Đa dạng hóa nền kinh tế - Thách thức đối với Tổng thống Nga Putin
Thách thức thật sự trong tương lai đối với Tổng thống Nga Putin là phải đa dạng hóa được nền kinh tế, ngoài lợi nhuận từ năng lượng chủ yếu thu được nhờ xuất khẩu. Điều này có nghĩa là Nga cần xuất khẩu những mặt hàng khác, hoặc thay thế xuất khẩu năng lượng bằng hàng hóa xuất khẩu của mỗi vùng.
Ông Putin đã dần dần từng bước xây dựng hình ảnh một nhà lãnh đạo cứng rắn, là người phù hợp nhất để tái thiết cường quốc này sau sự sụp đổ của Liên bang Xôviết. Tổng thống Putin tuyên bố trong nhiệm kỳ này, ông sẽ tập trung vào các vấn đề đối nội và cải thiện nền kinh tế Nga để đem đến “sự sung túc cho tất cả mọi gia đình”, song không hề đề cập tới việc điều chỉnh mối quan hệ căng thẳng với phương Tây.
Kết quả 76,7% trong cuộc bầu cử tổng thống, và cũng là kết quả cao nhất từ 18 năm qua, càng khẳng định vị trí mạnh mẽ của ông Putin, người đã vực nước Nga thành cường quốc hàng đầu trên trường quốc tế, bất chấp căng thẳng nảy sinh với phương Tây sau nhiều sự kiện: sáp nhập bán đảo Crimée (2014), can thiệp vào miền Đông Ukraina, yểm trợ cho chế độ Bachar Al Assad trong cuộc chiến Syria (2015), nghi án can thiệp vào bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
Trong bài diễn văn hùng hồn, sống động với hình ảnh minh họa, đọc trước Quốc hội lưỡng viện vào tháng 3/2018, Tổng thống Putin còn khiến thế giới phải tập trung chú ý đến kho vũ khí, trang thiết bị quân sự tối tân của quân đội Nga.
Chính chiến lược này đã giúp Tổng thống Nga trở thành nhân vật đối trọng trên bàn cờ địa chính trị quốc tế và người dân Nga sống lại niềm tự hào dân tộc. Sau bốn năm phục hồi “nước Nga vĩ đại” trên trường quốc tế, Tổng thống Putin đặt mục tiêu chấn hưng kinh tế trong nhiệm kỳ này.
Đây cũng là mục tiêu từng được ông nhấn mạnh trong bài diễn văn trước Quốc hội, theo nhận định với RFI ngày 8/5 của chuyên gia Florent Parmentier, giảng dạy tại Đại học Sciences Po: “Ông V. Putin hiện phải đối mặt với một thách thức mới, về bản chất có lẽ ít tính chính trị hơn, và thực sự mang tính kinh tế.
Trong bài diễn văn trước Quốc hội lưỡng viện hồi tháng 3/2018, chúng ta thấy ông Putin nhấn mạnh đến các loại vũ khí mà ông muốn giới thiệu. Nhưng phần lớn bài phát biểu, trên thực tế, nhấn mạnh đến mong muốn thực hiện một số dự án hiện đại hóa nền kinh tế, các vấn đề liên quan đến nạn tham nhũng, ý định phát triển một chương trình kỹ thuật số, cũng như nhu cầu tất yếu trong việc đa dạng nền kinh tế Nga.
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Vladimir Putin muốn tìm kiếm những người thân tín mà ông có thể dựa vào để triển khai chính sách của mình. Điều này cũng giải thích nhu cầu cần đến những người biết rõ bộ máy hành chính. Vì vậy, cựu Thủ tướng Dmitri Medvedev trở thành nhân vật không thể thiếu được trong tình hình hiện nay của Nga.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng chủ trương chú trọng chính sách kinh tế của Tổng thống Putin phụ thuộc vào khả năng ông bổ nhiệm nhà kinh tế có tư tưởng tự do Aleksei L. Kudrin, cựu Bộ trưởng Tài chính, vào vị trí cố vấn kinh tế.
Những người có tư tưởng cứng rắn ở điện Kremlin phản đối Kudrin vì ông này là một trong số những nhân vật ủng hộ việc hòa giải mối quan hệ giữa Nga với phương Tây cũng như những nỗ lực thúc đẩy thương mại. Ông Kudrin cũng là người kêu gọi tăng thuế và tăng tuổi nghỉ hưu để tăng nguồn thu ngân sách.
Trong vòng 6 năm tới, tân Thủ tướng Dmitri Medvedev sẽ là người thi hành sắc lệnh “giảm nghèo, cải thiện chất lượng sống, thịnh vượng, an ninh”, kể cả “tăng tuổi thọ lên 78 tuổi vào năm 2024, thay vì 72 tuổi như hiện nay”.
