Cuộc đọ sức mới giữa các cường quốc tại châu Phi
Theo Arab News, hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi sẽ được tổ chức vào tháng 10 tới tại Sochi với sự chủ trì của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin là một ví dụ cho thấy sự quan tâm và chú trọng ngày càng tăng của các cường quốc hàng đầu thế giới đối với lục địa này.
Trong khi Moskva đang tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng quốc tế của mình, châu Phi là một mục tiêu then chốt đối với Tổng thống Nga, đặc biệt là những lý do liên quan đến vấn đề địa chính trị.
Tại châu Phi, số lượng các thị trường chủ chốt đang nổi lên ngày một tăng, với sáu quốc gia đang có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất thế giới gồm: Ethiopia, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cote d’Ivoire, Mozambique, Tanzania và Rwanda.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) xác nhận rằng từ nay cho tới năm 2023, triển vọng tăng trưởng chung của châu Phi sẽ nằm trong số tốt nhất trên thế giới. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc dường như đang dành mối quan tâm lớn nhất vào tất cả các quốc gia ở châu Phi nhằm gắn kết hiệu quả giữa sáng kiến "Vành đai và Con đường" với sự phát triển của châu lục này.
Các nhà lãnh đạo chủ chốt của Bắc Kinh, gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng và Ngoại trưởng, đã thực hiện khoảng 80 chuyến thăm tới trên 40 quốc gia ở châu Phi trong thập niên qua.
Kim ngạch thương mại giữa hai bên đã tăng từ 765 triệu USD vào thời điểm cách đây 4 thập niên lên mức khoảng 170 tỷ USD hiện nay và có tới 40 nước ở châu Phi đã ký kết thỏa thuận "Vành đai và Con đường" với Bắc Kinh.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng thường xuyên tổ chức hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-châu Phi, trong đó hội nghị diễn ra năm ngoái có sự hiện diện của hơn 50 nguyên thủ quốc gia.
Đây là một hình mẫu mà Tổng thống Nga Putin có vẻ như muốn theo đuổi nhằm củng cố vị trí của Moskva ở lục địa này; Kim ngạch thương mại giữa Nga và châu Phi đã tăng từ 5,7 tỷ USD trong năm 2009 lên 17,4 tỷ USD vào năm 2017.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị chỉ trích vì không có chính sách gắn kết chặt chẽ với châu Phi bất chấp việc cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton hồi năm ngoái cho rằng Bắc Kinh và Moskva đã “gây trở ngại đối với hoạt động quân sự của Mỹ và gây ra mối đe dọa đáng kể với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ” ở lục địa này.
Ví dụ, Kenya là một đối tác chủ chốt của Mỹ, đặc biệt là trong chiến dịch chống khủng bố. Tổng thống Uhuru Kenyatta là một trong số ít nhà lãnh đạo châu Phi được mời tới Nhà Trắng trong thời gian ông Trump nắm quyền. Tuy nhiên, 70% khoản nợ nước ngoài của Kenya là thuộc về Bắc Kinh và nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn của nước này đang được các công ty của Trung Quốc thực hiện.
Thực tế, không chỉ Trung Quốc và Nga đang tỏ ra quan tâm nhiều hơn đối với châu Phi, các quốc chủ chốt khác như Ấn Đô, các nước Vùng Vịnh, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp và Đức cũng đang quan tâm nhiều hơn tới châu lục này.
Ví dụ dưới thời Tổng thống Emmanuel Macron, Paris đang tìm cách tăng cường quan hệ với các nước từng là thuộc địa của mình khi thắt chặt quan hệ với các nền kinh tế lớn nhất của châu Phi. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel là một “vị chính khách thường xuyên” tới thăm châu lục này.
Ngoài ra, Anh, vốn đang trên lộ trình rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn được gọi là Brexit, cũng như vậy. Hoàng tử Harry và vợ là Công nương Meghan Markle đang có chuyến thăm một số nước châu Phi, gồm Nam Phi, tiếp đến là Botswana, Angola và Malawi. Hoàng tử Harry dự kiến sẽ thị sát các dự án cứu trợ nhân đạo ở những nước này.
Năm 2018, Thủ tướng Anh khi ấy là bà Theresa May cũng đã thực hiện chuyến công du châu Phi, trong đó có chuyến thăm tới Kenya. Bà May là vị Thủ tướng Anh đầu tiên đến thăm quốc gia châu Phi này kể từ năm 1988. Tại đây, bà May đã phát biểu rằng đây là “một cơ hội duy nhất vào thời điểm chỉ có một không hai”.
Điều này càng cho thấy đối với London, lục địa này đã có tầm quan trọng mới khi Anh đang tìm cách củng cố các mối quan hệ với các quốc gia ngoài EU khi Anh rời khỏi liên minh này. Tuy nhiên, không chỉ vì những lý do kinh tế mà London coi trọng quan hệ với châu Phi.
Các nhà hoạch định chính sách của Anh cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường quan hệ hợp tác an ninh giữa phương Tây với châu Phi nhằm giải quyết những bất ổn ở khắp khu vực này.
