Cuộc họp G20 không đạt tiến triển về tài trợ cho "cuộc chiến" khí hậu
Ngày 22/7, các nước G20 đã thảo luận về vấn đề đa dạng sinh học và môi trường tự nhiên, trong khi năng lượng và biến đổi khí hậu sẽ là nội dung thảo luận trong ngày 23/7.
Italy, quốc gia đang giữ chức chủ tịch luân phiên của G20 trong năm nay, cho biết một tuyên bố về môi trường cuối cùng cũng đã được nhất trí trước sự vui mừng của các quan chức 20 quốc gia, sau nhiều tuần đàm phán và phiên họp kéo dài hai ngày. Bộ trưởng Chuyển đổi sinh thái của Italy Roberto Cingolani cho biết văn bản dài bảy trang nói trên bao gồm nhiều chủ đề, trong đó có an ninh lương thực, sử dụng nước bền vững, thác thải trên biển, tài chính bền vững và cách giáo dục giới trẻ tốt hơn về các vấn đề khí hậu. Một bản tóm tắt do văn phòng của ông Cingolani công bố thiếu những cam kết chính sách cụ thể, nhưng quan chức này vẫn gọi đây là một kết quả “đặc biệt tham vọng” và thể hiện mục tiêu trong năm chủ tịch của Italy. Phát biểu với báo giới, ông Cingolani cho biết: “Đây là lần đầu tiên những điều như thế này được viết ra một cách rõ ràng và mang tính ràng buộc với tất cả các nước đang tạo ra 80% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới nhưng cũng chiếm tới 85% lượng khí thải carbon toàn cầu". Cuộc họp này của G20 được xem là một giai đoạn trung gian quan trọng trước thềm cuộc đàm phán khí hậu toàn cầu COP 26 dự kiến sẽ diễn ra tại Glasgow vào tháng 11 tới. Hành động vì khí hậu đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong tháng này, với một loạt hiện tượng thiên nhiên mang tính tàn phá như mưa lũ nghiêm trọng ở châu Âu, cháy rừng lớn ở Mỹ, và nhiệt độ cao ở Siberia.Thế nhưng, các nước vẫn đang loay hoay về cách thức tài trợ cho những chính sách tiêu tốn nhiều tiền của để giảm tình trạng ấm lên toàn cầu.
Năm 2009, tại Liên hợp quốc, các nước phát triển đã nhất trí cùng nhau đóng góp 100 tỷ USD/năm từ đó đến năm 2020 nằm giúp các nước nghèo hơn, vốn vẫn đang “vật lộn” với tình trạng nước biển dâng, bão lũ và hạn hán ngày càng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, mục tiêu đó vẫn chưa đạt được, và cuộc họp của G20 cũng không có dấu hiệu sẽ nhắc đến cam kết 100 tỷ USD nói trên hay đưa ra bất kỳ cam kết tài chính vững chắc nào./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các chủ đề chính trong Hội nghị Bộ trưởng Môi trường, Khí hậu và Năng lượng G20
15:48' - 22/07/2021
Các chủ đề chính của hội nghị gồm: Chống biến đổi khí hậu, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sinh thái, làm cho các dòng tài chính phù hợp với các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu...
-
Ý kiến và Bình luận
Pháp đề xuất các nước G20 đánh thuế 25% lợi nhuận các tập đoàn đa quốc gia
13:26' - 11/07/2021
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đề xuất các quốc gia có thể đánh thuế 25% lợi nhuận của các tập đoàn đa quốc gia bất kể nguồn thu từ quốc gia nào.
-
Tài chính & Ngân hàng
G20 nhất trí về thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu
09:00' - 11/07/2021
Thỏa thuận này sẽ đặt ra một mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu ít nhất 15% nhằm ngăn cản các công ty đa quốc gia tìm cách chuyển lợi nhuận đến nơi đánh thuế thấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đứng trước cơ hội trở thành siêu cường năng lượng của thế giới
10:34' - 11/07/2025
Ông Chris Cooper, Giám đốc điều hành Công ty LNG Canada, nhận định chuyến hàng đầu tiên của LNG Canada đã khẳng định được dấu mốc và cơ hội của ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc lập chiến lược thương mại – an ninh trong đàm phán
09:58' - 11/07/2025
Sau khi nhận được thư về thuế quan của Tổng thống Mỹ, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc bắt đầu xem xét "gói an ninh" toàn diện để tìm bước đột phá trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ.