Đa dạng hóa: Giải pháp cho chuỗi cung ứng thực phẩm của Indonesia
Trong bối cảnh đó, đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cần các giải pháp của từng địa phương, có tính đến sự đa dạng tiềm năng của hệ thống thực phẩm.
Thiếu tính đa dạngCác nhà hoạch định chính sách phải áp dụng các chuỗi giá trị dựa trên cụm vào thực tiễn, hỗ trợ các sáng kiến thúc đẩy khả năng phục hồi của hệ thống thực phẩm, hài hòa các vấn đề hệ thống thực phẩm từ nông nghiệp đến y tế, đồng thời thúc đẩy chế độ ăn uống đa dạng hơn tới người dân.Kể từ khi Indonesia xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm COVID-19, tại các tỉnh, thành phố đã xảy ra những đợt đổ xô đi mua lương thực, thực phẩm hoảng loạn. Sự hoảng loạn như vậy có khả năng đóng góp thêm vào nguồn thực phẩm ô nhiễm. Trong khi đó, các hạn chế xã hội quy mô lớn (PSBB) đã buộc các doanh nghiệp buộc phải cung cấp các kênh phân phối và cung cấp thực phẩm theo cụm địa lý nhiều hơn.Đối với một số người, đại dịch kích thích nhiều nền tảng kỹ thuật số cho phép các giao dịch có ít liên hệ hơn giữa những người liên quan. Tuy nhiên, nhiều bên liên quan trong các hệ thống thực phẩm của Indonesia, đặc biệt là các nhà sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ, vẫn chưa được chuẩn bị cho những biến đổi như vậy. Đánh giá nhanh được thực hiện bởi hai công ty nghiên cứu EntreVA và AGRILogics cho thấy hầu hết các bên liên quan trong chuỗi thực phẩm đều nhận thức được sự gián đoạn nhưng rất ít người sẵn sàng điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của họ.Hệ thống thực phẩm của Indonesia bao gồm nhiều đường chồng chéo và khác biệt. Trước đây, chế độ ăn ở một vùng có thể rất khác với vùng khác, tùy thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và văn hóa ẩm thực địa phương khác nhau. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ, chính sách nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm chỉ tập trung vào một số loại thực vật và động vật.Do đó, hầu hết các tài nguyên canh tác chỉ được sử dụng cho các mặt hàng này. Loại sản xuất thực phẩm dựa trên độc canh thâm canh này có thể đã sản xuất nhiều cây trồng chủ lực hơn, nhưng nó cũng đã phá hủy đa dạng sinh học. Điều này dẫn người dân Indonesia đến sự chuyển đổi chế độ ăn uống từ thực phẩm địa phương, sang thực phẩm đồng nhất.Khi mọi người không còn tiêu thụ thực phẩm địa phương và phụ thuộc nhiều vào thực phẩm nhập khẩu, hệ thống thực phẩm của các nhà kinh doanh sẽ không đủ khả năng phục hồi các cú sốc. Đại dịch đã khiến Indonesia nhận thức được sự mong manh của hệ thống cung ứng thực phẩm của mình, với sự phụ thuộc quốc gia vào một mặt hàng chủ lực và các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu khác. Người dân Jakarta chắc hẳn còn nhớ cuộc chay đua để tranh giành 130.000 tấn đường nhập khẩu từ Ấn Độ vào tháng 3/2020. Ở tỉnh Papua, việc phong tỏa khu vực khiến chính quyền địa phương lo lắng, điều gì sẽ xảy ra khi sản xuất lúa gạo quốc gia không đủ?Trong khi các loại thực phẩm chủ yếu truyền thống ở Papua là cao lương và củ, thì hiện nay 75% người Papua phụ thuộc vào gạo. Tuy nhiên, có rất ít hoạt động sản xuất lúa gạo ở Papua, nơi phần lớn đất đai không phù hợp để trồng lúa.
Để giải quyết vấn đề an ninh lương thực và dinh dưỡng, Indonesia có xu hướng sử dụng phương pháp chủ yếu là tự mình khắc phục. Song, cách tiếp cận như vậy làm mất kết nối nguồn dinh dưỡng, bởi toàn bộ hệ thống thực phẩm, trong đó nông nghiệp và sức khỏe được liên kết với nhau.Các chương trình bổ sung đã được thực hiện trong nhiều năm, nhưng những chương trình này không thể giải quyết được vấn đề suy dinh dưỡng của đất nước.
