Cử tri quan tâm giải quyết bất cập trong điều hành giá xăng dầu
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 16/3 của Quốc hội về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Công Thương được đông đảo cử tri cả nước đặc biệt quan tâm. Phóng viên TTXVN ghi nhận ý kiến cử tri tại Hà Nội, Đà Nẵng và Bình Dương.
*Cử tri quan tâm vấn đề giá xăng dầu, thương mại điện tử Theo dõi phiên chất vấn, cử tri thành phố Đà Nẵng cho rằng, các nội dung chất vấn trong buổi sáng đã phản ánh được những vấn đề đại biểu, cử tri quan tâm như công tác điều hành giá xăng dầu, xuất nhập khẩu nông sản, phòng, chống hàng giả, hàng nhái...Tuy nhiên, nhiều cử tri cho rằng, để tiết kiệm thời gian các đại biểu cần nêu câu hỏi ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề. Thời gian trả lời của các Bộ trưởng có thể dài hơn so với quy định, tùy tính chất, mức độ quan trọng của vấn đề. Bên cạnh đó, cần có thêm thời gian để các đại biểu và các Bộ trưởng tranh luận, giải thích cụ thể những vấn đề cử tri quan tâm.
Bà Nguyễn Hoàng Bảo Trân trăn trở về giá xăng hiện còn có thể biến động tăng giảm nhưng các loại hàng hóa thị trường một khi tăng sẽ khó giảm xuống trong khi mức thu nhập của người lao động không tăng. Vì vậy, để giúp người lao động giảm một phần chi phí, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương đang đẩy mạnh phối hợp với doanh nghiệp, nhà sản xuất ký kết chương trình phúc lợi đoàn viên để cung cấp hàng hóa hỗ trợ công nhân đến tận công ty, khu công nghiệp.
Sau khi theo dõi phiên chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, cử tri Hoàng Long, Giám đốc Siêu thị Co.opmart Bình Dương cho rằng, việc giá xăng biến động như hiện nay là do bị tác động từ thế giới. Ngành nghề bán lẻ siêu thị chịu sức ép lớn do chi phí giao hàng đang tăng. Theo cử tri Hoàng Long, việc Chính phủ giảm thuế VAT 2% không đáng kể so với việc giá xăng tăng 20-30%, dự báo sau còn có thể tăng nữa. Hiện nay, các mặt hàng nông sản tại hệ thống siêu thị đều bình ổn giá vì có chuỗi cung ứng ổn định, tuy nhiên các nhà vận chuyển mặt hàng nông sản đang đòi tăng giá do giá xăng biến động. Cử tri Nguyễn Thị Mai Anh sống tại Bình Dương cho rằng, Nhà nước cần công khai cụ thể việc đánh thuế cao trong mua xăng là nghĩa vụ chính đáng để người dân cảm thấy việc chịu thuế là hợp lý. Là người thường xuyên mua hàng online, cử tri Nguyễn Đức Thảo Vy (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) quan tâm đến vấn đề phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, đặc biệt là trong thương mại điện tử.Theo cử tri Thảo Vy, phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã cơ bản nêu được các cách thức quản lý thương mại điện tử, việc mua bán hàng qua mạng hiện nay.
Tuy nhiên hiện nay vẫn cần siết chặt, tăng cường trách nhiệm của các sàn giao dịch thương mại điện tử trong quản lý hoạt động buôn bán của chủ cửa hàng. Thực tế vẫn còn tình trạng chủ cửa hàng bán hàng lỗi, hàng giả, hàng nhái nhưng người tiêu dùng chưa được bảo vệ quyền lợi chính đáng.
