Đà Nẵng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Kazakhstan đầu tư
Tiếp Đại sứ, Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh đã giới thiệu sơ bộ về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của thành phố, trong đó, nhấn mạnh, Đà Nẵng được xác định là hạt nhân tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Thành phố có 4 khu công nghiệp đang thu hút đầu tư gồm: Khu Công nghệ cao, Khu Công nghệ Thông tin tập trung, Khu Công nghiệp Liên Chiểu, Khu Công nghiệp Hòa Khánh.
Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của thành phố là thủy sản, dệt may, cơ khí, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ… công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là công nghiệp công nghệ thông tin đang được thành phố tập trung phát triển trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực.
Thành phố đang hướng đến cơ cấu kinh tế “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp”; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế. Đà Nẵng thiết lập quan hệ hợp tác với 47 địa phương của 22 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thành phố vinh dự được nhận nhiều giải thưởng như: Thành phố thông minh Việt Nam; thành phố đứng vị trí thứ nhất về chỉ số chuyển đổi số; thành phố thông minh Seoul trong lĩnh vực “Human Centricity” - phục vụ người dân… Trao đổi tại buổi tiếp, Ngài Kanat Tumysh, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Kazakhstan tại Việt Nam cho biết, thời gian qua, mối quan hệ giữa Việt Nam và Kazakhstan rất tốt đẹp. Tuy nhiên quan hệ hợp tác giữa Đà Nẵng và Kazakhstan còn hạn chế, chỉ mới dừng lại ở cấp trao đổi đoàn, tổ chức một vài sự kiện ngoại giao văn hóa.Tháng 8 vừa qua, nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Ngài Zhumangarin Serik Makashevich, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Thương mại và Hội nhập Kazakhstan, hai nước Việt Nam và Kazakhstan đã ký kết Kế hoạch hành động chung, trong đó có nội dung “Xem xét khả năng ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa thành phố Aktau (Kazakhstan) và thành phố Đà Nẵng (Việt Nam)” trong giai đoạn 2023-2025.
Ngài Kanat Tumysh mong muốn, thời gian tới, mối quan hệ giữa hai quốc gia được thắt chặt với việc hai bên có những kế hoạch hợp tác về giao thông vận tải đường sắt. Đặc biệt là mô hình vận tải đường sắt để thúc đẩy vận chuyển hàng hóa giữa Kazakhstan, các nước ở châu Âu đến Việt Nam và ngược lại sớm được hình thành, rút ngắn khoảng thời gian vận chuyển chỉ còn khoảng 15 ngày. Cùng với con đường vận tải trên biển, Việt Nam sẽ trở thành cầu nối để kết nối các nước ASEAN với Kazakhstan và châu Âu. Ngài Kanat Tumysh nhấn mạnh đề xuất và kết nối các mối quan hệ giữa Kazakhstan và Đà Nẵng với những dự án tiềm năng về xây dựng, công nghệ cao, nhà ở xã hội, phát triển du lịch... Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh ủng hộ và cam kết tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp Kazakhstan khi đến đầu tư tại thành phố và mong rằng Đại sứ sẽ là cầu nối cho các doanh nghiệp Kazakhstan đến tìm hiểu đầu tư tại Đà Nẵng.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An - nỗ lực của tốp 10 địa phương thu hút FDI lớn nhất cả nước
17:55' - 15/12/2023
Năm 2023, Nghệ An tiếp tục nằm trong tốp 10 địa phương thu hút FDI lớn nhất cả nước cho dù xa các cực tăng trưởng lớn của đất nước, hạ tầng chưa đồng bộ...
-
Doanh nghiệp
Romania thu hút các doanh nghiệp công nghệ lớn
08:51' - 14/12/2023
Ngoài hợp tác về các dịch vụ đám mây, Thủ tướng Romania cho biết thêm nước này rất quan tâm đến việc xác định và phát triển các dự án an ninh mạng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến tạo lợi thế mới thu hút nhà đầu tư đến Tp. Hồ Chí Minh
17:24' - 12/12/2023
Để Nghị quyết 98/2023/QH15 trở nên khả thi và thiết thực hơn, Tp. Hồ Chí Minh cần chuẩn bị các phương án cụ thể về cách triển khai, tài chính, kế hoạch về quỹ đất,...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.