Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Khi hiệu ứng không như kỳ vọng (Phần 1)
Mỹ và hiệu ứng "Boomerang"
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung diễn ra được hơn nửa năm, cán cân thương mại giữa hai nước ngày càng mất thăng bằng. Vì vấn đề thâm hụt thương mại, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tiến hành chiến tranh thương mại tới cùng, nhưng nếu nhìn từ góc độ khác, việc sử dụng biện pháp thuế quan để giảm thâm hụt thương mại dường như lại thất bại.
Số liệu thống kê do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 14/1 cho biết năm 2018, giá trị hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ của Trung Quốc đạt 478,4 tỷ USD, tăng 11,3% so với năm 2017. Trong khi đó, giá trị hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ đạt 155,1 tỷ USD, tăng 0,7% so với năm 2017.
Như vậy, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ năm 2018 vào khoảng 323,3 tỷ USD, tăng 17,2% so với năm 2017. Theo Reuters, đây là con số cao kỷ lục kể từ khi dữ liệu này được ghi nhận năm 2006.
Để giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát động cuộc chiến thương mại có quy mô lớn nhất và cường độ mạnh nhất trong lịch sử đối với Trung Quốc. Nếu tính từ thời điểm Mỹ chính thức áp thuế bổ sung vòng đầu tiên đối với 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào ngày 6/7/2018, chiến tranh thương mại tới nay đã diễn ra được hơn nửa năm và tổng giá trị hàng hóa Trung Quốc bị Mỹ áp thuế đã tăng lên 250 tỷ USD, tương đương khoảng 50% giá trị xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ năm 2017.
Tuy nhiên, thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc không những không giảm, ngược lại còn tăng lên mức kỷ lục mới.
Một số nhà phân tích cho rằng thâm hụt thương mại với Trung Quốc gia tăng có thể giúp phe cứng rắn trong Chính phủ Mỹ có thêm lý do để tiếp tục chiến tranh thương mại nhằm “căn chỉnh hành vi thương mại bất bình đẳng” theo cách nhìn nhận của phía Mỹ.
Vấn đề là tình hình phát triển chưa chắc đã có lợi như dự liệu của phía Mỹ. Bởi thâm hụt thương mại với Trung Quốc gia tăng ở góc độ nào đó có thể được lý giải là biện pháp thuế quan mà Washington sử dụng để giảm thâm hụt thương mại về căn bản là một sai lầm về mặt quyết sách, cuối cùng không đạt được mục đích đề ra.
Nhật báo Phố Wall (Wall Street Journal) từng dẫn phân tích của một số nhà kinh tế cho rằng một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất thăng bằng thương mại kỷ lục giữa Mỹ và Trung Quốc là do kinh tế Mỹ phát triển lành mạnh còn kinh tế Trung Quốc thì ảm đạm. Thực tế đó đã kích thích nhu cầu nhập khẩu của xã hội Mỹ, nhưng ngược lại đã kiềm chế nhu cầu ở Trung Quốc.
Giờ đây khi Mỹ phát động chiến tranh thuế quan đối với Trung Quốc và đe dọa sẽ hành động nhiều hơn nữa trong năm 2019 này, hệ quả sẽ khiến áp lực giảm tốc của kinh tế Trung Quốc gia tăng, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tiếp tục mất giá, dẫn tới nhu cầu của Trung Quốc càng đi xuống và nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ sẽ giảm thêm.
Bên cạnh đó, dù thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc trong năm 2018 lập kỷ lục mới, nhưng tình hình mất thăng bằng thương mại thực tế giữa hai nước không nghiêm trọng như nhận định của phía Mỹ. Một trong những nguyên nhân là giữa Trung Quốc và Mỹ tồn tại sự khác nhau về phương pháp thống kê.
Hai nước lý giải khác nhau về hoạt động thương mại trung chuyển qua Hong Kong và các khu vực khác. Hơn nữa, số liệu thống kê của hai nước không bao gồm thương mại dịch vụ. Bộ Thương mại Trung Quốc từng tuyên bố nếu thống kê cả thương mại dịch vụ, tình hình thương mại Mỹ-Trung sẽ thăng bằng hơn.
Tờ Economic Journal dẫn phân tích của một số nhà quan sát chỉ rõ việc chiến tranh thương mại diễn ra hơn nửa năm, nhưng thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc không giảm, ngược lại còn gia tăng sẽ khiến chính quyền Tổng thống Trump rơi vào tình trạng bối rối.
Bởi vì việc áp thuế bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc tới nay không chỉ khiến kinh tế Mỹ chịu tổn thất, mà sau một thời gian vẫn không thể nào thực hiện được cam kết khi tranh cử là giảm thâm hụt thương mại. Nếu tiếp tục thông qua chiến tranh thuế quan để ứng phó với vấn đề thâm hụt thương mại, chính quyền Tổng thống Trump có thể sẽ phải đối mặt với nhiều sự nghi ngờ hơn.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chưa có đột phá trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung
18:58' - 19/01/2019
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow đã hạ thấp những thông tin tích cực về khả năng đạt được một sự đột phá trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chuẩn bị hạn chế hàng viễn thông Trung Quốc
16:04' - 19/01/2019
Mỹ đang chuẩn bị một sắc lệnh hành pháp nhằm hạn chế đáng kể hoạt động của các công ty viễn thông thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc ở Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẽ không đàm phán về hàng nông sản với Mỹ
15:13' - 19/01/2019
EU sẽ sẵn sàng thảo luận về thuế đánh vào ô tô nhưng không đàm phán về việc dỡ bỏ thuế nông sản trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Tăng trưởng GDP quý I/2019 có thể giảm do chính phủ đóng cửa
14:57' - 19/01/2019
Chính phủ Mỹ đóng cửa hiện đã bước sang ngày thứ 28
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ yêu cầu đánh giá thường kỳ cải cách thương mại của Trung Quốc
13:18' - 19/01/2019
Mỹ đang thúc đẩy tiến trình đánh giá thường kỳ đối với tiến triển của Trung Quốc trong các cải cách thương mại mà Bắc Kinh đã cam kết như một điều kiện của thỏa thuận thương mại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39'
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.