội có phương án cấp điện dự phòng cho địa điểm thi THPT
10:28'
EVNHANOI không thực hiện việc cắt điện trên lưới điện cao, trung, hạ thế liên quan đến trọng điểm thi trên địa bàn Thủ đô, thời gian trước trong và sau kỳ thi từ 9/6 đến 13/6.
-
Doanh nghiệp
3 trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường bị phạt gần 1 tỷ đồng
10:16'
UBND tỉnh Gia Lai vừa ra 3 quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 1 tỷ đồng đối với 3 công ty chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp mất 61,7 giờ để thực hiện một thủ tục hành chính về đầu tư
09:17'
Năm 2022, trung bình mỗi doanh nghiệp phải bỏ ra 61,7 giờ và 1,8 triệu đồng để thực hiện một thủ tục hành chính về đầu tư.
-
Doanh nghiệp
Ngành bảo hiểm Canada thiệt hại do nạn trộm cắp xe hơi gia tăng
09:03'
Các công ty bảo hiểm ô tô tại Canada đã thiệt hại hơn 1 tỷ CAD (khoảng 748 triệu USD) trong năm ngoái do nạn trộm cắp xe hơi đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở Ontario và Quebec.
-
Doanh nghiệp
Spotify sa thải 200 lao động trong bộ phận kinh doanh podcast
08:46'
Spotify Technology SA vừa cho biết ứng dụng nghe nhạc trực tuyến hàng đầu thế giới này sẽ cắt giảm 200 việc làm khỏi bộ phận kinh doanh podcast trong đợt sa thải thứ hai.
-
Doanh nghiệp
Vietjet tặng hành khách bảo hiểm Sky Care bay quốc tế
08:35'
Với mong muốn tăng thêm trải nghiệm trên những hành trình bay quốc tế khắp năm châu, Vietjet tặng hành khách bảo hiểm du lịch toàn diện Sky Care.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn dầu khí Pertamina lãi ròng cao kỷ lục
07:09'
Tập đoàn dầu khí Pertamina thuộc sở hữu của nhà nước Indonesia đã đạt lợi nhuận ròng 56.610 tỷ rupiah (3,81 tỷ USD) vào năm 2022, mức cao nhất trong từng được ghi nhận trong lịch sử của hãng này.
-
Doanh nghiệp
Vietravel Airlines chính thức mở rộng mạng bay từ Hà Nội đến Đà Lạt, Cam Ranh
17:38' - 07/06/2023
Chuyến bay VU241 (Hà Nội – Đà Lạt) và VU225 (Hà Nội – Cam Ranh) được khai thác bằng tàu bay A321 hiện đại, rộng rãi.