Công ty cổ phần giấy Rạng Đông xả nước thải trực tiếp ra môi trường
Theo quy trình được phê duyệt trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường do UBND tỉnh Khánh Hòa cấp cho dự án “Đầu tư thay thế dây chuyền sản xuất giấy các tông từ phế liệu hoặc bột giấy” của Công ty cổ phần giấy Rạng Đông năm 2017, có trụ sở tại thôn Phước Tuy, xã Diên Phước, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), nước thải sau khi được xử lý qua hệ thống và đưa vào hồ điều hòa mới được thải ra hệ thống kênh mương thủy lợi.
Tuy nhiên, trên thực tế Công ty cổ phần giấy Rạng Đông đã xả thải trực tiếp ra môi trường, ảnh hưởng đến diện tích đất trồng hoa màu của người dân xung quanh và khu vực giáp sông Cái.
Người dân của xã Diên Phước đã nhiều lần bắt gặp đơn vị này xả thải trực tiếp ra môi trường trong thời gian dài nhưng chính quyền lại không biết. Trong các ngày 27-28/1, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam có mặt tại khu vực nhà máy của Công ty cổ phần giấy Rạng Đông và ghi lại được hình ảnh nhà máy này xả nước thải vào diện tích trồng mía, cam, đu đủ... của người dân bên cạnh nhà máy và khu đất trống phía sau nhà máy, cạnh sông Cái. Qua tìm hiểu tại hiện trường, phóng viên thấy đơn vị này đã dùng hệ thống dây dẫn có đường kính khoảng 20cm, chiều dài hàng trăm mét, chắp nối từ khu vực sản xuất của nhà máy ra các thửa ruộng của người dân để xả thải. Còn khu vực phía sau nhà máy (giáp sông Cái) có một cống thoát nước từ trong nhà máy ra khu đất trống. Khu vực này ẩm ướt với lớp đất bùn dày và được phủ lên bằng cây dại. Anh T.T, người dân thôn Phước Tuy 2, xã Diên Phước cho biết nhiều lần anh và các hộ dân ở đây chứng kiến Công ty cổ phần giấy Rạng Đông xả nước thải trực tiếp ra môi trường; nhiều lần kiến nghị với chính quyền và tại các buổi tiếp xúc cử tri nhưng không có gì thay đổi. Nhiều năm nay, công ty này vẫn ngang nhiên để vòi xả thải trên các ruộng của người dân. Khi được hỏi tại sao nhiều năm nay chứng kiến công ty xả thải mà người dân chỉ ý kiến, không có động thái gì, anh T.T cho biết, người dân sợ bị phía công ty trả thù nên đành bất lực nhìn hoa màu khô héo, thậm chí là chết, không tiêu thụ được vì tiểu thương cũng lo ngại về độ an toàn thực phẩm... “Mỗi lần họ xả thải là người dân đều thấy mùi hôi, khó chịu lắm. Họ xả cả nước và bùn đen. Người dân biết nhưng không dám lên tiếng vì sợ. Ai mà lội vào nước này thì nổi mụn, ngứa, dị ứng. Dân chúng cũng muốn chính quyền đưa ra kiến nghị, yêu cầu công ty ngừng xả thải, phải xử lý để hóa chất độc hại không phát tán ra môi trường, ảnh hưởng người dân”, anh T.T bức xúc nói. Chị V.T.H một người dân của thôn Phước Tuy 2 cho biết, trước đây người dân dùng nước giếng nhưng mấy năm nay nhiều hộ đã phải lắp nước máy vì nước giếng màu đen và có mùi hôi. “Cách đây mấy năm, người dân vẫn dùng giếng, mặc dù biết là nước ô nhiễm. Sau này, vì nặng mùi nên dần dần người dân mua nước máy về dùng, nhưng mà không phải nhà nào cũng có điều kiện lắp hệ thống cấp nước”, chị H chia sẻ.Ông V.V.L cho biết, chỉ riêng ở thôn Phước Tuy 2 có hơn 400 hộ với hơn 700 khẩu, trong đó trên 80% hộ dân bị ảnh hưởng. Chưa kể đến các hộ dân ở các thôn khác, nhất là vào thời điểm cao điểm công ty xả nhiều, nước thải chảy xuống cả các thôn khác trong xã và khu vực giáp với xã Diên Lạc (huyện Diên Khánh).
Không những vậy, nhiều người dân cũng lo ngại vì sông Cái đi qua địa phận xã Diên Phước là thượng nguồn, phía hạ nguồn còn hàng chục nghìn người dân vẫn đang sử dụng nước sinh hoạt được xử lý từ nguồn sông Cái.
Trước tình hình trên, phóng viên đã làm việc với Chủ tịch UBND xã Diên Phước Nguyễn Đức Phú. Ông Phú xác nhận, tháng 12/2020, cử tri của xã Diên Phước đã có phản ánh tới đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sản xuất, chế biến giấy của Công ty cổ phần giấy Rạng Đông gây ảnh hưởng đến môi trường. Song, ông Phú cho rằng người dân có ý kiến nhưng không có bằng chứng...
