Cuộc khủng hoảng di cư thách thức tương lai của EU
Ngay từ cách đây vài tháng, Italy (I-ta-li-a) đã lên tiếng cảnh báo tị nạn và nhập cư là vấn đề liên quan đến cả châu Âu và trên thực tế, tình hình đã xấu đi nhanh chóng.
Việc các nguyên thủ Liên minh châu Âu (EU) đi đến thống nhất sẽ triển khai các trại tiếp nhận người tị nạn vào tháng 11 là một quyết định hết sức quan trọng. Đây là đánh giá của Thủ tướng Italy Matteo Renzi ngay sau Hội nghị thượng đỉnh bất thường của EU về khủng hoảng tị nạn diễn ra ngày 23/9 tại Brussels, Vương quốc Bỉ.
Cuộc họp bất thường diễn ra trong bối cảnh hết sức gay go khi bốn quốc gia thành viên EU là CH Czech (Séc), Slovakia (Xlô-va-ki-a), Hungary (Hung-ga-ri), Romania (Ru-ma-ni) đã từng bỏ phiếu phản đối cơ chế phân bổ hạn ngạch tiếp nhận người tị nạn, trong khi Hy Lạp tiếp tục bị các nước thành viên khác của EU chỉ trích nặng nề vì đã tiếp nhận thiếu kiểm soát những người tị nạn.
Nhưng cuối cùng, một kế hoạch có thời hạn cũng đã được các quốc gia EU đồng thuận. Theo đó, trong tầm ngắn, trung hạn, châu Âu tiếp tục chấp nhận tiếp nhận, phân bổ có kiểm soát và sàng lọc khoảng 120.000 người tị nạn đến các quốc gia thành viên. Những đối tượng không được chấp nhận quy chế tị nạn sẽ được tổ chức hồi hương.
Trong khi đó, việc giám sát, bảo vệ các vành đai biên giới của EU cả trên bộ và trên biển với thế giới bên ngoài sẽ được tăng cường siết chặt. Về dài hạn, việc 28 nguyên thủ quốc gia thành viên EU nhất trí huy động ít nhất 1 tỷ euro cho các cơ chế hỗ trợ người tị nạn của Liên hợp quốc như Cao ủy về người tị nạn (UNHCR), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) không có gì khác ngoài mục đích triển khai, ổn định các trại tiếp nhận người tị nạn bên ngoài biên giới châu Âu tại các nước láng giềng với Syria (Xy-ri).
Trong đó, nhu cầu tài chính của WFP được coi là hết sức cấp bách để hỗ trợ khoảng 11 triệu người tị nạn Syria tại Jordan (Gioóc-đa-ni), Thổ Nhĩ Kỳ và Liban (Li-băng). Vấn đề khó khăn nhất của các nhà lãnh đạo EU hiện nay đó là không có một con số thống kê tương đối chính xác về số lượng những người tị nạn sẽ phải tiếp nhận và phân bổ đến các nước thành viên trong tương lai.
Tại hội nghị, CH Czech đã không phản đối việc áp hạn ngạch tiếp nhận người tị nạn cho các quốc gia thành viên EU, bởi nước này không có ý định làm căng thẳng thêm bầu không khí bằng sự phản đối, cho dù đã bỏ phiếu chống hạn ngạch tại cuộc họp của Bộ trưởng Nội vụ EU trước đó.
Hiện Czech tập trung quan tâm vào việc thảo luận các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng di cư, trong đó có việc thực thi các biện pháp nhằm cải thiện việc bảo vệ khu vực tự do đi lại Schengen và nhanh chóng xây dựng các trại tiếp nhận người tị nạn tại các khu vực biên giới của EU.
CH Czech cũng dự định thúc đẩy việc xây dựng một hệ thống thống nhất trong EU về cấp quy chế tị nạn, trợ giúp người tị nạn trực tiếp tại các khu vực mà từ đó họ ra đi cũng như tạo điều kiện mở rộng sự hợp tác trong vấn đề khắc phục cuộc khủng hoảng di cư với các nước thứ ba.
