Cuộc gặp Mỹ-Trung: Mục tiêu của Bắc Kinh là ngăn chặn chiến tranh thương mại

06:03' - 06/04/2017
BNEWS Mục tiêu chính của Bắc Kinh là ngăn chặn chiến tranh thương mại.
Cuộc gặp Mỹ-Trung: Mục tiêu chính của Bắc Kinh là ngăn chặn chiến tranh thương mại. Ảnh: reuters

Liên quan đến cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lag, thuộc bang Florida trong hai ngày 6-7/4, tạp chí "Financial Times" mới đây đăng bài phân tích về các bước đi của Trung Quốc nhằm tiếp cận Chính quyền Donald Trump của ông Edward Luce, phóng viên về chính trị và kinh tế Mỹ thuộc tạp chí này.

Theo bài viết, cuộc gặp thượng đỉnh này sẽ là thử nghiệm lớn đầu tiên về việc Trung Quốc sẽ tiếp cận mối quan hệ với ông Trump như thế nào.

Mục tiêu chính của Bắc Kinh là ngăn chặn chiến tranh thương mại.

Trong bối cảnh các cuộc xung đột nội bộ giữa những người bảo hộ thương mại và những người ủng hộ tự do thương mại ngay trong Chính quyền Mỹ, ý định của ông Trump vẫn không thay đổi, dẫn đến khả năng ông có thể đe dọa thực hiện lời hứa tranh cử áp 45% thuế đối với hàng hóa Trung Quốc - một bước đi có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thương mại.

Một khả năng khác, ông Tập Cận Bình có thể biến một số khoản đầu tư của Trung Quốc trở thành các tuyên bố về việc làm.

Năm ngoái, Trung Quốc đã đầu tư 45 triệu USD tại Mỹ, phần lớn về bất động sản, tài chính và giải trí.

Việc thêm một vài triệu USD nữa vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng là một mức giá rẻ để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thương mại.

Jack Ma, người đứng đầu tập đoàn thương mại điện tử Alibaba - một doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Trung Quốc, đã giành được sự ủng hộ của ông Trump khi tuyên bố ông sẽ tạo ra 1 triệu việc làm cho người Mỹ.

Ngoài ra, ông Tập Cận Bình có thể đặt hàng thêm một số máy bay Boeing.

Trong 70 ngày tại nhiệm sở của ông Trump, Trung Quốc đã giành vai trò của Mỹ trong bảo vệ hệ thống thương mại thế giới và thuyết phục giới lãnh đạo toàn cầu chống biến đổi khí hậu.

Tất nhiên, ông Tập Cận Bình không thể thuyết phục Trump từ bỏ chương trình nghị sự "nước Mỹ trên hết" chỉ qua một cuộc gặp.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục