Cuộc chiến ngầm giành vắc-xin phòng dịch COVID-19
Theo kết quả được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet, vắc-xin thử nghiệm AZD1222 do tập đoàn AstraZeneca (Anh-Thụy Điển) và trường Đại học Oxford (Anh) phối hợp bào chế cho kết quả an toàn và tạo ra kháng thể ở người trong giai đoạn đầu cuộc thử nghiệm lâm sàng.
* Những tín hiệu sáng
Cụ thể, vắc-xin AZD1222 không gây tác dụng phụ nghiêm trọng, tạo ra kháng thể mạnh và các phản ứng miễn dịch của tế bào T. Cuộc thử nghiệm này được tiến hành ở hơn 1.000 người trưởng thành tại Anh. Mặc dù vậy, các nhà khoa học cần tiến hành nghiên cứu thêm trước khi có thể xác nhận vắc-xin này có thể bảo vệ hiệu quả và lâu dài trước virus SARS-CoV-2 hay không?
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Trung Quốc thông báo vắc-xin Ad5-nCOV do công ty sản xuất vắc-xin CanSino Biologics và đơn vị nghiên cứu thuộc quân đội nước này hợp tác bào chế cũng chứng tỏ an toàn và tạo ra kháng thể ở đa số những người được tiêm một mũi. Kết quả được công bố sau khi các nhà nghiên cứu tiến hành giai đoạn hai cuộc thử nghiệm vắc-xin ở hơn 500 người tại Trung Quốc.
Thông tin này đã giúp thúc đẩy các nhà nghiên cứu triển khai giai đoạn cuối của cuộc thử nghiệm vắc-xin ở quy mô rộng. Cuối tháng Sáu vừa qua, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã "bật đèn xanh" cho phép quân đội sử dụng vắc-xin Ad5-nCOV trong thời hạn một năm dù vắc-xin này chưa bước vào giai đoạn cuối cuộc thử nghiệm lâm sàng.
Trong khi đó, công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức và công ty dược phẩm lớn Pfizer của Mỹ công bố thêm thông tin về cuộc thử nghiệm giai đoạn đầu một loại vắc-xin COVID-19 cho thấy vắc-xin này an toàn và tạo ra phản ứng miễn dịch ở người.
Hai công ty trên nêu rõ dữ liệu cho thấy vắc-xin thử nghiệm đã tạo ra các phản ứng của tế bào T ở mức cao chống lại virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Kết quả được công bố sau khi Đức tiến hành thử nghiệm hai liều vắc-xin lần lượt ở 60 tình nguyện viên khỏe mạnh.
* Cuộc chiến ngầm
Trước những tín hiệu sáng về triển vọng có vắc-xin phòng ngừa đại dịch COVID-19, tờ L’Express coi đây là liều thuốc của hy vọng đang được cả thế giới mong đợi. Tờ báo đặt câu hỏi: “Có ai đặt mua sản phẩm khi còn chưa được sản xuất và không ai dám chắc bao giờ có hàng? Câu trả lời là có, nếu loại vắc-xin đó hiện vẫn còn ở trong giai đoạn nghiên cứu.
Thực tế là đang có rất nhiều quốc gia ký đơn đặt hàng trước với các nhà công nghiệp dược phẩm. Mục đích là để phòng xa khi các nghiên cứu vắc-xin cho ra sản phẩm có hiệu quả thì để người dân sử dụng.
Tờ báo đưa ra những con số chóng mặt về số tiền đặt trước: “Mỹ đã chi cho các phòng thí nghiệm tới 3,5 tỷ euro. Công ty Novavax được nhận 1,4 tỷ euro với cam kết vắc-xin phải được cung cấp cho thị trường Mỹ. Trong khi đó, châu Âu cũng không phải là ngoại lệ. Pháp, Đức, Italy và Hà Lan đã đặt trước với công ty Astra Zeneca để có 300 triệu liều”.
Công ty này cũng đã nhận của Mỹ 1 tỷ euro với cam kết cung cấp 300 triệu liều. Theo L’Express, những thỏa thuận giao kèo như vậy sẽ còn xuất hiện thêm nhiều trong những tuần, tháng tới.
Các quốc gia tính toán rằng thiệt hại kinh tế do đại dịch sẽ còn lớn hơn rất nhiều so với khoản tiền bỏ ra để đặt hàng các nhà công nghiệp dược phẩm. Tuy nhiên, việc làm này cũng đặt ra vấn đề. Liệu các nước có chấp nhận mất hết số tiền đặt nếu vắc-xin ra đời không có hiệu quả và giá thành sẽ ra sao, dù nhiều phòng thí nghiệm tuyên bố không lấy lãi trên sản phẩm này trong thời kỳ đại dịch.
Trong khi đó, một bài viết khác trên L’Express đặt câu hỏi làm thế nào để vắc-xin phòng COVID-19 của Viện Pasteur Pháp thành của Mỹ? Tuần báo này cho hay đến đầu tháng Tám, vắc-xin phòng COVID-19 do Viện Pasteur của Pháp nghiên cứu sẽ lần đầu được thử nhiệm lâm sàng trên người.
Chưa biết kết quả ra sao nhưng cách đây vài tuần, một trong những công ty bào chế dược phẩm lớn nhất thế giới của Mỹ là Merck-MSD đã mua bản quyền của vắc-xin này. Chỉ có Merck mới có năng lực tài chính để tiến hành hoàn chỉnh các thử nghiệm lâm sàng trên diện rộng và sản xuất hàng triệu triệu liều. Như vậy có nghĩa là “vắc-xin trong tương lai, thành quả nghiên cứu ban đầu của người Pháp giờ thuộc về người Mỹ nắm quyền sản xuất và thương mại và cả lời lãi nếu có”.
Tờ báo cho biết thêm, các chuyên gia y học và cả các cấp cao của Chính quyền Pháp đã phải can thiệp để một phần sản phẩm ra đời phải được dành một phần cho người Pháp. Với L’Express, sự việc này là một thí dụ mới về việc Pháp luôn gặp khó khăn trong việc chuyển những phát hiện của các nhà khoa học của mình thành hiệu quả thương mại./.
- Từ khóa :
- vắc-xin phòng covid 19
- covid 19
- mỹ
- trung quốc
Tin liên quan
-
Tài chính
Trung Quốc cấp 1 tỷ USD giúp Mexico và Mỹ Latinh tiếp cận vắc-xin phòng COVID-19
07:55' - 24/07/2020
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thông báo nước này cấp khoản tín dụng trị giá 1 tỷ USD giúp Mexico và các quốc gia Mỹ Latinh tiếp cận vắc-xin phòng dịch COVID-19.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ đi lên nhờ kỳ vọng về vắc-xin phòng ngừa COVID-19
08:17' - 16/07/2020
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch 15/7, nhờ kỳ vọng về vắc-xin phòng ngừa COVID-19 và báo cáo kinh doanh tích cực của ngân hàng Goldman Sachs trong quý II/2020.
-
Chuyển động DN
Vắc-xin Covid-19 “made in Vietnam” vượt tiến độ dự kiến
15:37' - 26/06/2020
Dự án vắc-xin “made in Vietnam” phòng virus SARS-CoV-2 được Công ty Vabiotech triển khai với sự tài trợ của Quỹ Đổi mới sáng tạo VinIF (thuộc Tập đoàn Vingroup), đang có triển vọng “về đích” sớm.
-
Kinh tế Thế giới
Cộng đồng quốc tế cam kết đóng góp 8,8 tỷ USD tại Hội nghị Vắc-xin Toàn cầu 2020
08:15' - 05/06/2020
Số tiền cam kết đóng góp cho Liên minh vắc-xin (GAVI) đã vượt xa mục tiêu ban đầu của ban tổ chức là 7,4 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
"Chủ nghĩa dân tộc” trong sản xuất vắc-xin đại trà ngừa COVID-19
05:00' - 04/06/2020
Nhiều hãng dược phẩm lớn trên thế giới sắp sở hữu vắc-xin ngừa virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 đang tìm cách né tránh lệnh cấm xuất khẩu để có thể sản xuất đại trà vắc-xin trên khắp các châu lục.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.