Cần phải nhìn nhận rằng, trước tình hình xung đột diễn ra tại Syria trong suốt bốn năm qua, châu Âu đã không tự chuẩn bị cho mình một chính sách chung để đối phó với các nguy cơ khủng hoảng về tị nạn và nhập cư.
Thực tế những ngày qua đã cho thấy các quy định của Hiệp ước Dublin về người tị nạn đã không còn phù hợp và cần phải được nhanh chóng, điều chỉnh, thay thế bằng một cơ chế phù hợp. Và nếu có, cơ chế mới phải là một cơ chế chia sẻ trách nhiệm ở một quy mô rộng hơn.
Dư luận các đảng phái chính trị trong Nghị viện châu Âu cho rằng đây là cách duy nhất để tránh nguy cơ đổ vỡ của không gian tự do đi lại Schengen, vốn được coi như một biểu tượng của một hình mẫu EU thống nhất. Trong diễn biến liên quan, cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng CH Czech Martin Stropnisky cho biết nước này đã đề nghị hỗ trợ Hungary nhằm bảo đảm việc bảo vệ biên giới khu vực Schengen.
Hiện Praha và Budapest đang thảo luận vấn đề về việc phía CH Czech có thể gửi đến Hungary những loại phương tiện kỹ thuật quân sự cụ thể nào để thực hiện nhiệm vụ đặt ra. Theo số liệu mới nhất, chỉ trong ngày 23/9, số người di cư vào lãnh thổ Hungary đã lên tới mức cao kỷ lục mới với 10.046 người, chủ yếu từ Croatia (Crô-a-ti-a) tràn sang.
Cảnh sát Hungary cho biết người di cư vẫn tiếp tục ùn ùn đổ về các nước vùng Tây Balkan để từ đó tìm cách đến các nước Bắc Âu giàu có.
Ngày 24/9, Thủ tướng Angela Merkel trình bày về cuộc khủng hoảng người tị nạn trước Quốc hội Đức, là nước tiếp nhận nhiều người tị nạn nhất trong số 28 nước thuộc EU. Thủ tướng Merkel cho biết giải pháp cho làn sóng di dân trốn chạy bạo động ở Syria sẽ có được với sự trợ giúp của Mỹ, Nga và các nước Trung Đông.
Nhà lãnh đạo Đức cũng bày tỏ sự hài lòng đối với việc các nhà lãnh đạo châu Âu đồng ý gia tăng tiền cứu trợ dành cho người tị nạn, mặc dù mọi điều kiện cho một giải pháp toàn diện cho vấn đề người tị nạn vẫn chưa có được.
Quang Thanh-Ngọc Mai
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
OECD: Sẽ có 450.000 người di cư được hưởng quy chế tị nạn lâu dài
16:33' - 23/09/2015
Theo OECD, từ đầu năm đến nay có khoảng 700.000 người đệ đơn xin tị nạn tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và con số này vào thời điểm cuối năm sẽ lên đến 1 triệu người.
-
Kinh tế Thế giới
Kế hoạch mới của EU tạo thêm kỳ vọng cho người di cư
15:53' - 23/09/2015
Các Bộ trưởng Nội vụ của Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua kế hoạch tái phân bổ 120.000 người di cư giữa 28 nước thành viên khối, nhằm giảm tải cho các nước tuyến đầu như Hy Lạp, Italy và Hungary.
-
Kinh tế & Xã hội
Vì sao người di cư bỏ qua nước pháp trong hành trình đi tìm miền đất hứa?
15:54' - 22/09/2015
Pháp từng là "miền đất hứa" của những người di cư. Nhưng trong hành trình gian khổ tới châu Âu để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn, những người di cư lại đang bỏ qua nước Pháp.
-
Kinh tế & Xã hội
Đức nối lại kiểm soát người di cư ở biên giới với Áo
15:24' - 14/09/2015
Kể từ 17h30 ngày 13/9 (giờ Trung Âu), Đức đã chính thức nối lại hoạt động kiểm soát ở biên giới với Áo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.