Cục Hàng không tái đề xuất dự án “đuổi chim” tại sân bay
Dự án lắp đặt hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường băng hay còn gọi dân dã là dự án “đuổi chim” do Cục Hàng không Việt Nam đề xuất vào năm 2016 đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ dư luận và các cơ quan quản lý.
Sau một thời gian nghiên cứu và chỉnh lý hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam mới đây đã “tái” đề xuất Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường băng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.Hồ Chí Minh) và Nội Bài (Hà Nội).
Dự án “đuổi chim” giá 1.000 tỷ đồng
Dự án hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường băng vừa được Cục Hàng không đề xuất có tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Trong đó, mức đầu tư tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 510 tỷ đồng và tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài là 486 tỷ đồng.
Theo Cục Hàng không, đề xuất đầu tư hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường hạ, cất cánh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất lần này không ngoài mục tiêu tự động hóa việc phát hiện vật thể lạ với tọa độ cảnh báo chính xác, không cảnh báo nhầm, không tắc nghẽn, không can nhiễu với các hệ thống kỹ thuật của khu bay và tàu bay.
Bên cạnh đó, hệ thống cũng giúp hạn chế, loại bỏ các sự cố gây nguy hiểm trên đường cất, hạ cánh do vật thể lạ, chim, động vật hoang dã xâm nhập.
Cục Hàng không cũng xác định tình hình ngân sách nhà nước hiện còn khó khăn, phương án nhà nước đầu tư trực tiếp từ ngân sách là không khả thi, nên dự án đã được lựa chọn đưa ra 3 phương án đầu tư.
Phương án 1 là giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư. Phương án 2 là huy động doanh nghiệp đầu tư theo hình thức PPP ( hợp tác công – tư).Đây là phương án theo đánh giá của Cục Hàng không là có nhiều ưu điểm và khả thi nhất. Với phương án này sẽ giúp chủ động về nguồn vốn, thời gian triển khai nhanh, đáp ứng được nhu cầu cấp bách, đồng thời đảm bảo được tính đồng bộ, thống nhất trong việc xây dựng, quản lý khai thác khu bay.
Phương án 3 là Bộ Giao thông Vận tải ký hợp đồng dự án thực hiện với các quyền, nghĩa vụ trên cơ sở thoả thuận với nhà đầu tư. Theo đó, sau khi hoàn tất việc lắp đặt hệ thống, nhà đầu tư sẽ chuyển giao cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan này lại giao cho người khai thác cảng hàng không, sân bay quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống.
Về phương án hoàn vốn, theo Cục Hàng không, người khai thác phải trả tiền cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bằng kinh phí trích từ doanh thu dịch vụ cất, hạ cánh hàng năm để cơ quan này trả cho nhà đầu tư. Mức kinh phí này được xác định dựa trên tổng mức đầu tư ban đầu, lợi nhuận kỳ vọng (dự kiến 11%/năm) và thời gian khai thác hệ thống (tối thiểu 10 năm).
Vì sao phải có hệ thống phát hiện vật thể lạ?
Theo thống kê của Cục Hàng không, trong 2 năm 2014 – 2016, tại 2 cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã xảy ra 156 vụ liên quan tới vật thể lạ, chim, động vật hoang dã xâm nhập đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Riêng năm 2016, có tới 20 sự cố xảy ra do chim va và máy bay bị cắt lốp.
Điển hình nhất có thể kể đến sự cố ngày 8/1/2016, chiếc Airbus 321 của Hãng hàng không Vietnam Airlines chở 162 hành khách từ Đà Nẵng đi Hà Nội bị rách lốp do tác động của vật ngoại lai trên đường băng, gây mất an toàn hàng không.
Sự cố va phải chim gây hỏng động cơ của hai chuyến bay Hà Nội - Tokyo, Nhật Bản (VN310/311) và TP HCM - Seoul, Hàn Quốc (VN408/409) của Hãng hàng không Vietnam Airlines cũng đã dẫn đến tình trạng chậm chuyến của hàng loạt chuyến bay nội địa và quốc tế trong tối ngày 2/10/2016 và ngày 3/10/2016.
“Những sự cố này thường xảy ra trong giai đoạn cất cánh và hạ cánh có nguy cơ mất an toàn cao nên việc chim va tàu bay, động vật hoang dã xâm nhập đường cất hạ cánh là những mối nguy hiểm trực tiếp đối với hoạt động khai thác bay”, đại diện một hãng hàng không cho biết.