Đáng chú ý là mối đe dọa từ lực lượng phiến quân Boko Haram và Al-Shabab, trong khi lực lượng Anh đang tham gia liên minh chống lại lực lượng này.
Những động thái trên cho thấy rằng các cường quốc phương Tây và Trung Quốc đang ngày càng “để mắt” tới châu Phi. Điều này không chỉ phản ánh những tính toán về khía cạnh kinh tế mà còn có những mối quan tâm lớn hơn về chính trị.
Từ Brexit cho tới "trò chơi quyền lực" lớn đang diễn ra giữa Washington, Moskva và Bắc Kinh, sự quan tâm tới lục địa này nhiều khả năng sẽ chỉ tăng lên từ năm 2020 trở đi, đặc biệt nếu châu lục này tiếp tục phát huy được tiềm năng kinh tế đáng kể của mình./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi cần 5 tỷ USD/năm để phát triển cơ sở hạ tầng ICT
07:06' - 11/09/2019
Châu Phi hàng năm cần gần 5 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng cho công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong bối cảnh châu lục này đang tụt hậu so với phần còn lại của thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp, thủy sản Việt Nam – Trung Đông – châu Phi
16:45' - 10/09/2019
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với các nước Trung Đông – châu Phi trong năm 2018 đạt trên 20,5 tỷ đô la Mỹ (USD) và tiếp nhận trên 2,8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ khu vực này.
-
Ý kiến và Bình luận
Chính sách cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thị trường Trung Đông-châu Phi
20:02' - 09/09/2019
Các bộ, ngành cần có những chính sách tương đối cụ thể hơn nữa; trong đó, bao gồm cả chính sách cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài như thị trường các nước Trung Đông-châu Phi.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai phá thị trường Trung Đông - châu Phi và những kỳ vọng
14:58' - 09/09/2019
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bày tỏ mối quan tâm phát triển thị trường và xuất khẩu hàng hóa sang các nước Trung Đông - châu Phi.
-
Kinh tế Việt Nam
"Cú hích” thúc đẩy hợp tác thương mại Trung Đông-châu Phi
14:35' - 09/09/2019
Ngày 9/9, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị “Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông - châu Phi năm 2019”.
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc cam kết đầu tư 1,4 tỷ USD vào các dự án năng lượng ở châu Phi
09:06' - 08/09/2019
Các doanh nghiệp Trung Quốc cam kết sẽ đầu tư 1,4 tỷ USD vào các dự án năng lượng ở châu Phi trong thời gian tới.
-
Kinh tế & Xã hội
Thương mại điện tử giúp tạo thêm 3 triệu việc làm tại châu Phi
17:37' - 04/09/2019
Theo nghiên cứu mới nhất từ tập đoàn tư vấn quốc tế Boston Consulting Group có trụ sở tại Mỹ, thương mại điện tử sẽ giúp tạo thêm 3 triệu việc làm tại châu Phi vào năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch Thái Lan bị ảnh hưởng mạnh sau động đất
17:44'
Lo ngại về an toàn khi đi du lịch ở Thái Lan sau trận động đất gần đây đã ảnh hưởng đến ngành du lịch cốt lõi của đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc áp thuế bổ sung lên 125% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ
15:24'
Theo Tân Hoa xã, ngày 11/4, Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ lên mức 125%.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thay Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân
15:23'
Ngày 11/4, với 60 phiếu thuận và 25 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn việc Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm Trung tướng Dan Caine giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân.
-
Kinh tế Thế giới
Tham vọng hồi sinh sản xuất của Mỹ: Đời không như mơ
14:00'
Các chính sách thuế của Tổng thống Trump – vốn gây tranh cãi trong giới doanh nghiệp và khiến thị trường toàn cầu biến động – có thể chỉ là một phần trong nỗ lực tái khởi động ngành sản xuất tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của UNCTAD về thuế quan của Mỹ
12:47'
Người đứng đầu Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), bà Rebeca Grynspan kêu gọi Mỹ tránh để "nỗi đau của thuế quan" ảnh hưởng tới các quốc gia nghèo nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump hoãn thuế, triển vọng kinh tế Mỹ vẫn bấp bênh
11:22'
Những nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn nhận định các mức thuế quan Mỹ đã công bố là một cú đánh vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump dùng thuế giải quyết tranh chấp nước với Mexico
11:02'
Ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa Mexico bằng các lệnh trừng phạt và thuế quan trong tranh chấp về việc chia sẻ nguồn nước giữa hai nước, cáo buộc Mexico phá vỡ hiệp ước đã tồn tại 81 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ
11:01'
Tổng thống Donald Trump hôm 10/4 cho biết, ông không chắc liệu nhà sản xuất thép U.S. Steel có cần thực hiện thỏa thuận với Nippon Steel của Nhật Bản hay không nhờ vào chính sách thuế quan của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Nga thông tin về nội dung vòng đàm phán thứ 2 với Mỹ
09:55'
Moskva và Washington dự kiến tìm giải pháp cho các vấn đề nêu ra ở Istanbul trong vòng tham vấn tiếp theo.