Cục diện thương mại Mỹ - Trung – Bài 1: Chuyển dịch trước “cơn bão”
Theo tờ The Economist, tỷ phú Howard Lutnick, ứng cử viên vị trí Bộ trưởng Thương mại Mỹ, không được biết đến nhiều ở Trung Quốc. Nếu được thông qua vị trí này, ông sẽ là người định hình các chính sách thương mại của Mỹ. Kể từ khi Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố đề cử ông Lutnick vào vị trí Bộ trưởng Thương mại, các nhà đầu tư và các nhà quan sát chính sách Trung Quốc đều tìm kiếm thông tin để có thể có cái nhìn rõ nét hơn về việc liệu tỷ phú Lutnick sẽ thực hiện đề xuất của ông Trump áp mức thuế 60% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc hay không.
Tổng thống đắc cử Mỹ ngày 25/11 vừa qua đã tuyên bố sẽ áp thuế thêm 10% đối với hàng hóa Trung Quốc vào ngày đầu tiên nhậm chức và tỷ lệ này có khả năng tiếp tục tăng.
Các ứng viên cho những vị trí khác trong bộ máy chính quyền của ông Trump được biết đến nhiều hơn ở Trung Quốc. Ông Marco Rubio, người được chọn cho vị trí Ngoại trưởng, đã cố gắng buộc các công ty Trung Quốc hủy niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ và thuộc phe không thân thiết với Trung Quốc từ khi ông còn là thượng nghị sĩ. Ông Jamieson Greer, Đại diện Thương mại tương lai, là "kiến trúc sư" của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dưới nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump.Trước những nhân vật như vậy, công thức đàm phán thương mại của Trung Quốc đang bắt đầu xuất hiện. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách mới, trong đó tuyên bố dừng các khoản hoàn thuế đối với nhôm và đồng từ ngày 1/12/2024. Tiếp theo, các khoản hoàn thuế đối với pin và sản phẩm quang điện giảm từ 13% xuống 9%. Đây là một sự thay đổi đáng kinh ngạc.
Trong năm qua, Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc rằng nước này đang xuất khẩu pin và sản phẩm năng lượng Mặt trời với giá thấp đáng kinh ngạc nhờ hưởng trợ cấp. Ông Martin Lynge Rasmussen tại công ty nghiên cứu Exante Data cho biết, việc cắt giảm các khoản hoàn thuế đánh dấu hành động đầu tiên của giới chức Trung Quốc nhằm giảm nhẹ các cáo buộc như vậy.Đồng thời, các quan chức Trung Quốc đã bày tỏ mong muốn tăng cường thương mại với phần còn lại của thế giới. Ngày 19/11/2024, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ thúc đẩy tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm, mở rộng hỗ trợ các dịch vụ hậu cần cho các công ty Trung Quốc. Bộ này muốn tăng số lượng các quốc gia có thể cấp thị thực kinh doanh ngắn hạn, cam kết sẽ giúp các công ty ứng phó với "các hạn chế thương mại nước ngoài vô lý" phát sinh. Trong tháng 12/2024, Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ bãi bỏ thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ một số quốc gia nghèo nhất thế giới.Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại với Mỹ vào năm 2018, thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng gấp đôi lên 820 tỷ USD (tương đương 6% GDP). Thặng dư thương mại của nước này với Mỹ vẫn ở mức 340 tỷ USD, tương đương mức của năm 2018. Nếu ông Trump sẵn sàng đạt được thỏa thuận, gồm việc hạn chế tăng thuế quan, các biện pháp của ông có thể làm giảm mức tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc xuống ngưỡng có thể kiểm soát được là 0,4 điểm phần trăm trong giai đoạn 2027-2029.Nhóm nghiên cứu tại Bắc Kinh, CF 40 Research, ước tính mức thuế quan "vừa phải" từ 10-20% sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm của Trung Quốc xuống mức 1,5% vào năm tới, so với mức 2,2% nếu không áp dụng thuế quan. Mức tăng thuế quan 60% theo tuyên bố của ông Trump có thể khiến xuất khẩu giảm 6,5% vào năm sau, điều sẽ gây tác động nghiêm trọng./.Tiếp theo: Cục diện thương mại Mỹ - Trung – Bài cuối: Phản ứng của Trung Quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc quan ngại về việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá sản phẩm quang điện
09:54' - 06/12/2024
Trung Quốc quan ngại về việc Bộ Thương mại Mỹ đã ban hành phán quyết chống bán phá giá đối với sản phẩm quang điện của một số nước Đông Nam Á, trong đó có Campuchia, Thái Lan...
