"Cuộc khủng hoảng dâu tây" tại Australia tạm lắng dịu
Sau gần 2 tuần trở thành chủ đề gây hoang mang, "cuộc khủng hoảng dâu tây" tại Australia đã tạm lắng dịu khi người dân nước này phần nào yên tâm hơn với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, cũng như sự khích lệ từ các chiến dịch truyền thông xã hội.
Trả lời báo giới ngày 24/9, ông Jim Ripepi - chủ một công ty cung cấp sỉ dâu tây cho biết: "Mọi chuyện đang diễn biến theo chiều hướng tốt lên. Sự ủng hộ của cộng đồng là rất lớn, theo đó doanh số bán ra đã tăng lên. Ngày nào tôi cũng bán hết hàng".
Các chuỗi siêu thị lớn ở Australia cũng đưa ra những báo cáo lạc quan tương tự và thậm chí còn cho biết họ đang chật vật để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, do các nhà cung cấp vẫn chưa thực sự nối lại hoạt động ổn định như trước đây.
Các chiến dịch khuyến khích người dân làm bánh dâu, hay các từ khóa như "#Smashastrawb" xuất hiện thường xuyên trên các mạng xã hội như Facebook hay Twitter cũng đã kéo người dân Australia quay trở lại với loại trái cây này.
“Cuộc khủng hoảng dâu tây" ở Australia bùng phát sau khi có tới hơn 100 trường hợp người tiêu dùng thông báo phát hiện kim khâu trong sản phẩm dâu tây từ bang Queensland, Đông Bắc nước này.
Sự cố khiến việc tiêu thụ dâu tươi trên khắp Australia gần như bị đình trệ do người tiêu dùng không dám mua, thậm chí một số đối tác thương mại ở Anh, Nga và New Zealand đã ngừng nhập khẩu dâu tây từ Australia, gây thiệt hại hàng triệu AUD cho ngành trồng dâu của nước này.
Thủ tướng Australia Scott Morrison đã gọi hành động phá hoại nhằm vào ngành sản xuất dâu tây tại nước này là "khủng bố" đồng thời yêu cầu áp dụng mức an phạt nặng hơn với những hình thức phá hoại kiểu này.
Thủ tướng Morrison yêu cầu sửa đổi luật để áp dụng khung hình phạt lên tới 15 năm tù với thủ phạm đứng sau vụ việc phát hiện ra kim khâu trong những trái dâu tây tươi bày bán trong các siêu thị tại quốc gia này.
Ví những tên thủ phạm đứng sau vụ việc như "con sâu làm giàu nồi canh", Thủ tướng Australia kêu gọi Quốc hội nhanh chóng cho phép nâng mức phạt tối đa với những hành vi phá hoại thực phẩm có chủ đích từ 10 lên 15 năm, tương đương với các tội ấu dâm hay khủng bố tài chính.
Ông Morrison cũng kêu gọi người dân tiếp tục mua dâu tây để giúp đỡ người nông dân và thận trọng kiểm tra sản phẩm trước khi sử dụng. Giới chức khuyến cáo người dân cắt dâu tây kiểm tra trước khi sử dụng.
Cuộc truy tìm thủ phạm liên quan vụ các trái dâu tây tươi bị cắm kim khâu ở Australia đã vượt ra ngoài biên giới nước này khi New Zealand ngày 23/9 thông báo trường hợp đầu tiên ở nước này phát hiện kim khâu trong quả dâu tây nhập khẩu từ nước láng giềng Australia.
Sau khi một khách hàng ở thành phố Auckland của New Zealand thông báo phát hiện các kim khâu ghim trong các trái dâu tây nhãn hiệu Choice nhập khẩu từ bang Tây Australia, chuỗi siêu thị Countdown thuộc sở hữu của tập đoàn siêu thị Woolworth đã rút toàn bộ sản phẩm dâu tươi nhãn hiệu này khỏi hệ thống cửa hàng trên khắp New Zealand.