*Cần giải quyết bất cập trong điều hành giá xăng dầu Theo dõi phiên chất vấn qua sóng truyền hình, cử tri Tô Văn Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Đà Nẵng rất quan tâm đến các giải pháp bình ổn giá xăng dầu. Cử tri Tô Văn Hiệp cho rằng, giá xăng dầu liên tục tăng trong thời gian qua là "cú sốc" rất lớn đối với ngành vận tải nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Hiện nay, các doanh nghiệp vận tải đang cố gắng cân đối thu chi để có thể hòa vốn nhưng nếu giá nhiên liệu tiếp tục tăng có thể dẫn tới lỗ vốn, phải tạm nghỉ. Trong khi đó, áp lực hàng hóa đang lớn dần theo tốc độ hồi phục của chuỗi cung ứng. “Nếu các hãng vận tải không thể hoạt động hàng hóa sẽ bị dồn ứ tại các cửa khẩu, cảng, thiệt hại rất lớn. Vì vậy đây là lúc Quốc hội, Chính phủ cùng các bộ, ngành cần vào cuộc mạnh tay, xem xét miễn giảm thuế, phí hoặc thậm chí bù giá nhiên liệu để hỗ trợ ngành vận tải”, cử tri Tô Văn Hiệp nêu ý kiến. Tiến sĩ khoa học Nguyễn Hữu Cường, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, những bất cập trong việc điều hành thị trường xăng dầu thời gian qua là do bất cập cả về cung cách và cơ chế điều hành. Vì vậy, mới dẫn đến tình trạng mỗi khi sắp đến kỳ điều chỉnh tăng giá xăng dầu là người dân xếp hàng dài đổ xăng, còn nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu "găm hàng" chờ tăng giá. Cụ thể là cơ chế điều hành 10 ngày/chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu theo Nghị định 95/2021/NĐ-CP vừa được áp dụng gần 3 tháng nay tiếp tục bộc lộ những bất cập. Cứ phải đợi 10 ngày nên khó tránh tại một số thời điểm phải đối diện với vòng luẩn quẩn "tăng thì thấy nhanh, giảm cứ thấy chậm".Trong khi đó, tình hình bất ổn giữa Nga và Ukraina khiến giá xăng dầu có xu hướng tiếp tục tăng mạnh, nếu không có giải pháp kiềm chế, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, có thể các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế vừa ban hành sẽ không đạt được mục tiêu.
Lý giải về điều này, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Hữu Cường cho rằng, do công tác theo dõi đánh giá kết quả sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu không sát thực tiễn, dự báo diễn biến thị trường thiếu thực tế dẫn đến việc điều hành thiếu chủ động (thậm chí bị động), chưa linh hoạt, thiếu các kịch bản ứng phó thích hợp với những đột biến xảy ra. Ngoài ra, theo quy định, việc điều hành giá theo chu kỳ 10 ngày, nếu kỳ điều hành giá rơi vào ngày nghỉ lễ, Tết thì lùi sang kỳ điều hành giá tiếp theo (20 ngày). Điều này làm cho giá trong nước luôn "lệch pha" với giá thị trường thế giới bởi giá thế giới thì tăng hàng ngày trong khi giá trong nước kìm lại 10 ngày (thậm chí 20 ngày) không tăng theo. Mặt khác, quy trình lấy giá thế giới bình quân của kỳ trước để áp dụng cho chu kỳ sau, trong khi thực tế giá chu kỳ sau đã tăng hơn... luôn làm cho giá vốn cao hơn giá bán lẻ hiện hành, gây lỗ cho doanh nghiệp và tất yếu xảy ra hiện tượng "găm hàng", chờ giá tăng, thiếu hụt nguồn cung. Theo Tiến sĩ khoa học Nguyễn Hữu Cường, bất cập về chu kỳ điều chỉnh giá này cần được sửa đổi cho phù hợp với biến động của thị trường, theo hướng bãi bỏ chu kỳ điều hành 10 ngày một lần thay bằng hàng ngày. Nếu chưa làm được theo biến động hàng ngày như thế giới đang làm trước mắt có thể là 5 ngày phù hợp với phương thức mua bán hiện nay của các thương nhân xăng dầu. Đồng quan điểm này, cử tri Phạm Tâm Hiếu, ở phố Giảng Võ, quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, xăng dầu "nóng" không chỉ về giá, về nguồn cung mà còn về chiết khấu hoa hồng. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu "kêu" đang lỗ hàng nghìn tỉ đồng vì chiết khấu hoa hồng về 0 nhưng vẫn phải hoạt động để đảm bảo đủ nguồn cung cho thị trường. Theo cử tri Phạm Tâm Hiếu, nguyên nhân dẫn đến bất cập trong điều hành giá xăng dầu thời gian vừa qua không phải do doanh nghiệp lỗi kinh doanh kém mà là lỗi của cơ chế. Đây là một "nút thắt" mà doanh nghiệp không thể tự cởi.Do đó, cần cải cách mạnh hơn trong điều hành kinh doanh xăng dầu để thực hiện đúng theo cơ chế thị trường. Đó là cần thực hiện đa dạng hóa thành phần kinh tế tham gia; đa dạng hóa phương thức kinh doanh, gồm cả các phương thức kinh doanh trong thị trường phái sinh.