Cũng theo vị này, sự cố do vật ngoại lai gây ra đối với máy bay sẽ làm thiệt hại về kinh tế, đặc biệt là chi phí khai thác như: chi phí thuê tàu bay, chi phí dừng tàu bay tại sân đỗ, chi phí cho tổ bay (lưu trú tại địa phương), chi phí bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, chi phí nhân lực và vật lực đảm bảo chất lượng dịch vụ cho hành khách có mặt tại sân bay... Ngoài ra, chuyến bay bị chậm, bị hoãn lại sẽ gây xáo trộn lịch bay, ảnh hưởng dây chuyền đến các chuyến bay tiếp theo.
Phía Cục Hàng không Việt Nam cũng thừa nhận tại các địa phương, hạ tầng sân bay, cảng hàng không rất thiếu thốn, hầu như không có rào vây quanh. Khu vực dân sinh gần với sân bay, khoảng trống quanh sân bay lại quá rộng nên đôi khi lực lượng canh gác và quan sát không thể bao quát được hết, vì vậy đã có chuyện người, chim trên trời, bò, trâu … lọt vào sân bay rất dễ ràng và gây mất an ninh an toàn hàng không.
“Riêng với người thì dù cố tình hay vô thức cũng có thể áp vào quy định để xử lý, răn đe. Nhưng với trâu, bò và chim trên trời thì không thể truy tội hay xử phạt được”, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho hay.
Hai lần đề xuất
Cuối tháng 7/2016, ACV lần đầu tiên trình Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không dự án cung cấp giải pháp và lắp đặt hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường băng (FODetect) với kinh phí đầu tư hơn 1.160 tỷ đồng. Giải pháp này do Công ty CP Tiến bộ quốc tế (AIC) đầu tư và triển khai thực hiện.
Hệ thống này có mục đích phát hiện tự động, cảnh báo và xử lý toàn bộ chim, vật thể lạ trên đường hạ cất cánh có nguy cơ uy hiếp trực tiếp đến an toàn bay, thay thế cho phương pháp hiện tại là quan sát bằng mắt thường tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Đánh giá dự án cảnh báo, xử lý chim trời là cần thiết nhưng tại văn bản phản hồi ý kiến với Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không cho rằng đề xuất của ACV còn khá sơ sài và thiếu phương án tổ chức quản lý, chủ thể khai thác, cũng như chưa đánh giá chính xác về các tính chi phí, thu hồi vốn đầu tư...
Sau khi xem xét và chỉnh lý hồ sơ, tháng 11/2016, Cục Hàng không Việt Nam đã chính thức có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải đề xuất triển khai dự án hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường băng mới hai phương án chi tiết và cụ thể hơn.
Tổng mức kinh phí đầu tư của dự án này là 996 tỷ đồng, giảm 164 tỷ đồng so với dự án của ACV. Tuy nhiên, đề xuất này của Cục Hàng không sau đó đã không được Bộ Giao thông Vận tải thông qua./.
Xem thêm:
>> Cục Hàng không đề xuất điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cục Hàng không đề xuất điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
17:08' - 16/03/2017
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản trình Bộ GTVT về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 25/4, khai thác thử Nhà ga hành khách quốc tế - Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng
10:59' - 13/03/2017
Dự án Xây dựng nhà ga hành khách quốc tế - Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng sẽ được khai thác thử theo kịch bản giả định từ ngày 25-28/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Thông tin Truyền thông lên tiếng về việc tin tặc tấn công 1 số cảng hàng không
18:16' - 10/03/2017
Đối tượng tấn công để lại thông điệp cảnh báo và cuộc tấn công chỉ ảnh hưởng đến trang thông tin mạng cung cấp thông tin đơn thuần của cảng hàng không.
-
Kinh tế Việt Nam
Cục Hàng không lên tiếng về chuyến bay VN 1344
20:50' - 14/12/2016
Cục Hàng không Việt Nam đã ra thông cáo báo chí liên quan tới chuyến bay VN 1344 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đi từ Tp. Hồ Chí Minh đến Cam Ranh, Khánh Hòa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13' - 23/05/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32' - 23/05/2025
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31' - 23/05/2025
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30' - 23/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43' - 23/05/2025
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.