Cúm gia cầm khiến ngành chăn nuôi của EU lao đao
Các trường hợp mắc cúm gia cầm đã được phát hiện tại Pháp, Hà Lan, Đức, Anh, Bỉ, Đan Mạch, Ireland, Thụy Điển, mới đây nhất là Croatia, Slovenia và Ba Lan, sau khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tại Nga, Kazakhstan và Israel.
Phần lớn các ca nhiễm là chim di cư hoang dã, song nhiều trường hợp đã bùng phát tại các trang trại, khiến khoảng 1,6 triệu gia cầm bị chết hoặc tiêu hủy trong khu vực.
Tại Hà Lan, nhà xuất khẩu thịt gà và trứng lớn nhất châu Âu, ước tính gần 500.000 con gà đã chết hoặc bị tiêu hủy do dịch bệnh vào mùa Thu này. Riêng trong tuần này, hơn 900.000 con gà tại một trong trại của Ba Lan đã chết do cúm gia cầm.
Người phát ngôn của Viện Friedrich-Loeffler, cơ quan nghiên cứu liên bang về dịch bệnh động vật ở Đức, cho biết nguy cơ lây nhiễm tại các trang trại gia cầm và phát hiện thêm các trường hợp chim hoang dã mắc bệnh đã tăng lên trong 2 năm qua, do sự xuất hiện của nhiều chủng virus gây cúm gia cầm tại châu Âu.
Theo Tổ chức Sức khỏe động vật thế giới (OIE), tính đến cuối tháng 10, Nga đã có gần 1,8 triệu gia cầm bị chết do cúm, trong đó có gần 1,6 triệu con tại một nông trại gần Kazakhstan.
Chủng virus cúm gia cầm bùng phát mạnh tại châu Âu trong năm nay là H5N8. Đây cũng là chủng virus từng hoành hành tại khu vực vào giai đoạn năm 2016-2017. Tuy nhiên, châu Âu cũng ghi nhận sự xuất hiện của virus H5N5 và H5N1.
Mặc dù nguy cơ lây nhiễm sang người là rất thấp, Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) cho rằng vẫn cần theo dõi chặt chẽ sự phát triển của virus. Trước đó, chủng virus H5N1 từng có ca lây nhiễm sang người.
Phần lớn các nước đã nâng cảnh báo lên mức cao, đồng nghĩa với việc gia cầm và tất cả các loại chim nuôi phải được bảo vệ hoặc giữ ở trong nhà để tránh tiếp xúc với chim hoang dã. Cũng giống như các căn bệnh khác ở động vật, các đợt bùng phát cúm gia cầm thường khiến các nước nhập khẩu phải áp đặt hạn chế thương mại.
Cùng với lệnh phong tỏa liên quan đến dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, điều này sẽ tác động mạnh đến doanh số bán hàng trong dịp nghỉ lễ cuối năm. Tuy nhiên, việc các nước nhập khẩu chỉ áp đặt hạn chế tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sẽ giúp giảm nhẹ phần nào tác động.
Trung Quốc là một điển hình khi chỉ đình chỉ nhập khẩu các sản phẩm gia cầm từ 4 vùng tại Nga do dịch cúm gia cầm./.
>>Hàn Quốc cấm nhập khẩu gia cầm từ Anh do dịch cúm gia cầm bùng phát
- Từ khóa :
- cúm gia cầm
- ngành chăn nôi
- châu âu
- nhập khẩu gia cầm
- h5n1
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc xác nhận ổ dịch cúm gia cầm H5N6 đầu tiên ở Tứ Xuyên
12:41' - 10/02/2020
Ngày 10/2, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho biết đã phát hiện chủng cúm gia cầm độc lực cao H5N6 tại một trại gia cầm tại tỉnh Tứ Xuyên, miền Tây Nam nước này.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc phát hiện ca nghi nhiễm virus cúm gia cầm có thể gây tử vong
10:11' - 27/10/2019
Hàn Quốc đã phát hiện một trường hợp nghi nhiễm chủng virus cúm gia cầm có khả năng gây tử vong ở người tại thành phố Anseong, cách thủ đô Seoul 80 km về phía Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên chiều 19/1
18:07' - 19/01/2021
Các nhà đầu tư lạc quan về nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của thị trường Trung Quốc,khi số liệu ngày 18/1 cho thấy sản lượng lọc dầu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng lên mức kỷ lục trong năm 2020
-
Hàng hoá
Long An mở rộng diện tích trồng thanh long hữu cơ
08:02' - 19/01/2021
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An đang xây dựng kế hoạch nhằm phát triển rộng diện tích trồng cây thanh long theo hướng hữu cơ trên địa bàn.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm nhẹ phiên 18/1 khi đồng USD mạnh lên
07:28' - 19/01/2021
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch 18/1 do đồng USD mạnh và lo ngại về các ca mắc COVID-19 tăng vọt trên khắp thế giới.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gạo của Thái Lan vẫn ảm đạm trong năm 2021
20:31' - 18/01/2021
Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan Chookiat Ophaswongse, cho biết xuất khẩu gạo của quốc gia Đông Nam Á này trong năm 2021 vẫn ảm đạm với mức tốt nhất chỉ là 6,5 triệu tấn.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á phiên chiều 18/1 rời mức đỉnh của 11 tháng
16:02' - 18/01/2021
Trong những tuần gần đây, giá dầu được đà đi lên, nhờ tiến triển trong quá trình sản xuất vaccine ngừa COVID-19 và kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu thô bất ngờ của Saudi Arabia
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm gần 1% trong phiên sáng 18/1
11:53' - 18/01/2021
Giá hai dầu chủ chốt này đã tăng trong những tuần gần đây nhờ việc triển khai tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 và Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới bất ngờ cắt giảm sản lượng.
-
Hàng hoá
Indonesia đặt mục tiêu trở thành nước sản xuất tôm thẻ chân trắng lớn nhất thế giới
07:30' - 18/01/2021
Bộ trưởng Biển và Nghề cá Indonesia (KKP), ông Sakti Wahyu Trenggono đặt mục tiêu đưa quốc gia này trở thành nhà sản xuất tôm thẻ chân trắng lớn nhất thế giới.
-
Hàng hoá
Peru trở thành quốc gia sản xuất hạt diêm mạch lớn nhất thế giới
07:31' - 17/01/2021
Bộ Phát triển Nông nghiệp Peru (Midagri) thông báo nước này đã trở thành quốc gia sản xuất hạt diêm mạch (quinoa) lớn nhất thế giới với sản lượng đạt 89.775 tấn được ghi nhận trong năm 2019.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản tuần qua: Giá cà phê tăng trở lại
19:36' - 16/01/2021
Tuần qua (ngày 11/1 đến 16/1), giá lúa gạo nhìn chung ổn định, nhưng cá biệt có một số loại tăng nhẹ.