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30' - 26/11/2024
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Các tập đoàn lớn đã trốn thuế thế nào?
06:30' - 09/11/2024
"Báo cáo minh bạch thuế doanh nghiệp thường niên" tiết lộ rất ít về hoạt động thuế của các tổ chức đa quốc gia. Câu hỏi đặt ra vẫn là các công ty và đơn vị thuế đang yêu cầu khấu trừ những gì.
-
Phân tích - Dự báo
Căng thẳng leo thang quanh vấn đề thuế quan xe điện của châu Âu
06:30' - 06/11/2024
Động thái của EC có thể làm trầm trọng xung đột thương mại giữa Trung Quốc và châu Âu và nhiều khả năng kích hoạt sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Nguyên nhân khiến xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và ASEAN tăng vọt
06:30' - 15/01/2025
Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ về xuất khẩu trong tháng 12/2024.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiều thách thức chờ đợi nền kinh tế Thái Lan trong năm 2025
05:30' - 15/01/2025
Theo trang Thaipbsworld.com số ra mới đây, triển vọng kinh tế Thái Lan năm 2025 cho thấy tiềm năng tăng trưởng, nhưng cũng đang bị cản trở bởi những thách thức tiềm ẩn.
-
Phân tích - Dự báo
"Sân chơi" mới của Cộng đồng Kinh tế ASEAN
06:30' - 14/01/2025
Bài phân tích mới đây trên Fulcrum nhận định, các thành viên ASEAN nên tìm kiếm sức mạnh tập thể và trông cậy vào cộng đồng của chính mình để vượt qua thách thức trong những năm tới.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp mũi nhọn của Australia
05:30' - 14/01/2025
Theo tạp chí The Conversation, một nghiên cứu mới đây đã tiết lộ lý do vì sao người nông dân chăn nuôi bò sữa ở Australia đang dần rời bỏ ngành nông nghiệp mũi nhọn mà họ đã theo đuổi từ rất lâu.
-
Phân tích - Dự báo
Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu
10:17' - 13/01/2025
Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.
-
Phân tích - Dự báo
Đức vẫn cần tiếp tục giảm lượng khí thải carbon
06:30' - 13/01/2025
Các quốc gia trên khắp thế giới đang nỗ lực giảm lượng khí thải CO2 khiến Trái đất nóng lên. Đức chỉ phát thải chưa đến 2% lượng khí CO2 toàn cầu, nhưng như vậy cũng vẫn còn quá nhiều. Tại sao?
-
Phân tích - Dự báo
2025 là năm của vàng hay bitcoin?
05:30' - 13/01/2025
Năm 2024 là một năm tuyệt vời đối với vàng. Giá vàng đã tăng thêm khoảng 30%, trong khi nhu cầu về kim loại quý này cũng phát triển ở hầu hết các khía cạnh.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua giữ chân lao động nước ngoài ở Nhật Bản
06:30' - 12/01/2025
Nhật Bản có kế hoạch tiếp nhận 820.000 công dân nước ngoài theo thị thực kỹ năng đặc định trong 5 năm tài chính tiếp theo bắt đầu từ tháng 4/2024, tăng gấp đôi so với dự kiến ban đầu.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Đông Nam Á sẽ phải “vượt khó” trong năm 2025
05:30' - 12/01/2025
Sau một thời kỳ suy giảm, xuất khẩu hàng hóa của Đông Nam Á đã gia tăng trong năm 2024 nhờ nhu cầu phục hồi từ các nền kinh tế lớn đối với hàng điện tử và những loại hàng hóa đầu vào cho sản xuất.