Công tác hậu cần (logistics) trong phân phối thực phẩm đến các nơi khác nhau trong quần đảo cũng là những trở ngại thường xuyên cho chiến lược này. Trong khi đó, phong tỏa khu vực, với tình trạng quốc gia thiếu gạo phải nhập khẩu, làm cho chiến lược này thậm chí không còn phù hợp trong đại dịch.Chiến lược ưu tiênĐại dịch COVID-19 đang buộc Indonesia phải hướng nội và tìm kiếm các giải pháp của các địa phương cho vấn đề an ninh lương thực. Sự đa dạng lớn của các hệ thống thực phẩm Indonesia đã bị gạt ra ngoài lề trong các chiến lược an ninh lương thực quốc gia. Chính phủ cần chịu trách nhiệm tìm ra các giải pháp đối với các hệ thống thực phẩm bền vững, thúc đẩy khả năng phục hồi và tôn trọng sự đa dạng của văn hóa và môi trường thực phẩm. Điều này có nghĩa là các chính sách quốc gia để đảm bảo an ninh lương thực ở Indonesia không nên được đồng nhất hóa giữa các khu vực. Thay vào đó, Indonesia nên xem xét tài nguyên thiên nhiên địa phương, sự phù hợp nông nghiệp và văn hóa. Chính phủ nên ưu tiên các chiến lược sau đây để đối phó với sự gián đoạn hệ thống thực phẩm:Thứ nhất, Indonesia cần ưu tiên cách tiếp cận dựa trên cụm trong việc quản lý chuỗi cung ứng trong thời gian đại dịch và cả khi không có đại dịch. Chuỗi cung ứng dựa trên cụm ưu tiên cung và cầu trong phạm vi địa lý và chia sẻ tài nguyên trong các cụm, có thể kích thích nông dân trồng các loài bản địa để tiêu thụ tại địa phương và tiếp thị thặng dư cho các thị trường lân cận thông qua sự hợp tác giữa các cụm. Chuỗi cung ứng dựa trên cụm là một cách tiếp cận phù hợp cho một quốc gia quần đảo như Indonesia, nơi chế độ ăn uống truyền thống rất đa dạng ở các địa điểm khác nhau. Thứ hai, thúc đẩy hợp tác với tất cả các bên liên quan đến thực phẩm, để xác định và kích thích hơn nữa các sáng kiến địa phương nhằm hỗ trợ khả năng phục hồi thực phẩm trong và sau đại dịch COVID-19. Nhiều nông dân và ngư dân quy mô nhỏ chưa sẵn sàng thay đổi tập quán kinh doanh của họ. Họ cần được hỗ trợ để tổng hợp nhu cầu, cung cấp và xử lý dữ liệu cung-cầu để ứng phó linh hoạt với đại dịch bằng cách dịch chuyển hàng hóa khi thị trường cần.Một số ví dụ về các sáng kiến như vậy đã được lan truyền khắp đất nước. Cụ thể, ở Garut, Tây Java, cộng đồng nông nghiệp Ath-Thariq phát triển các sản phẩm thực phẩm địa phương, đào tạo thanh niên địa phương và tiếp thị các sản phẩm trên toàn tỉnh. Các cộng đồng nông nghiệp Krayan ở Bắc Kalimantan trồng các loại cây và rau bản địa, ưu tiên cung cấp nhu cầu địa phương trước khi tiếp thị ra bên ngoài tỉnh. Sáng kiến 1000kebun.org kích thích những người thường xuyên làm nông nghiệp, nhằm tạo ra khả năng tiếp cận tốt hơn với thực phẩm lành mạnh từ chính môi trường của chúng ta. OkeJeck ở Papua giúp tiếp thị các loại rau và trái cây được trồng bởi những phụ nữ nông dân sống trong các khu vực có rừng sử dụng các nền tảng trực tuyến. Thứ ba, Indonesia cần từng bước quá trình hài hòa của hệ thống thực phẩm, từ các vấn đề liên quan đến sản xuất thực phẩm đến sức khỏe và dinh dưỡng. Các cơ quan chính phủ giải quyết các vấn đề này cần được tổ chức với sự cộng tác tốt hơn và xem các vấn đề thực phẩm là một phần của hệ thống liên kết với nhau.Thứ tư, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nhà dinh dưỡng, nhà nông nghiệp, xã hội dân sự và các bên liên quan phi chính phủ tham gia chiến dịch cho chế độ ăn uống đa dạng hơn. Cắt giảm tiêu thụ gạo và đường đã được các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe khuyên dùng từ lâu trước khi xảy ra đại dịch. Tăng tiêu thụ thực phẩm chủ yếu không phải là gạo như cao lương và củ cùng các loại rau địa phương không được sử dụng đúng mức như dương xỉ, moringa, lá nhung và các loại cá nhỏ bị đánh giá thấp cho sức khỏe của con người và hành tinh. Những thực hành này thậm chí còn quan trọng hơn trong đại dịch.Các chuyên gia phân tích về kinh tế cho biết đại dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới trong nhiều năm tới. Do vậy, Chính phủ Indonesia cần khai thác động lực trong chuỗi giá trị thực phẩm để hướng tới giá trị cốt lõi của hệ thống lương thực, thực phẩm quốc gia trong thời gian tới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia đặt mục tiêu khống chế dịch COVID-19 trong tháng 5 và 6
21:02' - 06/05/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đặt mục tiêu “san phẳng” đường cong biểu đồ dịch COVID-19 trong tháng 5 này và khống chế các ca nhiễm mới trong tháng 6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia sẽ đầu tư 5,3 tỷ USD vào 6 dự án đường cao tốc
07:03' - 05/05/2020
Nhằm phục hồi kinh tế sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, Chính phủ Indonesia sẽ đầu tư 80.500 tỷ rupiah (5,3 tỷ USD) để triển khai sáu dự án đường bộ cao tốc thu phí trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Giải pháp cho thị trường việc làm Indonesia giai đoạn hậu COVID-19
06:00' - 05/05/2020
Khó khăn mà Indonesia sẽ gặp phải sau khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 được kiểm soát là nguy cơ hàng triệu người dân có thể mất việc làm sau đại dịch này.
-
Chuyển động DN
Indonesia sẽ miễn tiền điện 6 tháng cho các doanh nghiệp nhỏ
06:00' - 03/05/2020
Theo các nhà phân tích, việc miễn giảm tiền điện có thể gây gánh nặng cho PLN trong bối cảnh công ty này đang phải đối mặt với các vấn đề tài chính do mở rộng đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.