Nhà nước cần linh hoạt điều chỉnh, công bằng cho cả lúc giá lên lẫn lúc giá xuống: không tăng nhanh giảm chậm, nhưng cũng không thể tăng chậm giảm nhanh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đơn giản hóa quy trình tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, nông sản
14:46' - 16/03/2022
Bộ Công Thương đã phối hợp với phía bạn bàn bạc các biện pháp tháo gỡ, tạo lập các vùng xanh an toàn để xuất khẩu, đơn giản hóa quy trình thủ tục tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cao năng lực để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
14:42' - 16/03/2022
Chất vấn Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên sáng 16/3, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng đưa ra giải pháp cụ thể để bảo đảm lưu thông, xuất, nhập khẩu hàng hóa, nhất là mặt hàng nông sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đề nghị ASEAN thống nhất cách tiếp cận trong đàm phán nâng cấp Hiệp định ATIGA
14:26' - 16/03/2022
Việt Nam đề nghị các nước ASEAN thống nhất cách tiếp cận thực tế trong đàm phán nâng cấp Hiệp định ATIGA nhằm đem lại giá trị gia tăng thực sự cho doanh nghiệp các nước ASEAN.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Liên thông phối hợp để xử lý tốt việc chống buôn lậu, gian lận thương mại
13:01' - 16/03/2022
Để xử lý vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, hàng gian, hàng giả được xử lý tốt, hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý phải liên thông phối hợp với nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 9 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu vi phạm
13:01' - 16/03/2022
Tình hình sản xuất, nhập khẩu, cung ứng xăng dầu; điều hành giá xăng dầu là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Ban chỉ đạo thực hiện sáp nhập Lâm Đồng – Bình Thuận - Đắk Nông
09:20'
Ngày 24/5, Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết, để phục vụ cho việc sáp nhập, Tỉnh ủy các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo hợp thực hiện nhất 3 tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
08:43'
Sáng 24/5, Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước theo nghi thức Quốc tang đã được tổ chức trọng thể tại Nhà Tang lễ Quốc gia (Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội mới trong họp tác dệt may Việt Nam - Ấn Độ
08:02'
Ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ đang đứng trước cơ hội hợp tác chiến lược mới khi hai bên có thể bổ trợ cho nhau trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay (24/5) Quốc hội thảo luận về cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội
07:59'
Ngày 24/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương-Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc
07:55'
TTXVN xin giới thiệu bài viết "Đồng chí Trần Đức Lương-Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc" của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ treo cờ rủ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng trường Ba Đình
06:45'
Đúng 6 giờ sáng 24/5, nghi lễ treo băng tang lên lá quốc kỳ và thượng cờ rủ tại Quảng trường Ba Đình được thực hiện, bắt đầu Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong 2 ngày 24 và 25/5.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.