Countdown cũng thông báo tạm thời ngừng nhập dâu tây từ Australia. Siêu thị đã thông báo vụ việc tới nhà chức trách Australia, trong khi đó cảnh sát cùng các cơ quan chức năng ở New Zealand đã ngay lập tức mở cuộc điều tra./.
>>> “Cuộc khủng hoảng dâu tươi”: Siêu thị Australia ngừng bán kim khâu
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Sau Australia, dâu tây gắn kim khâu xuất hiện ở New Zealand
10:33' - 24/09/2018
New Zealand thông báo trường hợp đầu tiên ở nước này phát hiện kim khâu trong quả dâu tươi nhập khẩu từ nước láng giềng Australia.
-
Đời sống
Phát hiện mới: Ăn dâu tây sẽ đẩy lùi nguy cơ ung thư
20:28' - 21/08/2018
Ăn dâu tây mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ viêm ruột kết, từ đó đẩy lùi nguy cơ ung thư ruột kết và trực tràng.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thị trường bán lẻ Tp. Hồ Chí Minh sôi động vào hè 2022
11:41'
Thị trường bán lẻ bước vào mùa hè 2022 với sức mua tăng dần trong những tháng trước, nên doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng ổn định.
-
Hàng hoá
Doanh số sản phẩm làm mát và tiết kiệm điện tăng vọt do nắng nóng
09:26'
Các sản phẩm chống nóng đang được tiêu thụ nhanh chóng tại Nhật Bản trong bối cảnh quốc gia này trải qua đợt nắng nóng kỷ lục.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới chạm mức thấp nhất 12 tuần trong phiên 6/7
07:47'
Giá dầu thế giới giảm khoảng 2% xuống mức thấp nhất 12 tuần trong phiên 6/7, khi giới đầu tư ngày càng lo ngại rằng nhu cầu năng lượng có thể bị tác động mạnh nếu xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu phục hồi trở lại trong phiên chiều 6/7
16:21' - 06/07/2022
Trong phiên giao dịch chiều 6/7, giá dầu tại thị trường châu Á tăng gần 3% khi mối lo ngại về nguồn cung lại đè nặng lên tâm lý của các nhà đầu tư.
-
Hàng hoá
Giá xăng sẽ giảm mạnh thời gian tới?
15:23' - 06/07/2022
Việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn kịp thời trong bối cảnh giá xăng dầu trong nước đang ở mức cao là giải pháp điều hành hiệu quả.
-
Hàng hoá
Giá nguyên liệu sản xuất chip có thể tăng đến năm 2023
08:56' - 06/07/2022
Nhà cung cấp hóa chất Showa Denko của Nhật Bản dự kiến tiếp tục tăng giá bán và dừng sản xuất các sản phẩm không sinh lời khi lĩnh vực sản xuất chip trị giá 550 tỷ USD đối mặt với các thách thức.
-
Hàng hoá
Giá dầu WTI chốt phiên 5/7 dưới 100 USD/thùng
08:17' - 06/07/2022
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ WTI giao tháng Tám giảm 8,93 USD, hay 8,2%, chốt phiên 5/7 ở mức 99,5 USD/thùng, do những lo ngại về suy thoái gia tăng.
-
Hàng hoá
Trung Quốc xem xét xả kho thịt lợn dự trữ
18:38' - 05/07/2022
Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc cho biết nước này đang xem xét xả kho thịt lợn dự trữ và đưa ra hướng dẫn cụ thể với từng địa phương để ngăn chặn giá thịt lợn tăng cao.
-
Hàng hoá
Giá dầu Brent giảm phiên chiều 5/7 do nỗi lo về nhu cầu nhiên liệu thế giới
16:50' - 05/07/2022
Giá dầu Brent đi xuống trong chiều 5/7 trên thị trường châu Á, đảo ngược mức tăng đầu phiên do lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế làm giảm nhu cầu nhiên liệu lấn át nỗi lo gián đoạn nguồn cung.