Để làm rõ hơn về việc dự án “Đầu tư thay thế dây chuyền sản xuất giấy các tông từ phế liệu hoặc bột giấy” của Công ty cổ phần giấy Rạng Đông, phóng viên đã làm việc với ông Bùi Minh Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Ông Sơn cho biết, Công ty cổ phần giấy Rạng Đông trước đây đã vi phạm về ô nhiễm môi trường nên UBND tỉnh liệt vào danh sách cơ sở phải xử lý môi trường. Đến năm 2017, công ty đầu tư hệ thống xử lý rác thải và được công nhận.
Tuy vậy, công ty này nằm cạnh sông Cái nên dễ có ảnh hưởng và tác động đến môi trường. Do đó, tỉnh yêu cầu công ty đầu tư dây chuyền hiện đại và nâng cao năng suất, vừa đảm bảo môi trường và lợi ích kinh doanh.
Ông Bùi Minh Sơn khẳng định: “Theo quy trình xử lý nước thải, tất cả rác thải phải được thu gom và xử lý theo quy trình, quy chuẩn đã được phê duyệt trong hồ sơ đánh giá tác động môi trường; phải dẫn nước thải về hồ chứa sinh học rồi mới được xả ra môi trường theo quy định trong giấy phép xả thải đã được UBND tỉnh phê duyệt. Việc xả thải trực tiếp ra môi trường đương nhiên là vi phạm”.
Công ty cổ phần giấy Rạng Đông được thành lập từ năm 1995, có tổng diện tích trên 27.000 m2, với công suất thiết kế 12.000 tấn/năm.
Dự án “Đầu tư thay thế dây chuyền sản xuất giấy các tông từ phế liệu hoặc bột giấy” tại thôn Phước Tuy, xã Diên Phước, huyện Diên Khánh được UBND tỉnh Khánh Hòa ra quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường từ ngày 30/11/2017.
Theo quyết định, trong quá trình thi công, chủ dự án phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường giảm thiểu tác động xấu đến môi trường không khí, đất, nước khu vực dự án các công trình lân cận; đồng thời, thu gom và xử lý chất thải rắn đúng quy định đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Đồng Nai: Sẽ kiểm tra, xử lý trường hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Xuân Tâm
08:16' - 05/01/2021
Khu liên hợp xử lý chất thải của Công ty Cù Lao Xanh có nhiều hồ chứa nước màu đen, đặc quánh, nằm lộ thiên đang bốc mùi thối, nước thải đen đặc chảy ra từ rác thấm sâu xuống lòng đất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
"Gã khổng lồ" dược phẩm gặp rắc rối tại châu Âu
07:00'
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn thông cáo từ EC cho biết, Teva đã "phát tán thông tin sai lệch một cách có hệ thống" về các sản phẩm cạnh tranh nhằm cản trở sự xuất hiện của chúng trên thị trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử sơ thẩm vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội bị truy tố
20:55' - 21/11/2024
Ngày 21/11, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil).
-
Kinh tế và pháp luật
Kỷ luật nhiều cán bộ Sở Nội vụ Gia Lai
10:57' - 21/11/2024
Tỉnh ủy Gia Lai ban hành quyết định kỷ luật ông Nguyễn Đình Tiến (Giám đốc Sở Nội vụ) bằng hình thức khiển trách.
-
Kinh tế và pháp luật
18 năm tù cho nhà sáng lập quỹ đầu tư Archegos vì gian lận tài chính
09:53' - 21/11/2024
Ngày 20/11, tòa án New York, Mỹ đã kết án 18 năm tù cho nhà sáng lập quỹ đầu tư Archegos, Bill Hwang vì gian lận tài chính liên quan đến vụ sụp đổ quỹ này vào năm 2021, gây thiệt hại hàng tỷ USD.
-
Kinh tế và pháp luật
Dự án trường học có cần giấy phép môi trường?
07:00' - 21/11/2024
Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường phải bảo đảm đáp ứng đồng thời quy định tại Khoản 8 Điều 3 và Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh được xác định là chủ mưu
21:12' - 20/11/2024
Trong vụ án này, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) được xác định có vai trò cầm đầu, chủ mưu.
-
Kinh tế và pháp luật
Công chức lãnh đạo, quản lý bị xem xét miễn nhiệm khi nào?
07:00' - 20/11/2024
Ông Đ.V.P làm Phó Trưởng phòng tại cơ quan cấp sở. Tháng 4/2021, cơ quan thực hiện sắp xếp lại tổ chức theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, từ 5 phòng xuống còn 4 phòng.
-
Kinh tế và pháp luật
Điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề y
07:00' - 19/11/2024
Theo quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 135 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: Thu giữ số tài sản khoảng 4.900 tỷ đồng từ các bị cáo
21:14' - 18/11/2024
Theo Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh, hiện tổng số tiền đang tạm giữ trong tài khoản của cơ quan này là hơn 4.250 tỷ đồng và 27 triệu USD (tương đương 685 tỷ đồng).