Đây là một số mục tiêu trọng tâm trong chính sách mới, được tân Tổng thống Nga ban hành ngay sau khi nhậm chức. Có lẽ vì vậy, Tổng thống Putin tuyên bố giảm ngân sách quốc phòng Nga trong năm 2018 và 2019 và khẳng định “không chạy đua vũ trang”.
Như để chứng minh tinh hoa của nền công nghiệp Nga, lần đầu tiên, ông Putin đến lễ nhậm chức bằng xe limousine “Aurus” do Viện Nghiên cứu Khoa học và Xe hơi Trung ương Nga sản xuất. Chiếc xe sơn đen dài hơn 6 m, được bán với giá tương đương một chiếc Bentley hay Rolls-Royce.
Theo AFP, quyết định sử dụng xe hơi do Nga sản xuất còn hàm ý nhắc lại truyền thống thời Xô Viết, khi các nhà lãnh đạo chỉ sử dụng phương tiện do CHLB Xô Viết sản xuất: xe limousine ZIL dành cho các nguyên thủ, còn cấp dưới thường dùng xe Chaika (Hải âu)./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga V.Putin kêu gọi cảnh giác trước những nguy cơ đe dọa hòa bình
18:47' - 09/05/2018
Tổng thống Nga Putin cảnh báo một số thế lực đang tìm cách xuyên tạc lịch sử, xóa bỏ chiến công của nhân dân Liên Xô cứu châu Âu và thế giới khỏi thảm họa phát xít.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Putin ký sắc lệnh phát triển nước Nga đến năm 2024
08:04' - 08/05/2018
Ngày 7/5, ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh "Về những mục tiêu quốc gia và nhiệm vụ chiến lược phát triển nước Nga trong giai đoạn đến năm 2024".
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga Putin đề cử ông D.Medvedev vào chức Thủ tướng nhiệm kỳ mới
19:56' - 07/05/2018
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 7/5 đã đề cử ông Dmitry Medvedev làm Thủ tướng nước này trong nhiệm kỳ mới.
-
DN cần biết
Nga: Giới doanh nghiệp kỳ vọng vào các kế hoạch cải cách của Tổng thống Putin
18:37' - 07/05/2018
Giới doanh nghiệp Nga đang trông đợi vào các cải cách sâu rộng và ấp ủ nhiều đề xuất với chính phủ mới, khi ông Vladimir Putin nhậm chức Tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ tư vào hôm nay 7/5.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Vladimir Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống LB Nga nhiệm kỳ thứ 4
16:52' - 07/05/2018
Vào lúc 12h00 ngày 7/5 (theo giờ Moskva, tức 16h theo giờ Việt Nam), Tổng thống đắc cử Vladimir Putin đã chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Liên bang Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Nỗ lực giảm phụ thuộc vào đồng USD của BRICS gặp khó
17:54' - 07/07/2025
Tham vọng của khối các nền kinh tế mới nổi BRICS về việc xây dựng một hệ thống thanh toán xuyên biên giới độc lập, vốn được ấp ủ suốt một thập kỷ, một lần nữa lại chưa có những bước tiến đột phá.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ trước giờ G: Lựa chọn nào cho các đối tác?
16:00' - 07/07/2025
Ông Trump sẽ bắt đầu gửi thư thông báo mức thuế quan và thỏa thuận thương mại tới các quốc gia khác vào 12h trưa 7/7 (tức 23h cùng ngày theo giờ Việt Nam).
-
Kinh tế Thế giới
UAE bác tin cấp thị thực vàng cho nhà đầu tư tiền kỹ thuật số
13:28' - 07/07/2025
UAE vừa ra tuyên bố chung bác bỏ thông tin lan truyền trên không gian mạng về việc cấp thị thực vàng cho các nhà đầu tư tiền kỹ thuật số.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đề nghị Mỹ miễn phí nhập cảng đối với tàu chở ô tô
12:26' - 07/07/2025
Hàn Quốc đã gửi văn bản cho Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ về phí nhập cảng với tàu chở ô tô được đóng tại nước ngoài, nhằm ngăn chặn sự thống trị của ngành đóng tàu và vận tải biển Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo các nước BRICS kêu gọi cải cách các thể chế toàn cầu
12:12' - 07/07/2025
Tuyên bố chung cảnh báo việc tăng thuế quan sẽ đe dọa đến thương mại toàn cầu, ám chỉ các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D. Trump công kích đảng mới của tỷ phú Elon Musk
12:11' - 07/07/2025
Ngày 6/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích việc đồng minh cũ của mình là ông Elon Musk đứng ra thành lập một đảng chính trị mới.